Tag
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Bảo đảm quy hoạch, phát triển đô thị bền vững

Đô thị 27/12/2023 19:39
aa
TTTĐ - Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) với nhiều quy định đột phá sẽ khuyến khích người dân cùng tham gia vào công tác bảo tồn, chỉnh trang, tái thiết đô thị tại khu vực nội đô lịch sử và các khu vực khác của Thủ đô.
Quy hoạch đô thị ven sông Hồng, sông Đuống trở thành điểm đột phá Hà Nội sẽ có đề án riêng phát triển đường sắt đô thị Bước chuyển mình của giao thông công cộng Thủ đô

Phân quyền điều chỉnh quy hoạch cho Hà Nội

Qua gần 10 năm thi hành, việc thực hiện một số mục tiêu, giải pháp, quy định đề ra trong Luật Thủ đô năm 2012 còn nhiều tồn tại, hạn chế, thiếu quy định trong một số lĩnh vực, đặc biệt là công tác lập, quản lý, triển khai thực hiện quy hoạch chung, quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành, nhất là trong quy hoạch quản lý không gian, không gian ngầm, công trình kiến trúc cổ, bảo tồn, phát triển văn hóa và quy hoạch xây dựng nhà ở, khu đô thị. Vấn đề này đòi hỏi cần phải có các giải pháp được quy định trong Luật Thủ đô (sửa đổi).

Bảo đảm quy hoạch, phát triển đô thị bền vững

Các quy định liên quan đến vấn đề Quy hoạch và bảo đảm thực hiện quy hoạch được quy định tại một số điều của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), tập trung ở Điều 19 và Điều 20. Bên cạnh một số quy định kế thừa từ Luật Thủ đô năm 2012, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) có một số nội dung được sửa đổi và bổ sung mới với những mục tiêu có tính đặc thù.

Cụ thể, tại Khoản 3, Điều 19 của dự thảo Luật quy định phân quyền điều chỉnh quy hoạch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng cho TP Hà Nội. Đây là một quy định mới nhằm tạo điều kiện chủ động cho UBND thành phố Hà Nội được điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật của thành phố đã được Bộ Xây dựng thẩm định và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Để bảo đảm việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch không làm phá vỡ quy hoạch chung do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, quy định tại khoản 3 Điều 19 đã quy định UBND thành phố Hà Nội quy định trình tự, thủ tục điều chỉnh cục bộ quy hoạch trên cơ sở trình tự, thủ tục Thủ tướng Chính phủ quy định. UBND thành phố Hà Nội phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện việc điều chỉnh cục bộ.

Tái thiết đô thị gắn với bảo tồn giá trị văn hóa

Cùng với việc phân quyền điều chỉnh quy hoạch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng cho TP Hà Nội, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) với nhiều quy định được xem là sẽ tạo đột phá trong quá trình cải tạo, tái thiết và chỉnh trang đô thị.

Cụ thể, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22 dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), các quy định về cải tạo, chỉnh trang được kế thừa từ quy định của Điều 8, 9 và 10 Luật Thủ đô năm 2012 và chủ trương của Nghị quyết số 15-NQ/TW, đó là cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị gắn với bảo tồn, phát huy giá trị và khai thác hiệu quả, bền vững các công trình, không gian lịch sử văn hóa tại khu vực nội đô lịch sử.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ tạo đột phá trong quá trình cải tạo, tái thiết và chỉnh trang đô thị
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ tạo đột phá trong quá trình cải tạo, tái thiết và chỉnh trang đô thị

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã quy định cụ thể yêu cầu của Nghị quyết số 15-NQ/TW. Đặc biệt, quy định tại các Điều 19, Điều 20 và Điều 21 quy định rõ các công việc về cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị như trong công tác quy hoạch phải chú ý tới các yếu tố về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá, xây dựng không gian công cộng, phát huy các hình thái kiến trúc của những khu vực, công trình có giá trị văn hóa, lịch sử; phát triển không gian xanh, không gian ngầm.

