Tag

Bảo đảm tính đồng bộ, tổng thể của hệ thống đường sắt

Giao thông 11/02/2025 20:24
aa
TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh điều này tại cuộc họp về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi), chiều 11/2.
10 nhiệm vụ trọng tâm phát triển giao thông đường sắt đô thị Ngành đường sắt phải tiếp tục đổi mới tư duy, nâng cao hiệu quả hoạt động Thăm, động viên công nhân ngành đường sắt ứng trực Tết Tăng tính tiện lợi cho hành khách trên hai tuyến đường sắt đô thị
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại cuộc họp về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi), chiều 11/2 - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại cuộc họp về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi), chiều 11/2 - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Dự thảo Luật phải xác định được những nội dung cốt lõi, có tính khái quát, tầm nhìn, định hướng 50-100 năm; dứt khoát bỏ tư duy "không quản được thì cấm, không biết mà vẫn quản"; không đưa vào luật những nội dung quá cụ thể, mang tính kỹ thuật.

Điều đó nhằm thay đổi cơ bản tư duy quản lý đường sắt một cách toàn diện, đồng bộ, tiên tiến và đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành đường sắt trong hiện tại và tương lai. Quá trình xây dựng, hoàn thiện Dự thảo Luật cần tiếp cận, tham khảo kinh nghiệm về phương thức đầu tư, công nghệ, quản lý từ các quốc gia đã phát triển đường sắt hàng trăm năm cho đến những quốc gia hình thành mạng lưới đường sắt tốc độ cao chỉ trong vài chục năm.

Phạm vi, nội hàm, mục đích của Dự thảo Luật cần bao quát, đáp ứng được yêu cầu phát triển dài hạn của hệ thống đường sắt, cũng như các chủ trương, cơ chế, chính sách về đường sắt đang được xây dựng, triển khai.

Dự thảo Luật cần xác định rõ phạm vi điều chỉnh

Theo báo cáo tại cuộc họp, dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi) gồm 8 chương, 74 điều; giảm 2 chương và 11 điều so với Luật Đường sắt năm 2017.

Về một số nội dung điều chỉnh, bổ sung lớn, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy cho biết, Dự thảo Luật Bổ sung quy định về đầu tư xây dựng đường sắt vùng, đường sắt nội tỉnh nhằm huy động nguồn lực của địa phương cho việc phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt và quy định việc quản lý, bảo trì, khai thác đối với các loại hình đường sắt này; khai thác quỹ đất vùng phụ cận ga đường sắt để phát triển các khu đô thị, dịch vụ thương mại... nhằm mở ra không gian mới cho phát triển kinh tế và tạo ra nguồn lực từ khai thác quỹ đất, tối ưu hóa nhu cầu đi lại.

Dự thảo Luật quy định việc đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật đấu nối với công trình đường sắt và sử dụng chung với đường sắt nhằm khai thác hiệu quả kết cầu hạ tầng đường sắt; yêu cầu ràng buộc về kết nối đường sắt với trung tâm các đô thị lớn, cảng biển, cảng hàng không và kết nối đường sắt với các phương thức vận tải hành khách công cộng tại các trung tâm đô thị nhằm gom và giải tỏa hành khách.

Phó Thủ tướng lưu ý, công tác quản lý đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dụng phải thống nhất - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Phó Thủ tướng lưu ý, công tác quản lý đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dụng phải thống nhất - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Dự thảo Luật cũng quy định: Cơ chế triển khai thực hiện đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác các tuyến đường sắt nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án và nâng cao hiệu quả khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt; đặt hàng, giao nhiệm vụ cho tổ chức, doanh nghiệp trong nước thực hiện một số nhiệm vụ có tính chiến lược, làm tiền đề để phát triển công nghiệp đường sắt; ràng buộc về chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực cho đối tác Việt Nam để làm chủ công tác quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì và những ưu đãi, hỗ trợ cụ thể cho tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ phục vụ phát triển công nghiệp đường sắt.

Trong khi đó, một số quy định đã được quy định tại pháp luật khác có liên quan đến hoạt động đường sắt cần đưa ra khỏi Luật nhằm bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật như quy định về: Vận tải động vật sống, hợp đồng vận tải hành khách, hành lý và hợp đồng vận tải; quản lý, sử dụng nguồn thu từ phí, giá cho thuê hoặc chuyển nhượng có thời hạn tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư.

