Tag

Đậm sâu tình cảm của Bác Hồ với Thủ đô Hà Nội

Tin tức 19/05/2024 07:00
aa
TTTĐ - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm đặc biệt cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô. Tư tưởng, tình cảm và những lời căn dặn ân cần, sâu sắc của Người đến nay là di sản vô giá, kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng bộ, chính quyền, các tầng lớp Nhân dân Hà Nội, góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng văn hiến, văn minh, hiện đại.
Sôi nổi các công trình, phần việc dâng Bác kính yêu Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật mừng sinh nhật Bác Những cô bạn nhỏ xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ

Những kí ức Bác về với Hà Nội

Ngày 23/8/1945, Hà Nội lần đầu tiên đón Bác tại thôn Phú Gia (trước gọi là làng Gạ), xã Phú Thượng, huyện Từ Liêm (nay là phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội). Trong cuốn sách Những lần đón Bác của Ban Thông tin văn hóa huyện Từ Liêm (cũ) ghi lại: “Khoảng 4 giờ chiều ngày 23/8/1945, một chiếc thuyền đinh to có mui cập bến Phú Xá... Anh Khánh (đồng chí Hoàng Tùng) đã tìm được chỗ nghỉ cho đoàn cán bộ. Lúc này, trời đã rất tối, anh mời cụ cùng đoàn cán bộ lên làng Phú Gia tạm nghỉ trong nhà cụ Nguyễn Thị An, một gia đình cơ sở của anh Khánh từ trước ngày khởi nghĩa”.

Đến ngày 25/8/1945, Bác chuyển vào nội thành ở số nhà 48 Hàng Ngang. Tại đây, Bác Hồ đã viết Tuyên ngôn Độc lập. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam đọc Tuyên ngôn Độc lập trước quốc dân đồng bào.

Bác Hồ thăm và trò chuyện với cán bộ và Nhân dân Hợp tác xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm) ngày 31/1/1965. Ảnh: Tư liệu
Bác Hồ thăm và trò chuyện với cán bộ và Nhân dân Hợp tác xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm) ngày 31/1/1965. Ảnh: Tư liệu

PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng từng chia sẻ: Một sự kiện đặc biệt khác thể hiện sự gắn kết giữa Bác và Hà Nội là kỳ bầu cử Quốc hội đầu tiên năm 1946. Khi đấy, tại Hà Nội có đến 74 người ứng cử mà chỉ lấy có 6 người ưu tú nhất. Khi biết tin Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng ứng cử ở Hà Nội, đông đảo người dân ngoại thành đã viết thư đề nghị Bác không phải ứng cử mà đương nhiên được rồi. Bác đã trả lời cảm ơn sự tín nhiệm của đồng bào nhưng nói rằng mình cũng là công dân, cũng phải có trách nhiệm như bao công dân khác nên không thể có ngoại lệ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trúng cử với số phiếu rất cao, trên 98%. Điều này cho thấy tình yêu lớn lao và niềm tin của Nhân dân Hà Nội dành cho Bác.

Ba chữ “Thủ đô ta” được Bác Hồ nhiều lần nhắc đến khi nói về Hà Nội. Điều đó chứa đựng những tình cảm sâu nặng, gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Thủ đô Hà Nội. Ba chữ “Thủ đô ta” cũng nói lên vị trí, trách nhiệm, gắn với vai trò tiên phong, gương mẫu của Thủ đô. Với Đảng bộ và chính quyền Hà Nội, Bác không những trực tiếp chỉ đạo, theo dõi việc lớn ở tầm chiến lược, vĩ mô và cả những công việc hết sức cụ thể, chi tiết và thiết thực hàng ngày.

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc rất nhiều nơi; trong đó Thủ đô Hà Nội là nơi Người gắn bó lâu nhất (17 năm, từ năm 1945 - năm 1946 và từ năm 1954 - năm 1969). Hà Nội ghi dấu 292 địa danh liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước.

Lời dặn của Bác với Thủ đô

Trong những lời phát biểu, những bài nói chuyện tại các kỳ Hội nghị Đảng bộ Hà Nội, các đại hội đại biểu Nhân dân Hà Nội..., Người rất chú ý tới vấn đề xây dựng và phát triển Thủ đô vững mạnh toàn diện. Người khẳng định "Cả nước nhìn về Thủ đô ta. Thế giới trông vào Thủ đô ta" nên “Thủ đô ta” phải phấn đấu để “thành một Thủ đô bình yên tươi đẹp, mạnh khỏe cả về vật chất và tinh thần”. Bác cũng luôn yêu cầu Hà Nội xác định và bảo đảm hoàn thành trách nhiệm vị trí "đầu tàu", vai trò "gương mẫu" với cả nước.