Ngoài ra, quy định tại Điều 22 của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định những nội dung đặc thù cho công tác cải tạo, chỉnh trang và tái thiết đô thị, bao gồm: Hỗ trợ cá nhân, tổ chức cải tạo, bảo tồn biệt thự cũ, công trình kiến trúc có giá trị, nhà ở cũ tại phố cổ, phố cũ theo quy chế quản lý kiến trúc và thiết kế đô thị; hỗ trợ kiểm định chất lượng công trình tạo điều kiện để khuyến khích người dân cùng tham gia vào công tác bảo tồn, chỉnh trang, tái thiết đô thị tại khu vực nội đô lịch sử và các khu vực khác của Thủ đô.

Theo Tiến sĩ, kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, quy định này là đột phá so với các quy định pháp luật hiện hành nhằm đáp ứng các đòi hỏi từ thực tiễn. Đồng thời, khuyến khích người dân cùng tham gia bảo tồn, chỉnh trang, tái thiết đô thị tại khu vực nội đô lịch sử và các khu vực khác của Thủ đô.

Để có thể khai thác “không gian lịch sử văn hóa tại khu vực nội đô lịch sử theo quy định” theo yêu cầu của Nghị quyết số 15-NQ/TW, Điều 22 đã đưa ra giải pháp về xây dựng “Danh mục ô phố, tuyến phố đặc trưng, có giá trị văn hóa, lịch sử để phục hồi, bảo tồn, phát huy giá trị” và kết hợp với các giải pháp liên quan đến Quỹ Bảo tồn khu vực nội đô lịch sử của Thủ đô nhằm bảo vệ di sản không gian đô thị đặc thù của Thủ đô là phố cổ, phố cũ.

Những quy định sửa đổi tại Điều 22 cũng nhằm kết hợp giữa bảo tồn di sản văn hoá với công tác cải thiện đời sống dân sinh, nơi ở của người dân sống tại các biệt thự cũ, nhà cổ.

Bên cạnh đó, Điều 22 dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cũng có quy định mới về Quỹ Bảo tồn khu vực nội đô lịch sử của Thủ đô là một giải pháp về tài chính nhằm thu hút nguồn vốn ở khu vực tư nhân đầu tư đóng góp và đầu tư cho các hoạt động bảo tồn, sửa chữa, cải tạo, chỉnh trang những công trình kiến trúc ở khu vực nội đô lịch sử nói riêng và công trình kiến trúc khác có giá trị về văn hoá, lịch sử.

Mô hình Quỹ Bảo tồn khu vực nội đô lịch sử là quỹ tài chính ngoài ngân sách, Nhà nước chỉ hỗ trợ việc hình thành vốn điều lệ và bảo đảm hoạt động ổn định ban đầu của quỹ. Hoạt động của Quỹ sẽ làm giảm gánh nặng về đầu tư của ngân sách thành phố cho công tác cải tạo, chỉnh trang và tái thiết khu vực nội đô lịch sử.

Đọc thêm

Hà Nội: Chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện 2 dự án Đô thị

Hà Nội: Chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện 2 dự án

TTTĐ - Ngày 4/10, HĐND TP Hà Nội khóa XVI đã phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện dự án: Mở rộng, cải tạo xây dựng Trường Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân I tại xã Thủy Xuân Tiên (huyện Chương Mỹ) và Khu bảo tồn thuộc khu vực IV Khu du lịch - Văn hóa Sóc Sơn tại xã Phù Linh (huyện Sóc Sơn).
Chính thức thông xe 2 dự án giao thông tại quận Tây Hồ Đô thị

Chính thức thông xe 2 dự án giao thông tại quận Tây Hồ

TTTĐ - Chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), sáng 4/10, UBND thành phố Hà Nội tổ chức lễ gắn biển công trình và thông xe dự án xây dựng cầu vượt tại nút giao An Dương - đường Thanh Niên và dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu, quận Tây Hồ.
Hà Nội yêu cầu công khai thông tin lấp 6.500m2 hồ Đống Đa Đô thị

