Tag

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cấp cứu thành công ca sốc phản vệ nguy kịch

Sức khỏe 03/07/2019 14:00
aa
TTTĐ - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC vừa cấp cứu thành công ca bệnh sốc phản vệ từ độ II chuyển sang độ III (mức độ nguy hiểm có thể lấy đi tính mạng) sau 30 phút ăn sá sùng.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cấp cứu thành công ca sốc phản vệ nguy kịch

Khi có tiền sử dị ứng hãy trao đổi với bác sĩ khi khám và kê đơn thuốc.

Bài liên quan

Ngày gia đình Việt Nam nói không với ung thư gan

Chẩn đoán chính xác bệnh hiếm gặp ở thai phụ có tỉ lệ mắc 1/200.000

Ung thư gan, căn bệnh quái ác đưa Việt Nam vào bản đồ ung thư thế giới

Bệnh đái tháo đường type 2 ngày càng trẻ hóa, nguyên nhân do đâu?

Cảnh giác cúm A - Bệnh mùa đông xuân, nay dễ mắc trong mùa hè

Làm chuyện ấy nhiều lần nhưng bị đau nhiều, nguyên nhân do đâu?

Có tiền sử dị ứng, bệnh nhân bất ngờ rơi vào tình trạng nguy kịch do sự chủ quan

Bệnh nhân Đ.A.D (nam, 26 tuổi, Hà Nội), nhập viện ở Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC trong tình trạng khó thở, ngạt mũi, chảy nước mũi, ngứa, kèm theo ngứa, nổi mẩn đỏ toàn thân sau khi ăn sá sùng – một loại hải sản biển chỉ khoảng 30 phút.

Sá sùng - loại hải sản biển ngon, nhưng dễ gây dị ứng.
Sá sùng - loại hải sản biển ngon, nhưng dễ gây dị ứng.

Bệnh nhân D cho biết có tiền sử dị ứng với hải sản, thuốc giảm đau chứa Codein, hen phế quản, nhưng không tái phát, đã ngừng điều trị duy trì hơn một năm.

Tại Phòng Cấp cứu, qua thăm khám ban đầu xác định bệnh nhân bị phản vệ nặng (độ II) do dị ứng thức ăn. Lúc đó, bệnh nhân có da và niêm mạc đỏ hồng, xuất hiện sần và phù rải rác toàn thân, mạch nhanh nhưng thân nhiệt bình thường và còn tỉnh táo.

Xét nghiệm phân tích máu cho thấy các chỉ số bạch cầu lympho, men gan, và dị ứng đều tăng. Vì vậy, bác sĩ cho người bệnh nằm tư thế đầu thấp chân cao, tiến hành tiêm bắp Adrenalin, truyền dịch tinh thể và thở oxy mask.

Tuy nhiên, sau 30 phút theo dõi, bệnh nhân có dấu hiệu chuyển sang sốc phản vệ nguy kịch (độ III) với các dấu hiệu kích thích, vã mồ hôi lạnh, mạch nhanh 140 lần/phút, huyết áp tụt, khó thở.

Trước sự nguy kịch đó, bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế, duy trì bơm tiêm điện Adrenaline tĩnh mạch và các thuốc cấp cứu khác, thở oxy qua mask, theo dõi huyết áp trên màn hình monitor. Sau 3 giờ điều trị tích cực, bệnh nhân dần tỉnh táo trở lại, các chỉ số sinh tồn như huyết áp, mạch, oxy trong máu được đưa về mức ổn định. Bệnh nhân được tiếp tục theo dõi sát các dấu hiệu sinh tồn.

Nguyên nhân gây sốc phản vệ

Phản vệ là một phản ứng nghiêm trọng gây ra nhiều bệnh cảnh lâm sàng khác nhau, nhưng có đặc điểm chung là xuất hiện nhanh và có thể dẫn đến tử vong. Thường do nguyên nhân phản ứng dị ứng. Các dấu hiệu phản vệ thường xuất hiện rất nhanh, đột ngột từ vài phút đến vài giờ sau tiếp tiếp xúc với dị nguyên như: thuốc, bị côn trùng đốt, hay sau khi ăn thức ăn lạ.

Dị ứng, một trong những biểu hiện của sốc phản vệ.
Dị ứng, một trong những biểu hiện của sốc phản vệ.

BSCKI. Nguyễn Minh Thắng - Phó Khoa Nội, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cho biết: “Tỉ lệ dị ứng ở trong cộng đồng rất cao. Phản ứng dị ứng là một phản ứng nặng và có thể chuyển độ rất nhanh từ nặng lên nguy kịch hoặc ngưng hô hấp tuần hoàn. Ngoài ra nhiều trường hợp còn xuất hiện phản vệ pha 2, tức là lại rơi vào tình trạng phản vệ sau đó dù đã được xử lý cấp cứu ổn định. Như trường hợp bệnh nhân D., này, từ phản vệ mức độ nặng (độ II) chuyển rất nhanh thành sốc phản vệ (độ III) và tiếp tục xảy ra phản vệ pha 2 ngay trong tối hôm đó”.

Qua đó, bác sĩ khuyến cáo tất cả bệnh nhân dị ứng phải theo dõi tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế được trang bị thuốc cấp cứu phản vệ trong vòng ít nhất 24 giờ. Với người bệnh có tiền sử dị ứng và từng bị dị ứng nên trang bị dự phòng thuốc chống dị ứng trong người.

