Báo động "trẻ hoá" tình trạng stress, trầm cảm và cách cải thiện sức khoẻ tinh thần
"Bệnh trầm cảm" và đáp án bất ngờ Tỷ lệ sinh viên Indonesia trầm cảm tăng cao Ô nhiễm không khí gây bệnh trầm cảm |
Báo động người trẻ có ý định tự tử
Trên diễn đàn mạng xã hội “Hội những người trầm cảm, rối loạn lo âu, muốn tự tử” có hàng chục nghìn thành viên. Nhiều bạn trẻ mắc bệnh đã lên đó bày tỏ tâm sự. Đáng báo động, đa số tâm sự của họ là muốn tự tử, kết thúc cuộc sống.
Chẳng hạn, có một thành viên diễn đàn vừa chia sẻ rằng: “Em đã giấu gia đình điều trị trầm cảm được 6 năm rồi, có lúc đã rất ổn nhưng có lúc rất tệ. Em có thử qua nhiều bác sĩ và thuốc. Bây giờ lại không biết phải bắt đầu thế nào. Thật sự em rất muốn buông bỏ mọi thứ nhưng lại thương con nhỏ. Có ai điều trị được dứt điểm chưa ạ. Em không khống chế được bản thân, dễ suy nghĩ và mất kiểm soát, khó tập trung. Mọi thứ cứ hỗn loạn”.
Chia sẻ của một người trong Hội những người trầm cảm, rối loạn lo âu, muốn tự tử |
Một thành viên khác bày tỏ: “Năm nay mình mới 17 tuổi thôi, mình thấy còn quá trẻ để chịu đựng những ức chế trong cuộc sống hiện tại. Gia đình đã chẳng quan tam gì đến mình, còn thường xuyên la mắng, bạo lực nữa, dùng nhiều từ ngữ mà mình chẳng biết đó có phải là những ruột thịt đối xử với nhau không. Mình còn chưa ra xã hội, sao phải chịu nhiều thứ tệ tại chính nơi gọi là nơi để về. Mình đi học mà cảm giác trống rỗng, chẳng có chút tinh thần hay sức lực gì cả. Mình sống áp lực từ mọi chiều hướng, nhiều lúc mình muốn tự tử đi để bớt gánh nặng cho gia đình nhưng còn ước mơ hoài bão mà chưa làm được. Nó cứ dồn mình vào đường cùng mỗi ngày ấy, cảm giác ngạt thở muốn rời đi khỏi cuộc sống…”.
Một bạn sinh năm 2007, đang sống tại Hà Nội chia sẻ, bạn ấy đã học xong kì 1 tại trường THPT. Khoảng 3 tháng đổ về, khi còn trong Tết, bạn ấy cảm nhận bản thân có dấu hiệu bất thường, khi đột nhiên lo âu một điều gì đó và rơi vào trạng thái tiêu cực mà chưa bao giờ mắc phải. Bạn ấy sợ hãi và không dám làm gì, khoảng thời gian đó bạn trẻ này đã nghĩ là do mình quá căng thẳng trong việc học tập nên mới xảy ra vấn đề.
Bạn trẻ 17 tuổi chia sẻ trên diễn đàn |
Sau hôm đấy, mỗi ngày trôi qua đều là một cơn ác mộng đối với bạn, sáng thức giấc thay vì đón ngày mới bạn ấy phải đón nhận những cơn tiêu cực, những suy nghĩ rồi tự nhốt mình lại. Đến nay đã được 3 tháng bạn ấy từ những suy nghĩ nhỏ, lo sợ và mơ màng về những điều to lớn hơn. Ngày nào cũng rơi vào trạng thái tiêu cực, bạn ấy không suy nghĩ và không tập trung được vào bất cứ điều gì, nó ảnh hướng đến đời sống sinh hoạt của bạn rất nhiều.
