Báo động việc sử dụng ngôn từ thiếu văn hóa trên không gian mạng
Áp lực “phải đẹp” trên mạng xã hội của nhiều người trẻ Giới trẻ “vật lộn” cai nghiện mạng xã hội Cộng đồng mạng tích cực tẩy chay chiêu trò câu “view bẩn” trên mạng xã hội |
Khi những cụm từ “bạo lực học đường”, “bạo lực gia đình” đã quá quen với mọi người thì giờ đây, bạo lực trên mạng xã hội qua việc sử dụng ngôn từ cũng trở thành một chủ đề nóng không kém. Nó xảy ra hằng ngày, hằng giờ trên các ứng dụng mạng xã hội Facebook, TikTok, Instagram, Zalo… và hậu quả nguy hại không kém gì bạo lực ở thế giới thật. Ở đó, những người trẻ - người sử dụng mạng xã hội nhiều nhất thường là tâm điểm của những tranh cãi này.
![]() |
Mạng xã hội đang bị mất đi mục đích ban đầu vốn có là nơi để tìm kiếm thông tin, liên lạc với bạn bè, người thân |
Mới đây nhất, khi đội tuyển bóng đá Việt Nam nhận thất bại trong các trận đấu tại vòng loại WorldCup, nếu theo “thông lệ” thì một bộ phận cộng đồng mạng sẽ tìm đến các trang cá nhân của trọng tài, cầu thủ đối phương để lại những bình luận tiêu cực, thiếu văn hóa thì thời điểm hiện tại, những người này lại hướng mũi tên vào chính các cầu thủ bóng đá nước nhà. Chỉ trích, chửi bới, thậm chí lôi cả gia đình các cầu thủ vào cuộc là những điều khiến ai nhìn thấy cũng lắc đầu ngao ngán.
![]() |
![]() |
Từ Công Phượng, Xuân Trường rồi đến Tấn Trường, Thanh Bình liên tục trở thành nạn nhân của "bạo lực ngôn từ" trên không gian mạng |
Nhiều người sẵn sàng mang một vấn đề, một cá nhân lên mạng xã hội để dèm pha, để bình phán một cách hết sức tự nhiên khiến cho các đối tượng chịu áp lực về mạng xã hội rất lớn. Cách mạng 4.0 mang đến những đám mây công nghệ nhưng cũng đem đến những “đám đông ảo” trên mạng xã hội. Đó là những người được tập họp rất nhanh rồi tan biến cũng rất nhanh.
Khi một đám đông được hình thành thì chắc chắn phải có cùng mục đích chung như: Vì hiếu kỳ, vì muốn biết sự thật, vì muốn bảo vệ một quan điểm hay đấu tranh về một sự việc nào đó. Với những đám đông ảo trên mạng xã hội thì đôi khi chẳng cần lý do, không cần biết bản chất của vấn đề, chỉ cần ghi lại vài dòng, để lại vài trạng thái cảm xúc, thậm chí dùng những câu nói phản cảm, thái độ tiêu cực… rồi biến mất.
Mặc dù có thể những người share, những người bình luận về đối tượng đó không hiểu hoặc không biết nhưng vẫn “a dua” theo và đưa ra những ý kiến chủ quan của mình vô tình đã gây ra tổn thương, áp lực đối với những cá nhân đó. Điều đó đang gián tiếp khiến những cá nhân bị chỉ trích rơi vào trạng thái tâm lý: Stress, trầm cảm, ám thị, tự tử… ngày càng nhiều hơn khi sức ảnh hưởng của mạng xã hội vô cùng lớn.
![]() |
Tự do ngôn luận là nguyên nhân khiến môi trường mạng xã hội đang bị vấy bẩn |
Cùng với sự tự do ngôn luận trên mạng xã hội, thì hiện tượng “streamer” cũng không được kiểm soát chặt chẽ. thời gian qua, mạng xã hội dường như là một khu vực riêng, nơi các YouTuber, TikToker, Facebooker thể thoải mái sáng tạo nội dung. Chính vì vậy, một bộ phận trong cộng đồng này đã như lạm dụng những từ ngữ thiếu văn hóa và không phù hợp trên mạng xã hội, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường mạng xã hội và ảnh hưởng trực tiếp đến các em nhỏ khi tiếp xúc với các nền tảng này.
Tiến sĩ, chuyên gia tâm lý Nguyễn Hải Anh lý giải: “Nguyên nhân của bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội là do việc giao tiếp trên internet là sự ngang hàng, thông tin được chuyển đi một cách đa dạng và khó kiểm soát. Trên không gian mạng, mọi ranh giới dường như bị xoá nhòa, vì vậy tất cả các cá nhân đều có thể chủ động tham gia thảo luận và đưa ra những quyết định của bản thân.
![]() |
Mọi ranh giới và chuẩn mực đạo đức đang bị xóa nhòa trên không gian mạng |
“Bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội không phải là hiện tượng chỉ xảy ra ở Việt Nam mà trên thế giới hiện tượng này cũng tương đối phổ biển. Bạo lực có thể xuất phát từ những bức xúc của công chúng về một vấn đề xã hội chưa được giải quyết thấu đáo, cũng có thể xuất phát từ sự thiếu hiểu biết, bị kích động dẫn đền tâm lý a dua. Nó cũng xuất phát từ việc chúng ta được tự do thể hiện quan điểm cá nhân.
Giải pháp tốt nhất để hạn chế vấn đề bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội tốt nhất chính là chúng ta quay lại với vấn đề nhận thức. Nhận thức dẫn đến thái độ và thái độ quyết định, tạo ra hành động. Khi con người nhân thức được những giá trị cơ bản của tốt - xấu, đúng - sai thì mọi vấn đề sẽ dễ dàng được giải quyết”, chuyên gia cho biết thêm.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tháng 5 – mùa ký ức gọi tên

Lan tỏa tinh thần Trường Sa, ý chí DK1

Hoa khôi trường Công nghiệp và hành trình vượt qua giới hạn bản thân

Giỏi ngoại ngữ, Gen Z tự tin bước ra thế giới từ tuổi teen

Học tủ, học vẹt, luyện đề: Những "lối mòn" ôn thi cần thay đổi

Thi tài tiếng Anh, cán bộ trẻ “rinh” nhiều phần thưởng hấp dẫn

Phú Yên thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên

Góp sức trẻ hỗ trợ công tác giải phóng mặt bằng

Cơ hội và tương lai phát triển bền vững cho người trẻ