Đậm sâu tình cảm của Bác Hồ với Thủ đô Hà Nội
Các đại biểu đi tham quan không gian trưng bày chuyên đề "Bác Hồ với Thủ đô Hà Nội"

Chủ tịch Hồ Chí Minh còn khẳng định “Chính phủ có quyết tâm, toàn thể đồng bào Hà Nội đồng tâm nhất trí góp sức với Chính phủ thì chúng ta nhất định vượt được mọi khó khăn và đạt được mục đích chung: Làm cho Hà Nội thành một Thủ đô yên ổn, tươi vui và phồn thịnh”. Để đạt được mục tiêu đó, Đảng bộ, chính quyền và quân dân Hà Nội phải đoàn kết, thống nhất trong tư tưởng và hành động; trong từng quyết sách về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và trong cả từng thiết kế quy hoạch…; đồng thời, phải có sự đồng tâm, nhất trí, đồng lòng và sự nỗ lực, góp sức vô cùng vô tận của mỗi người dân Hà Nội.

Tại Hội nghị cán bộ toàn Đảng bộ Hà Nội, ngày 25/4/1959, Người khẳng định quyết tâm xây dựng “Thủ đô Hà Nội phải trở thành một Thủ đô xã hội chủ nghĩa” và yêu cầu: “Hà Nội cần phải củng cố và phát triển Đảng”. Ở đó, “mỗi một xí nghiệp, mỗi một đơn vị bộ đội, mỗi một trường học, mỗi một đường phố, mỗi một cơ quan và mỗi một nông thôn ở ngoại thành phải thành một pháo đài của chủ nghĩa xã hội”; “mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên thanh niên lao động phải có đạo đức cách mạng, phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, phải lấy phê bình và tự phê bình mà tiêu diệt chủ nghĩa cá nhân và bồi dưỡng chủ nghĩa tập thể. Đảng viên, đoàn viên bất cứ ở đâu, bất cứ làm công việc gì, phải thật gương mẫu. Đảng bộ Hà Nội phải làm gương mẫu cho các đảng bộ khác”.

Để xây dựng một Thủ đô Hà Nội gương mẫu, đi đầu, Bác dặn, các cấp “lãnh đạo phải quyết tâm làm cho Hà Nội được trong sạch”. Mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn liên hệ chặt chẽ với quần chúng, nhất là phải làm gương mẫu cho mọi người noi theo trong mọi mặt công tác; đồng thời, phải “đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước và phải làm sao cho phong trào thi đua lúc nào cũng sôi nổi, liên tục, thành hoạt động tự giác của mọi người”.

Nỗ lực xứng đáng với kỳ vọng của Bác

Thực hiện theo lời dặn của Người, Thủ đô Hà Nội đã khắc phục mọi khó khăn, vươn mình phát triển mạnh mẽ, xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của nước Việt Nam.

Suốt những năm qua, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ở Thủ đô luôn được Đảng bộ thành phố coi trọng, nâng cao chất lượng. Hệ thống chính trị từ thành phố tới cơ sở không ngừng lớn mạnh cả về tổ chức, bản lĩnh chính trị và năng lực lãnh đạo.

Đậm sâu tình cảm của Bác Hồ với Thủ đô Hà Nội
Thủ đô Hà Nội vươn mình phát triển mạnh mẽ

Kinh tế Thủ đô từ nền kinh tế bao cấp theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu đã từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ năm 1986 đến nay, kinh tế Thủ đô liên tục tăng trưởng, năng suất lao động ngày càng tăng, đạt bình quân trên 7%/năm.

Sau gần 40 năm đổi mới, trên lĩnh vực phát triển văn hóa và xây dựng con người, Hà Nội đã đạt được những thành tựu to lớn, khá toàn diện, sâu sắc. Các khâu đột phá về cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư có những chuyển biến rõ nét qua các nhiệm kỳ…

Tính đến hết năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn thành phố giảm còn 0,03%; tỷ lệ hộ cận nghèo là 0,7%. Việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh có nhiều đổi mới, sáng tạo. Trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, tội phạm và tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông tiếp tục được kiềm chế, tạo môi trường xã hội kỷ cương, an ninh, an toàn.

Từ vị trí phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với chủ yếu là Thủ đô của các nước xã hội chủ nghĩa nhằm tìm kiếm các nguồn lực viện trợ phát triển; đến nay, Hà Nội đã ký thỏa thuận hợp tác với 61 Thủ đô, thành phố các nước; có quan hệ kinh tế thương mại với gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ và là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế có uy tín trên thế giới…

Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định, qua 40 năm đổi mới, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô đã phát huy truyền thống cách mạng kiên cường, đoàn kết, năng động, sáng tạo trong thực hiện đường lối đổi mới, mang lại những thành tựu to lớn, hết sức quan trọng.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, thành phố cũng đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức mới. Vì vậy, trong bối cảnh mới đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, TP Hà Nội sẽ tập trung triển khai nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp đột phá để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra, góp phần phát triển Thủ đô nhanh, bền vững.