Tại dự thảo Luật, một số quy định còn mang tính chi tiết kỹ thuật chuyên ngành không thuộc thẩm quyền của Quốc hội nên cần điều chỉnh theo hướng giao Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định như: Yêu cầu kỹ thuật ga đường sắt, các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu, quy tắc giao thông đường sắt, điều hành giao thông vận tải đường sắt, biểu đồ chạy tàu... để bảo đảm tính linh hoạt trong quá trình áp dụng văn bản quy phạm pháp luật.

Ngoài ra, quy định tại một số điều, khoản tại chương về đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao còn trùng lặp về nội dung, chưa rõ nội hàm và cần phải được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Các ý kiến cho rằng Dự thảo Luật cần xác định rõ phạm vi điều chỉnh, đồng thời rà soát, tránh chồng chéo với các luật liên quan (đấu thầu, quản lý tài sản công, đất đai, ngân sách, khoa học công nghệ…) khi xử lý khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực đường sắt; chỉ quy định nguyên tắc và sẽ được chi tiết hoá trong các văn bản dưới luật như nghị định, thông tư; chú trọng đến hoạt động vận tải đường sắt, an toàn đường sắt; bảo đảm tính đồng bộ giữa quy hoạch đường sắt với quy hoạch quốc gia, vùng, địa phương…

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đánh giá, Dự thảo Luật đã đẩy mạnh, quy định rõ phân cấp, phân quyền từ Thủ tướng Chính phủ cho Bộ trưởng, từ Trung ương cho địa phương sẽ tháo gỡ được nhiều vướng mắc trong phát triển hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng, đường sắt địa phương.

Ảnh minh nhọa
Ảnh minh nhọa

Luật Đường sắt (sửa đổi) phải có tính kế thừa

Kết luận cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, Luật Đường sắt (sửa đổi) phải có tính kế thừa, học hỏi kinh nghiệm các nước có ngành đường sắt phát triển, thể chế hoá các cơ chế, chính sách giúp công tác xây dựng, vận hành, quản lý hệ thống đường sắt của đất nước phục vụ tốt nhất, hiệu quả nhất, an toàn nhất cho phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng.

Theo Phó Thủ tướng, Luật Đường sắt (sửa đổi) phải xác định rõ phạm vi, nội hàm, mục tiêu xuyên suốt trong quá trình xây dựng từ khâu lập chiến lược, quy hoạch đến xây dựng, vận hành, quản lý hạ tầng, phương tiện, duy tu, bảo dưỡng,… phân định với những vướng mắc chung liên quan đến thu hút đầu tư, cơ chế chính sách đặc thù liên quan đến vốn, đất đai… đã được quy định, điều chỉnh trong các luật, văn bản pháp luật chuyên ngành.

"Luật cần làm rõ lĩnh vực nào quản lý thống nhất trên phạm vi quốc gia, những vấn đề phân cấp cho địa phương. Bảo đảm tính đồng bộ, tổng thể của hệ thống đường sắt quốc gia kết nối với quốc tế, kết nối giữa các địa phương cũng như với các phương thức vận tải khác", Phó Thủ tướng đặt vấn đề và cho rằng cùng với công cụ quy hoạch, thì cần chỉ rõ vai trò, trách nhiệm của Chính phủ, bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp.

Ảnh minh nhọa
Ảnh minh nhọa

Luật cần có quy định về nguyên tắc đối với phát triển hệ thống hạ tầng đường sắt (hành lang an toàn, ga dừng đỗ, hệ thống phụ trợ kèm theo…), sau đó cụ thể, chi tiết hoá trong các văn bản dưới luật.

Phó Thủ tướng lưu ý, công tác quản lý đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dụng phải thống nhất.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của an toàn đường sắt, Phó Thủ tướng đề nghị quy định rõ trách nhiệm trong quy hoạch, phát triển hạ tầng, hệ thống thông tin tín hiệu, trách nhiệm của các chủ thể tham gia… và tiếp tục được cụ thể bằng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; đồng thời có lực lượng, cơ chế, chính sách để bảo vệ các công trình đường sắt.

