Tag

Bảo đảm quyền con người trong thời hội nhập

Tin tức 04/11/2020 18:00
aa
TTTĐ - Văn kiện Đại hội XII của Đảng xác định: Thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013; gắn quyền với trách nhiệm, nghĩa vụ, đề cao đạo đức xã hội. Đảng, Nhà nước có cơ chế, chính sách bảo vệ và bảo đảm thực hiện tốt quyền con người, quyền công dân, theo phương hướng: Coi trọng chăm lo hạnh phúc và sự phát triển toàn diện của con người, bảo vệ và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của con người, tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà nước ta ký kết.
Australia hỗ trợ đào tạo sau đại học Pháp luật về Quyền con người tại Việt Nam Hội thảo thực hiện nghĩa vụ báo cáo theo Công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên Thế giới đánh giá cao Việt Nam thúc đẩy quyền con người
công tác bảo đảm quyền con người ở nước ta đã đạt được những thành tựu rất quan trọng
Công tác bảo đảm quyền con người ở nước ta đã đạt được những thành tựu rất quan trọng

Ở Việt Nam, bên cạnh thuật ngữ “quyền con người”, còn có thuật ngữ “nhân quyền”. Cả hai thuật ngữ này đều bắt nguồn từ khái niệm “human rights” trong tiếng Anh. Vì vậy, nếu cho rằng, chỉ xã hội tư bản mới có nhân quyền còn xã hội xã hội chủ nghĩa chỉ có quyền con người - là không xác đáng.

Cho đến nay ở nước ta nhược điểm chung của các định nghĩa về quyền con người là chưa chỉ ra tính thống nhất trong thuộc tính tự nhiên - xã hội của quyền của con người, và vai trò xã hội - cần phải được chỉ ra của công tác bảo đảm quyền con người. Cần lưu ý là trong định nghĩa về quyền con người không nên dừng ở việc xác định nhân phẩm chung chung, bởi thực tế pháp luật định vị cả nhu cầu, lợi ích và năng lực vốn có ở con người, để thông qua đó, dù là những cá nhân hay nhóm người yếu thế, với năng lực hạn chế, cũng luôn được bảo đảm quyền của mình một cách phù hợp thông qua pháp luật; việc bảo đảm nhân phẩm, nhu cầu, lợi ích và cả năng lực vốn có của mỗi người và mỗi tập thể không tách rời việc bảo đảm quyền của dân tộc Việt Nam.

Vì thế, một định nghĩa phù hợp với Việt Nam có thể là: Quyền con người là phẩm giá, nhu cầu, lợi ích và năng lực vốn có ở con người, được pháp luật công nhận nhằm thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ, (bảo đảm) thực hiện và thúc đẩy quyền sống, tự do, hạnh phúc của con người và dân tộc Việt Nam.

Mặc dù có những tương đồng nhất định về tính chất, đối tượng và phạm vi điều chỉnh, quyền con người và quyền công dân vẫn sẽ phát triển theo hai “kênh” khác nhau, mà sẽ không bao giờ hoàn toàn hòa nhập với nhau, khi xã hội loài người vẫn còn nhà nước và pháp luật. Thực tế này đòi hỏi cần tiếp tục xây dựng và củng cố các thể chế hợp tác, để cùng thúc đẩy và bảo đảm cả quyền con người và cả quyền công dân trên mọi cấp độ: Cơ sở, địa phương, quốc gia, khu vực và quốc tế.

Quan niệm về bảo đảm quyền con người và cả quyền công dân là các chủ thể có trách nhiệm bảo đảm quyền con người, trước hết và chủ yếu là nhà nước, thực hiện các biện pháp về thể chế lập pháp, hành pháp, tư pháp, và về quản lý chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa để hiện thực hóa các nguyên tắc, tiêu chuẩn về quyền con người trong hoạt động của nhà nước và các hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, đặc biệt trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nhằm thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ, (bảo đảm) thực hiện và thúc đẩy quyền con người trong thực tế.

Hiện nay, sự tác động của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đến công tác bảo đảm quyền con người, trước tiên, diễn biến theo hướng tích cực, là: Cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội để thúc đẩy công tác bảo đảm và giải quyết vấn đề quyền con người; phát triển theo hướng đa dạng nhu cầu về quyền con người và thách thức mới đối với bảo đảm quyền con người; tạo ra những cơ hội thuận lợi để Việt Nam phát triển kinh tế nhanh và bền vững - điều kiện cần thiết để bảo đảm quyền con người; góp phần làm thay đổi tư duy pháp lý về quyền con người; thúc đẩy công tác bảo đảm quyền con người tiệm cận ngày càng toàn diện, sâu sắc hơn luật pháp, chuẩn mực và tập quán quốc tế; qua đó quyền con người không chỉ được bảo đảm ở cấp độ quốc gia mà còn ở cấp độ quốc tế; bầu bạn trên thế giới hiểu được thành tựu về nhân quyền của Việt Nam; các quốc gia phương Tây cũng buộc phải điều chỉnh thái độ, chính sách của họ đối với vấn đề quyền con người của Việt Nam, cơ bản theo hướng hợp tác.