Trong đó, thành phố tập trung phát triển kinh tế - xã hội, huy động và phát huy các nguồn lực, động lực phát triển mới, nhất là nguồn lực con người, nguồn lực văn hóa; quan tâm hơn nữa đến nhiệm vụ phát triển văn hóa, xã hội, hài hòa và ngang tầm với phát triển kinh tế. Thành phố tiếp tục củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, đối ngoại; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Cùng với đó, thành phố tiếp tục đẩy mạnh và làm tốt hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị thực sự trong sạch, vững mạnh... theo đúng tinh thần chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nhận thức lý luận chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đó là: “Chủ nghĩa xã hội luôn luôn là mục tiêu lớn lao, lý tưởng cao đẹp của Đảng ta và Nhân dân ta. Mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội là mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, tiến bộ và công bằng cho mọi thành viên trong xã hội, không phân biệt đẳng cấp, địa vị xã hội”.

Cùng với dòng chảy của lịch sử, hòa chung với xu thế quốc tế, khó khăn và những thử thách vẫn luôn ở phía trước nhưng những lời dặn của Bác Hồ kính yêu vẫn luôn luôn là ánh sáng soi đường, cổ vũ, động viên cán bộ và Nhân dân Thủ đô trên từng chặng đường xây dựng, phát triển; góp phần hiệu quả giúp Thủ đô Hà Nội phát triển bền vững, thực sự là “một Thủ đô xã hội chủ nghĩa”, một Thủ đô luôn gương mẫu, đi đầu; góp phần hiệu quả vào việc xây dựng một nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bản lĩnh, anh hùng.

Đọc thêm

Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi với 7 nhóm nội dung mới Tin Y tế

Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi với 7 nhóm nội dung mới

TTTĐ - Chiều 21/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Cơ chế, chính sách đặc thù để Huế phát huy hết tiềm năng Tin tức

Cơ chế, chính sách đặc thù để Huế phát huy hết tiềm năng

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù cho Huế để phát huy cao nhất tiềm năng, nguồn lực của thành phố và Trung ương cho đầu tư phát triển.
Thành lập thành phố Huế là nhiệm vụ chính trị chung của cả nước Tin tức

Thành lập thành phố Huế là nhiệm vụ chính trị chung của cả nước

TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh, việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương được thực hiện gắn kết, đảm bảo đồng bộ, thống nhất trong yêu cầu nhiệm vụ chính trị chung của cả nước.
Tạo nguồn hứng khởi cho các địa phương triển khai Đề án 06 Tin tức

Tạo nguồn hứng khởi cho các địa phương triển khai Đề án 06

TTTĐ - Kết quả triển khai Đề án 06 của Hà Nội góp phần đặc biệt quan trọng trong dẫn dắt, tạo nguồn hứng khởi cho địa phương khác triển khai Đề án...
Xây dựng Thủ đô phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước Tin tức

Xây dựng Thủ đô phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước

TTTĐ - Các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô đã diễn ra thành công tốt đẹp, trang trọng, ý nghĩa, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Thủ đô và đất nước.
Đại biểu Quốc hội khao khát Việt Nam có đường sắt tốc độ cao Tin tức

Đại biểu Quốc hội khao khát Việt Nam có đường sắt tốc độ cao

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân cho biết mình may mắn trải nghiệm đường sắt tốc độ cao ở Châu Âu, nên ông rất khao khát Việt Nam có được loại hình giao thông này.
Thống nhất 32 nội dung trình kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh Quảng Trị Tin tức

Thống nhất 32 nội dung trình kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh Quảng Trị

TTTĐ - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị nội dung trình HĐND tỉnh, bảo đảm chất lượng, tiến độ và quy định để thảo luận, thống nhất trình kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh khóa VIII.
Lan tỏa tinh thần quyết liệt chống lãng phí Thời sự

Lan tỏa tinh thần quyết liệt chống lãng phí

TTTĐ - Hà Nội là thành phố đầu tiên trong cả nước thành lập Ban chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí; thể hiện rõ hơn sự quyết liệt, đồng lòng, trách nhiệm trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống lãng phí của thành phố.
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo Giáo dục

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo

TTTĐ - Sáng 20/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo.
Trao các quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ Nhịp sống phương Nam

Trao các quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ

TTTĐ - Ngày 19/11, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức Hội nghị công bố các quyết định của Ban Bí thư về chỉ định tham gia BCH Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nhiệm kỳ 2020-2025.
Xem thêm