Phó Thủ tướng cũng cho ý kiến về quy định đối với doanh nghiệp quản lý, vận hành, khai thác, kinh doanh, duy tu, bảo trì… phải tính đến đặc thù của lĩnh vực đường sắt; phân biệt về công nghệ, phương thức kết nối giữa đường sắt tốc độ cao với đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dụng; định hướng phát triển công nghiệp đường sắt (công nghệ, đào tạo nhân lực)…

Đọc thêm

Khảo sát vị trí đề xuất đầu tư khôi phục cầu Mã Đà Giao thông

Khảo sát vị trí đề xuất đầu tư khôi phục cầu Mã Đà

TTTĐ - Đoàn công tác của UBND tỉnh Đồng Nai vừa có chuyến khảo sát thực tế khu vực được UBND tỉnh Bình Phước đề xuất khôi phục cầu Mã Đà để mở đường kết nối giữa 2 địa phương.
Đẩy mạnh vai trò của các tổ chức đoàn thể tại khu dân cư Giao thông

Đẩy mạnh vai trò của các tổ chức đoàn thể tại khu dân cư

TTTĐ - Để nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông của người dân, lực lượng chức năng thành phố Hà Nội cần đẩy mạnh hơn nữa vai trò của các tổ chức đoàn thể, hội, đội ở địa phương, bởi đây chính là “cánh tay nối dài” giúp phổ biến luật giao thông đến từng người dân.
Quảng Nam: Tỉnh lộ 607B như "tấm áo rách", tai nạn rình rập Giao thông

Quảng Nam: Tỉnh lộ 607B như "tấm áo rách", tai nạn rình rập

TTTĐ - Sau hơn 20 năm được sửa chữa, đến nay, hơn 6,3km tỉnh lộ 607B tại tỉnh Quảng Nam đã xuống cấp nặng nề, khiến người dân lo ngại về an toàn giao thông.
Quảng Nam: Ô tô con "lũ lượt" quay đầu trên cầu Câu Lâu cũ Giao thông

Quảng Nam: Ô tô con "lũ lượt" quay đầu trên cầu Câu Lâu cũ

TTTĐ - Bất chấp đã có biển báo cấm ô tô lưu thông qua cầu Câu Lâu cũ nhưng hàng loạt phương tiện ô tô vẫn lưu thông qua cầu và phải quay đầu xe do có rào chắn.
Cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn chính thức khởi công, tổng mức đầu tư hơn 5.750 tỷ đồng Giao thông

Cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn chính thức khởi công, tổng mức đầu tư hơn 5.750 tỷ đồng

TTTĐ - Sáng nay (ngày 15/3), Bộ Xây dựng phối hợp với UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn với tổng mức đầu tư 5.750,76 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư ngân sách Nhà nước.
Cao Bằng: 10 trường hợp điều khiển xe ô tô bị "phạt nguội" Giao thông

Cao Bằng: 10 trường hợp điều khiển xe ô tô bị "phạt nguội"

TTTĐ - Thông qua Hệ thống camera giám sát giao thông, Công an tỉnh Cao Bằng đã phát hiện 10 trường hợp điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định.
Cập nhật tiến độ 2 cao tốc qua Đồng Nai Giao thông

Cập nhật tiến độ 2 cao tốc qua Đồng Nai

TTTĐ - Phó Thủ tướng, Trưởng đoàn kiểm tra số 6 của Chính phủ, Hồ Đức Phớc vừa có buổi làm việc với các địa phương liên quan nhằm nghe báo cáo về tiến độ thi công các dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và Bến Lức - Long Thành.
Công bố số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận phản ánh giao thông Giao thông

Công bố số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận phản ánh giao thông

TTTĐ - Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông đã công bố số điện thoại đường dây nóng và trang Zalo OA để tiếp nhận thông tin của người dân liên quan đến hạ tầng giao thông, đèn tín hiệu giao thông trên địa bàn thành phố.
Thí điểm điều chỉnh giao thông đường Trần Phú, Thanh Báo và lân cận Giao thông

Thí điểm điều chỉnh giao thông đường Trần Phú, Thanh Báo và lân cận

TTTĐ - Sở Xây dựng Hà Nội vừa ban hành thông báo phương án thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông trên các tuyến đường Trần Phú (đoạn từ Lê Trực đến Kim Mã, đường Thanh Báo và các khu vực lân cận thuộc địa bàn quận Ba Đình).
Tổ chức lại giao thông nút giao Nghiêm Xuân Yêm - Nguyễn Hữu Thọ Giao thông

Tổ chức lại giao thông nút giao Nghiêm Xuân Yêm - Nguyễn Hữu Thọ

TTTĐ - Sở Xây dựng Hà Nội vừa thông báo phương án thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông trên làn đường dành cho xe máy (bên dưới đường Vành đai 3 trên cao) tại nút giao Nghiêm Xuân Yêm – Nguyễn Hữu Thọ - Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai).
Xem thêm