Tag
Hội thảo khoa học quốc tế “20 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội”

Bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long

Tin tức 08/09/2022 11:16
aa
TTTĐ - Sáng 8/9, tại lễ Khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế “20 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội”, đồng chí Trần Sỹ Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội bày tỏ mong muốn các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý tham góp nhiều ý tưởng tâm huyết, sáng tạo, đưa ra các giải pháp khả thi để gìn giữ và phát huy giá trị di sản.
Bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản Hoàng thành Thăng Long

Những kết quả của Hội thảo sẽ là cơ sở khoa học để thành phố Hà Nội xây dựng phương án khôi phục và tái hiện các di sản kiến trúc cung điện trong thời gian tới; Đặc biệt là các giải pháp ứng dụng công nghệ dưới dạng di sản số...

Hơn 1.000 năm trước, vào thế kỷ XI - năm 1010, đất Thăng Long xưa - Hà Nội nay được Vua Lý Thái Tổ chọn làm Kinh đô của nước Đại Việt và đặt tên là Thăng Long với mong muốn Kinh đô ngày càng phồn thịnh như linh vật rồng thiêng bay lên. Trong suốt hơn 10 thế kỷ, từ thời Lý (thế kỷ XI - thế kỷ XII) đến thời Nguyễn (thế kỷ XIX - thế kỷ XX), các triều đại phong kiến Việt Nam đã liên tục kế thừa, xây dựng và phát triển với vai trò, vị trí là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế của cả nước.

Trải qua bao biến thiên của lịch sử, dấu tích kinh thành Thăng Long còn hiển hiện qua hệ thống di tích, di vật được tìm thấy tại Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long ngày nay.

Đồng chí Trần Sỹ Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội phát biểu khai mạc Hội thảo
Đồng chí Trần Sỹ Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội phát biểu khai mạc Hội thảo

Có thể nói, cuộc khai quật khu di tích Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là cuộc khai quật lớn trong lịch sử ngành khảo cổ học Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Những khai quật đầu tiên được tiến hành vào tháng 12 năm 2002, tại di chỉ khảo cổ học 18 Hoàng Diệu, Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Kết quả khai quật đã phát lộ những dấu tích của Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội trong tiến trình lịch sử trải dài 13 thế kỷ với các di tích và tầng văn hóa chồng xếp lên nhau. Đây là một quần thể di tích, di vật mang bề dày lịch sử - văn hóa lâu đời; Là một di tích văn hóa, lịch sử và khảo cổ tiêu biểu; Là bằng chứng vật chất, phản ánh trình độ kỹ thuật cao, chứa đựng các giá trị về lịch sử, kiến trúc và nghệ thuật. Đồng thời, phản ánh sự giao thoa văn hóa trong một quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc biệt của di tích, năm 2009 Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam đã quyết định xếp hạng Di tích lịch sử và khảo cổ Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là Di tích quốc gia đặc biệt.

Gần một thập kỷ kể từ ngày phát lộ, năm 2010, Khu di tích Hoàng thành Thăng Long đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa của thế giới, đúng vào dịp tổ chức Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Các đại biểu tham quan mô hình Hoàng thành Thăng Long bên lề Hội thảo
Các đại biểu tham quan mô hình Hoàng thành Thăng Long bên lề Hội thảo

Kể từ đó đến nay, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, UBND thành phố Hà Nội và các Bộ, ngành Trung ương đã dành sự quan tâm đặc biệt, nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của khu di sản. Thành phố đã thành lập Ban Chỉ đạo triển khai dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di sản Hoàng thành Thăng Long và Khu di tích Cổ Loa; Chỉ đạo thực hiện nghiêm những cam kết của Chính phủ Việt Nam đối với khuyến nghị của ICOMOS về di sản; Tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu lịch sử, khảo cổ, bảo tồn và giới thiệu, quảng bá nhằm phát huy giá trị của Di sản... để Hoàng thành Thăng Long mãi là niềm tự hào của đất nước và con người Việt Nam.

"Nhằm góp phần nhận thức sâu sắc hơn, toàn diện hơn về những giá trị căn bản của khu Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội nhất là trên các phương diện kiến trúc, cảnh quan, sự giao thoa văn hóa, bảo tồn và phát huy giá trị… tại Hội thảo khoa học quốc tế này, tôi đề nghị và mong muốn các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý hãy tham góp nhiều ý tưởng tâm huyết, sáng tạo, đưa ra các giải pháp khả thi để gìn giữ và phát huy giá trị của di sản.