Trong quá trình đổi mới, đồng thời có những tác động đan xen cả tiêu cực và tích cực đến thực hiện quyền con người, như: Gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội, tiềm ẩn những bất bình đẳng trong quá trình bảo đảm quyền con người; sự bộc lộ một cách đa dạng, có khi gay gắt, nhiều vấn đề cũ đồng thời xuất hiện những vấn đề mới liên quan đến công tác bảo đảm quyền con người (quyền sở hữu đất và bất động sản; bảo vệ quyền có việc làm và nghề nghiệp; bảo vệ quyền của người tiêu dùng; quyền về môi trường; quyền sở hữu trí tuệ; quyền của kiều dân nước ngoài định cư tại Việt Nam và Việt kiều; gia tăng vai trò của các tổ chức phi chính phủ quốc gia và quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quyền con người; quyền của người đồng tính,...). Sự tác động của biến động kinh tế, nhất là của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu vừa qua, đến tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam; sự tác động đa chiều của truyền thông và dư luận xã hội trong điều kiện tồn tại, phát triển các mạng xã hội; sự tác động của pháp luật và cơ chế nhân quyền quốc tế, khu vực đến công tác bảo đảm quyền con người,... cũng tác động đến thực hiện quyền con người.

Trong điều kiện như vậy, công tác bảo đảm quyền con người ở nước ta đã đạt được những thành tựu rất quan trọng. Nguyên nhân chủ yếu là do các chủ thể có nghĩa vụ bảo đảm quyền con người, trước hết và chủ yếu là Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, đã tích cực và từng bước chủ động thực hiện nghĩa vụ bảo đảm quyền con người; hệ thống thiết chế và thể chế bảo đảm quyền con người từng bước được xây dựng theo hướng hoàn thiện; sự tham gia tích cực của người dân và các tổ chức xã hội vào công tác bảo đảm quyền con người.

Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế của công tác bảo đảm quyền con người, thể hiện trong tổ chức, hoạt động của một số thể chế, thiết chế liên quan đến bảo đảm quyền con người; trong thực tế bảo đảm quyền con người cho người dân và trong công tác giáo dục, nghiên cứu, hội nhập quốc tế và đối thoại, đấu tranh trên lĩnh vực quyền con người. Nguyên nhân xuất phát từ hạn chế trong nhận thức, trong công tác lãnh đạo, quản lý; và từ những khó khăn trong công tác bảo đảm quyền con người (điều kiện địa lý - tự nhiên không thuận lợi, thiếu hụt nguồn lực, “diễn biến hòa bình”, sự xâm nhập của tệ nạn quốc tế,...).

Trên cơ sở chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, Hiến pháp, pháp luật, chính sách của Nhà nước; căn cứ thực trạng và những vấn đề đang đặt ra trong bảo đảm quyền con người và có tính đến những vấn đề lớn về nhân quyền trên thế giới, có thể dự báo tầm nhìn đến năm 2030 diễn ra: Xu hướng phát triển theo hướng đa dạng và gia tăng phân hóa xã hội trong nhu cầu về quyền con người; Xu hướng tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế, thiết chế bảo đảm quyền con người theo hướng dân chủ và pháp quyền xã hội chủ nghĩa với sự tham gia tích cực của các tổ chức xã hội, nhằm đáp ứng yêu cầu cao hơn việc bảo đảm các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế khi đất nước đã chuyển sang nhóm nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình; Xu hướng tích cực, chủ động tham gia có trách nhiệm vào việc bảo đảm các giá trị phổ quát của quyền con người và tích cực, chủ động đối thoại, đấu tranh trên lĩnh vực nhân quyền trong hội nhập quốc tế.

Do đó, quan điểm chỉ đạo công tác bảo đảm quyền con người ở Việt Nam được xác định theo hướng: Nhân dân là chủ thể của quyền và bảo đảm quyền con người là mục tiêu, động lực của sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa; Quyền con người vừa có tính phổ biến vừa có tính đặc thù và trong xã hội cơ bản được thể hiện ở tính nhân loại gắn với tính giai cấp và tính dân tộc; Bảo đảm quyền con người theo phương châm thực hiện các giá trị nhân quyền phổ quát trên cơ sở chủ quyền quốc gia và gắn với các điều kiện phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa; Quyền con người không đồng nhất với quyền công dân, gồm cả quyền tập thể và quyền cá nhân, quyền gắn liền với nghĩa vụ, giới hạn quyền do luật định, trên cơ sở xác định rõ chủ thể quyền và chủ thể có nghĩa vụ bảo đảm quyền; Từng bước bảo đảm sự bình đẳng giữa các quyền, có ưu tiên quyền sống, quyền phát triển và quyền của các nhóm yếu thế; Quyền con người được bảo đảm bằng chế độ dân chủ và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Điều kiện pháp lý cho công tác bảo đảm quyền con người ở Việt Nam hiện nay, cơ bản tùy thuộc vào việc tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với 5 đặc điểm: Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp hành pháp và tư pháp; Thượng tôn Hiến pháp và pháp luật; Sự bình đẳng của mọi người trong thụ hưởng và phát triển quyền, trước tiên và chủ yếu trong việc tham gia vào công tác quản lý nhà nước và xã hội; Sự cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; Bảo vệ công lý, quyền con người và quyền công dân.