Bạn trẻ có nick name Tuyết Lâm bày tỏ trên diễn đàn: “Sự tồn tại của tôi là gánh nặng cho mẹ, thế tôi "đi" thì cả tôi và mẹ đều được giải thoát rồi”…
Hãy chăm sóc tâm hồn mỗi ngày
Theo bạn có nick name Jun Bơ, môi trường sống không ngừng nén để mình trưởng thành, mạnh mẽ hơn nếu vượt qua được, hoặc kết quả thứ hai là bản thân yếu ớt, tiêu cực hơn khi chìm vào khổ đau. Khổ đau của hoàn cảnh sống là động lực cho chúng ta, cũng có thể là con sóng thần nhấn chìm khi còn ít tuổi. Để mình bỏ qua, mặc kệ tất cả và sống với những hoài bão trong tương lai là khó nhưng có thể làm được. Chúng ta đừng suy nghĩ và không chấp khổ đau, nhìn vào tương lai ta sẽ thấy tương lai. Còn chấp vào khổ đau từng ngày từng giờ, thì dù là lời nói bình thường cũng sẽ gây tổn thương lớn, nữa là những lời nói đau thương hàng ngày mình phải đối diện.
Mỗi lần có một vết thương, chúng ta hãy băng bó lại rồi sau này sẽ lành, sau này chúng ta nhìn lại sẽ cảm ơn khổ đau đó đã tạo nên con người gai góc mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Còn nếu cứ để vết thương đó hở ra, ngày càng sâu hơn thì ta sẽ đau ốm tàn tật cả về tinh thần lẫn thể xác.
Tham gia hoạt động xã hội là một trong những cách giúp giảm tải stress |
Bạn trẻ Ni Ni chia sẻ rằng: “Những lúc bạn cảm thấy có biểu hiện tệ. Bạn hãy thư giãn và thả lỏng bản thân, không làm gì cả và ngủ một giấc hoặc ngồi một chỗ thông thoáng, nhẹ nhàng, yên tĩnh. Vì khi bắt đầu cảm thấy không thoải mái trong cảm xúc, bạn cố gắng làm mọi việc thì sẽ bị căng thẳng cao hơn, điều này không tốt. Hãy hiểu cảm xúc của mình hơn, để áp dụng kịp thời chế độ nghỉ ngơi hợp lý cho cảm xúc. Tập được thói quen này, dần dần bạn sẽ kiểm soát được cảm xúc của mình. Nên chia sẻ với ai đó - người có thể giúp bạn khi cần thiết”.
Một số chuyên gia tâm lý cho biết, theo nghiên cứu, mỗi người ít nhất một lần rơi vào trạng thái trầm cảm trong đời. Vì vậy, stress hay rối loạn trầm cảm không phải là vấn đề của riêng thế hệ nào. Chúng ta nhận thấy tỉ lệ người mắc stress hay rối loạn trầm cảm tăng lên có thể do lĩnh vực sức khỏe tinh thần ngày càng được quan tâm, cùng với việc tiếp cận thông tin dễ dàng hơn mà nhiều bạn trẻ và các bậc phụ huynh sớm nhận ra những khó khăn tâm lý của mình hoặc những người xung quanh, từ đó chủ động tìm tới nhà tâm lý. Nhờ vậy, những người nhận được sự trợ giúp về mặt tinh thần ngày càng cao. Bên cạnh những áp lực về sự kỳ vọng, còn có thể kể đến áp lực từ việc những bạn trẻ gặp phải những biến cố trong cuộc sống, như sự kì thị, gia đình không hạnh phúc, bạo lực...
Theo chuyên gia tâm lý, muốn giảm tải trạng thái stress, rối loạn lo âu, chúng ta nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập thể dục, hoặc tập bài hít thở sâu. Mỗi lần căng thẳng hay không thể kiểm soát cảm xúc thì lặp lại hoạt động này cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái hơn. Mỗi người hãy giữ lịch sinh hoạt điều độ để có được tinh thần khỏe mạnh. Khi không thể giải thoát khỏi tâm trạng stress, gặp vấn đề tinh thần, chúng ta có thể tìm tới sự trợ giúp của các nhà tâm lý. Giống như cơ thể, tâm hồn của chúng ta cũng cần được chăm sóc mỗi ngày.