Hà Nội yêu cầu công khai thông tin lấp 6.500m2 hồ Đống Đa

TTTĐ - Chánh Văn phòng UBND quận Đống Đa Nguyễn Trọng Hải cho biết, dự án cải tạo đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan đô thị hồ Đống Đa được thực hiện theo đúng quy định, chủ trương của TP.
Tổng rà soát các "điểm đen", "điểm tiềm ẩn" tai nạn giao thông Đô thị

Tổng rà soát các "điểm đen", "điểm tiềm ẩn" tai nạn giao thông

TTTĐ - Các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội sẽ tăng cường kiểm tra, rà soát hệ thống kết cấu hạ tầng, tổ chức giao thông trên hệ thống đường bộ; tổng rà soát các “điểm đen”, "điểm tiềm ẩn" tai nạn giao thông và các bất hợp lý trong tổ chức giao thông trên địa bàn thành phố để đề ra phương án, kế hoạch, lộ trình giải quyết.
Đông Triều là thành phố thứ 5 của tỉnh Quảng Ninh Đô thị

Đông Triều là thành phố thứ 5 của tỉnh Quảng Ninh

TTTĐ - Sau cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tỉnh Quảng Ninh chính thức có thành phố thứ 5 là Đông Triều cùng với các thành phố như Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả, Móng Cái.
Bình Dương thúc đẩy đổi mới khoa học công nghệ sáng tạo Đô thị

Bình Dương thúc đẩy đổi mới khoa học công nghệ sáng tạo

TTTĐ - Quy hoạch tỉnh Bình Dương, mục tiêu đến năm 2030 sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, là một trong những trung tâm phát triển năng động và toàn diện của khu vực Đông Nam Á, dẫn đầu về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, tạo động lực để đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới.
Thẻ vé ảo: Tiện ích cho hệ thống vận tải hành khách công cộng Thanh niên Thủ đô với văn hoá giao thông

Thẻ vé ảo: Tiện ích cho hệ thống vận tải hành khách công cộng

TTTĐ - Sau gần 6 tháng triển khai hình thức vé ảo (thẻ phi vật lý) cho hệ thống xe buýt, đến nay, đã có 48.221 vé xe buýt phi vật lý được đăng ký, chiếm 47% số thẻ vé tháng. Việc sử dụng thẻ ảo giúp tiết kiệm chi phí phát hành thẻ vật lý, khách hàng không tốn thời gian và chi phí đi lại để nhận và dán tem trên thẻ vé tháng.
Hà Nội triển khai thẻ ảo offline xe buýt trên toàn thành phố Đô thị

Hà Nội triển khai thẻ ảo offline xe buýt trên toàn thành phố

TTTĐ - Từ ngày 20/9, Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông thành phố Hà Nội triển khai thẻ vé tháng ảo offline (thẻ phi vật lý) cho hệ thống vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thủ đô.
Thị xã Kinh Môn (Hải Dương) được công nhận là đô thị loại III Đô thị

Thị xã Kinh Môn (Hải Dương) được công nhận là đô thị loại III

TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Xây dựng công nhận thị xã Kinh Môn (Hải Dương)​ là đô thị loại III​​ (phạm vi gồm toàn bộ ranh giới thị xã Kinh Môn, diện tích khoảng 165,34 km2​). Trong đó khu vực nội thị bao gồm 14 phường hiện hữu và xã Hoành Sơn (dự kiến sáp nhập vào phường Duy Tân).
EVN huy động nhân lực phục hồi lưới điện tại Quảng Ninh Đô thị

EVN huy động nhân lực phục hồi lưới điện tại Quảng Ninh

TTTĐ - Để nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai, khẩn trương khôi phục cung cấp điện cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão lũ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã huy động gần 500 cán bộ, thợ điện từ các Tổng công ty để hỗ trợ khôi phục lưới điện tại tỉnh Quảng Ninh.
Xem thêm