Phòng ngừa dị ứng và sốc phản vệ bằng cách nào?

Để phòng ngừa và giảm thiểu xảy ra dị ứng, tai biến sốc phản vệ, bạn hãy lưu ý những nguyên tắc sau:

- Nếu có tiền sử dị ứng, bạn nên trao đổi với bác sĩ khi khám bệnh và kê đơn thuốc. Ngoài ra, hãy luôn mang theo các loại thuốc giải dị ứng trong người.

- Khi đang dùng thuốc, nếu xuất hiện cảm giác bất thường như bồn chồn, hốt hoảng, tê lưỡi, khó thở,... hãy nói ngay với bác sĩ để dừng lại và xử lý kịp thời.

- Tất cả các bệnh nhân nếu sử dụng thuốc tiêm – truyền nên được nhập viện nội trú hoặc theo dõi sau tiêm truyền thuốc tại các cơ sở y tế có đủ điều kiện theo dõi và xử lý phản vệ.

- Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không tự ý mua và sử dụng thuốc, tiêm truyền thuốc tại nhà.

- Không ăn các thức ăn đã từng gây dị ứng, phản vệ.

Với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, cùng trang bị đầy đủ các phương tiện cấp cứu, trong thời gian vừa qua Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã cấp cứu thành công nhiều trường hợp như ngừng hô hấp tuần hoàn do độc chất “phụ tử” ngâm rượu, phản vệ nguy kịch, sốc mất máu, phình tách động mạch chủ ngực,…

Qua những thành công đó càng thêm minh chứng cho trình độ chuyên môn chuyên môn sâu, giàu kinh nghiệm, tận tâm, sự phối hợp ăn ý của ê-kíp trực luôn vì sức khỏe, vì tính mạng người bệnh.

Đọc thêm

Triển khai hoạt động hưởng ứng hoạt động Ngày Thế giới không thuốc lá Tin Y tế

Triển khai hoạt động hưởng ứng hoạt động Ngày Thế giới không thuốc lá

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành kế hoạch về việc tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá (31/5) và Tuần lễ quốc gia không thuốc lá (25 - 31/5) năm 2025.
5 tiêu chí bắt buộc trong xác định thuốc không kê đơn từ 1/7 Tin Y tế

5 tiêu chí bắt buộc trong xác định thuốc không kê đơn từ 1/7

TTTĐ - Bộ Y tế đã ban hành Thông tư quy định việc đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc, trong đó quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dược, trong đó có quy định về thuốc không kê đơn.
Các bệnh viện sẵn sàng các biện pháp phòng chống COVID-19 Tin Y tế

Các bệnh viện sẵn sàng các biện pháp phòng chống COVID-19

TTTĐ - Trước tình hình COVID-19 có xu hướng quay trở lại theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, bám sát các chỉ đạo của Bộ Y tế, TP Hà Nội đã duy trì các biện pháp phòng dịch COVID-19.
Ứng dụng chuyển đổi số trong dược lâm sàng Tin Y tế

Ứng dụng chuyển đổi số trong dược lâm sàng

TTTĐ - Ngày 22/5, Sở Y tế Hà Nội đã tổ chức Hội thảo khoa học “Dược lâm sàng trong sử dụng thuốc” tại Bệnh viện Đa khoa huyện Quốc Oai.
Thêm một bệnh viện triển khai bệnh án điện tử Tin Y tế

Thêm một bệnh viện triển khai bệnh án điện tử

TTTĐ - Ngày 22/5, Bệnh viện Đa khoa huyện Hoài Đức tổ chức hội nghị thẩm định bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 13 của thành phố triển khai hệ thống này.
Chủ động triển khai phòng, chống COVID-19 trên địa bàn Nhịp sống phương Nam

Chủ động triển khai phòng, chống COVID-19 trên địa bàn

TTTĐ - Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề nghị các đơn vị trên địa bàn tỉnh khẩn trương triển khai thực hiện các nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn.
Chủ động các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 Tin Y tế

Chủ động các biện pháp phòng chống dịch COVID-19

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội chủ động theo dõi sát diễn biến dịch, phát hiện sớm các chùm ca bệnh trong cộng đồng để xử lý kịp thời, ngăn chặn lây lan COVID-19.
Lập 15 tổ kiểm tra về dược phẩm, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm An toàn thực phẩm

Lập 15 tổ kiểm tra về dược phẩm, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm

TTTĐ - Trong tháng cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ kéo dài từ nay đến 15/6/2025, Bộ Y tế đã thành lập 15 tổ kiểm tra liên quan đến lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm, y dược cổ truyền, sữa, thực phẩm...
Ký kết hợp tác nâng cao chất lượng điều trị ung thư Tin Y tế

Ký kết hợp tác nâng cao chất lượng điều trị ung thư

TTTĐ - Pfizer Việt Nam và Bệnh viện Ung Bướu TP HCM chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) nhằm nâng cao chất lượng điều trị ung thư tại Việt Nam.
Đảm bảo y tế kỳ thi vào lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT Tin Y tế

Đảm bảo y tế kỳ thi vào lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội đã ban hành Kế hoạch đảm bảo y tế cho kỳ thi vào lớp 10 và thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia trên địa bàn thành phố năm 2025.
Xem thêm