Những kết quả của Hội thảo sẽ là cơ sở khoa học để thành phố Hà Nội xây dựng phương án khôi phục và tái hiện các di sản kiến trúc cung điện trong thời gian tới; Đặc biệt là các giải pháp ứng dụng công nghệ dưới dạng di sản số. Chúng ta tin tưởng rằng, với sự góp mặt của các chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài nước, Hội thảo khoa học quốc tế hôm nay sẽ thành công tốt đẹp", đồng chí Trần Sỹ Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhấn mạnh.

Đọc thêm

Chủ tịch UBND tỉnh sẽ trực tiếp điều hành công việc của cấp xã khi cần thiết Tin tức

Chủ tịch UBND tỉnh sẽ trực tiếp điều hành công việc của cấp xã khi cần thiết

TTTĐ - Dự Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đề xuất trường hợp cần thiết, Chủ tịch UBND cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo, điều hành việc giải quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của UBND, Chủ tịch UBND cấp xã.
Chính thức đề xuất chỉ định lãnh đạo tỉnh, thành sau sáp nhập Tin tức

Chính thức đề xuất chỉ định lãnh đạo tỉnh, thành sau sáp nhập

TTTĐ - Theo đề xuất của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, từ ngày 1/7/2025, sau khi kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện trên cả nước, sẽ không bầu mà tiến hành chỉ định lãnh đạo tỉnh, thành sau sáp nhập.
Ba lần Bác Hồ thăm Bộ đội Hải quân Tiêu điểm

Ba lần Bác Hồ thăm Bộ đội Hải quân

Trong hành trình cách mạng vĩ đại của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm sâu nặng và sự quan tâm đặc biệt đến các lực lượng vũ trang Nhân dân, trong đó có Hải quân Nhân dân Việt Nam - lực lượng góp phần quan trọng giữ vững chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ Thời sự

Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 71 năm, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ đập tan cố gắng chiến tranh cao nhất của thực dân Pháp, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Ngày 7/5, Quốc hội bàn các vấn đề về tinh gọn bộ máy Tin tức

Ngày 7/5, Quốc hội bàn các vấn đề về tinh gọn bộ máy

TTTĐ - Ngày 7/5, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết, dự án luật liên quan trực tiếp đến tinh gọn bộ máy, sắp xếp các đơn vị hành chính.
Triển khai tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 Tin tức

Triển khai tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 3883/VPCP-PL ngày 06/5/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về việc triển khai tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Ai sẽ chỉ định Chủ tịch UBND, HĐND tỉnh sau sáp nhập? Tin tức

Ai sẽ chỉ định Chủ tịch UBND, HĐND tỉnh sau sáp nhập?

TTTĐ - Dự thảo sửa đổi Hiến pháp nêu đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hình thành sau sáp nhập. Còn Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND sẽ do Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ định.
Khơi thông tiềm năng khoa học công nghệ, thúc đẩy kinh tế tư nhân Tin tức

Khơi thông tiềm năng khoa học công nghệ, thúc đẩy kinh tế tư nhân

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, nếu không dựa vào đổi mới sáng tạo, sau một chu kỳ tăng trưởng kinh tế nhanh, Việt Nam dễ đối mặt với nguy cơ bong bóng thị trường bất động sản, mất cân đối thị trường lao động và tài chính. Luật Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo sẽ là luật đầu tiên giúp khơi thông tiềm năng, đặc biệt cho khu vực kinh tế tư nhân và sự hợp tác công tư
Kiên định mục tiêu đề ra và tập trung thực hiện với quyết tâm cao hơn, hành động quyết liệt hơn Tin tức

Kiên định mục tiêu đề ra và tập trung thực hiện với quyết tâm cao hơn, hành động quyết liệt hơn

TTTĐ - Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 6/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, dù tình hình có khó khăn, thách thức nhiều hơn thuận lợi nhưng đây cũng là cơ hội rất lớn để cơ cấu lại nền kinh tế và tăng cường tính tự lực, tự cường, tự vươn lên. Thủ tướng chỉ rõ 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, với tinh thần kiên trì, kiên định và chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành để thực hiện bằng được các mục tiêu lớn, có tính chiến lược đã đề ra.
Kế hoạch lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp Tin tức

Kế hoạch lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp

TTTĐ - Việc lấy ý kiến Nhân dân, các cấp, ngành cần được thực hiện với các hình thức đa dạng, thích hợp, linh hoạt... tạo điều kiện thuận lợi để các tầng lớp Nhân dân tham gia góp ý.
Xem thêm