Giải pháp bảo đảm quyền con người ở Việt Nam bao gồm: Sử dụng ngày càng phổ biến và sâu rộng cách tiếp cận dựa trên quyền con người trong hoạch định và triển khai thực hiện đường lối, chủ trương và chính sách, pháp luật, chiến lược, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước;Bảo đảm một cách thực tế các quyền con người, nhất là quyền sống, quyền phát triển và quyền của các nhóm yếu thế, trên cơ sở từng bước bảo đảm quyền con người một cách bình đẳng.

Do đó, cần phải coi trọng thích đáng việc thể chế hóa và thực hiện các quyền dân sự, chính trị, vì chúng là tiền đề trực tiếp của các quyền sống, phát triển,… Việc xử lý vấn đề này thể hiện trình độ khoa học và nghệ thuật lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước, không chỉ trong việc giải quyết mối quan hệ của quyền con người với các vấn đề dân chủ, dân tộc, tôn giáo, tiếp cận thông tin,…. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các thiết chế pháp luật và xã hội, trên cơ sở Hiến pháp năm 2013, nhằm bảo đảm tốt hơn quyền con người; nghiên cứu các phương án sắp xếp tổ chức lại cơ quan nhân quyền quốc gia ở Việt Nam hiện nay; trong đó ưu tiên 2 phương án: thành lập “Hội nhân quyền Việt Nam” và tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ quan nhân quyền chuyên trách cho đối tượng phụ nữ và trẻ em như khuyến nghị của ASEAN. Tiếp tục chủ động, tích cực hội nhập quốc tế và nâng cao hiệu quả đối thoại, đấu tranh trên lĩnh vực quyền con người; đẩy mạnh công tác giáo dục, đào tạo, nghiên cứu về quyền con người.

Đọc thêm

Đoàn đại biểu TP Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh Tin tức

Đoàn đại biểu TP Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024), sáng 18/5, Đoàn đại biểu TP Hà Nội đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ.
Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh Tin tức

Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh

TTTĐ - Trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức Lễ Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh, bao gồm: Triển lãm “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ” và Tọa đàm “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên (Bắc Kinh). Đây là hoạt động bên lề nhân chuyến công tác của đoàn đại biểu cấp cao thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy làm Trưởng đoàn, thăm thành phố Bắc Kinh và thiết thực kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ hợp tác giữa hai thành phố.
Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xây dựng nhà ở xã hội Tin tức

Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xây dựng nhà ở xã hội

TTTĐ - Ngày 17/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030".
Treo cờ Tổ quốc dịp kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh Thời sự

Treo cờ Tổ quốc dịp kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

TTTĐ - Ngày 17/5, UBND TP Hà Nội ra Thông báo về việc treo cờ Tổ quốc nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024).
Triển khai đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng năm 2023 Thời sự

Triển khai đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng năm 2023

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng năm 2023.
Đoàn đại biểu cấp cao thành phố Hà Nội hội kiến lãnh đạo Thành ủy Bắc Kinh Tin tức

Đoàn đại biểu cấp cao thành phố Hà Nội hội kiến lãnh đạo Thành ủy Bắc Kinh

TTTĐ - Chiều 16/5, Đoàn đại biểu cấp cao thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy làm Trưởng đoàn đã có buổi hội kiến đồng chí Lưu Vĩ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy Bắc Kinh, Hiệu trưởng Trường Đảng Thành ủy Bắc Kinh. Cùng dự có Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại CHND Trung Hoa Phạm Sao Mai.
Có giải pháp từ sớm, từ xa để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát Tin tức

Có giải pháp từ sớm, từ xa để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

TTTĐ - Ngày 16/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Trang sử hào hùng, bất khuất của quân và dân Đăk Glei Tin tức

Trang sử hào hùng, bất khuất của quân và dân Đăk Glei

TTTĐ – Tối 16/5, tại huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) diễn ra Lễ kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Đăk Pék (16/5/1974 - 16/5/2024) và đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia di tích lịch sử Chiến thắng Đăk Pék.
Thông cáo báo chí ngày làm việc thứ nhất Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII Tin tức

Thông cáo báo chí ngày làm việc thứ nhất Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII

Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc sáng 16/5 tại Thủ đô Hà Nội.
Toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ chín, khóa XIII của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Tin tức

Toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ chín, khóa XIII của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng 16/5, Hội nghị lần thứ chín, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị.
Xem thêm