Bí quyết tránh"rơi điểm" khi làm bài thi môn Toán
Chia sẻ thú vị của nam sinh giành điểm 10 môn Toán Giáo viên Thủ đô chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao chất lượng dạy học môn Toán |
Bằng kinh nghiệm nhiều năm ôn thi cho học sinh vào lớp 10, cô Vũ Thị Chung, giáo viên Toán, trường THCS Nguyễn Du, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã tổng hợp lại những điều cần lưu ý, giúp các em hạn chế được các lỗi nhỏ nhất, tránh rơi điểm khi làm bài thi.
Theo cô Chung, đề thi vào lớp 10 môn Toán ở Hà Nội sẽ theo hình thức tự luận 5 bài, tính theo thang điểm 10, trong đó phần đại số chiếm 6 - 6,5 điểm; phần hình chiếm 3 - 3,5 điểm, thời gian làm bài 120 phút.
Cô Vũ Thị Chung là giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm ôn thi môn Toán tại trường THCS Nguyễn Du |
Những năm gần đây, cấu trúc chung của đề thi vào lớp 10 môn Toán gần như ít thay đổi. Điều này là thuận lợi lớn đối với học sinh để có thể tập trung ôn thi, giảm bớt phần nào gánh nặng thi cử.
Cấu trúc đề thi sẽ có sự phân hóa phù hợp với năng lực của mỗi học sinh, kiến thức cơ bản đạt khoảng 70 - 75%. Muốn đạt được điểm cao, các em cần có chiến lược làm bài rõ ràng, đặc biệt với những em muốn đạt được từ điểm 8,5 trở lên.
Thứ nhất, khi nhận đề các em không nên chưa đọc qua một lần đề thi mà làm luôn. Điều này có thể dẫn đến việc suốt cả thời gian thi học sinh chỉ làm được một câu.
Các em nên đọc từ đầu đến cuối để xem câu nào có thể làm được, câu nào cần nhiều thời gian hơn và phân chia làm câu nào trước, câu nào sau. Thường đề thi chia làm ba mức độ.
Mức 1: Câu dễ, học sinh nên viết trực tiếp vào bài thi, không nhất thiết phải trình bày từ giấy nháp trước để tiết kiệm thời gian và nên làm trước.
Mức 2: Học sinh tập trung suy nghĩ, tìm hướng giải những câu có thể làm được, nháp những hướng cơ bản trước khi làm.
Các em học sinh lớp 9 trường THCS Nguyễn Du bình tĩnh, tự tin trước kỳ thi... |
Mức 3: Học sinh nên làm những câu khó sau cùng. Bởi nếu chọn câu khó làm trước, các em sẽ mất nhiều thời gian mà được ít điểm. Trường hợp không làm được, các em sẽ mất bình tĩnh trong những phần tiếp theo.
Thứ hai, khi bắt đầu làm bài, các em cần cố gắng đọc thật kỹ đề để tránh hiện tượng nhầm hướng giải cho bài toán.
Học sinh cần thực hiện tốt các cấu hình cơ bản, làm thành thạo để ghi nhớ các kết quả đặc biệt trên mỗi cấu hình, rèn luyện khả năng kết nối các góc trên đường tròn, phát hiện và khai thác các tứ giác nội tiếp; chứng minh bất đẳng thức, bất phương trình; tìm giá trị lớn nhất (GTLN), giá trị nhỏ nhất (GTNN); các phương trình bậc cao.
Chẳng hạn, câu hỏi phụ của bài toán rút gọn; Bài toán liên quan phương trình bậc hai, đường thẳng và parabol các em thường dễ nhầm lẫn cách làm vì không đọc kỹ đầu bài và chưa phân biệt được các dạng nhỏ. Vì vậy, việc phân loại là rất quan trọng.
Câu hỏi phụ của bài toán rút gọn:
|
Bài toán liên quan phương trình bậc hai, đường thẳng và parabol:
Thứ ba, các em nên cố gắng trình bày đủ ý, lời giải, các ý nhỏ cần thiết, kiểm tra kỹ lại bài thi trước khi nộp để không mất đi những điểm 0,25 đáng tiếc.
Ngoài ra, học sinh cần tuân thủ quy chế dự thi để tránh bị nhắc nhở, hoặc mắc những lỗi trừ điểm gây ảnh hưởng tới tâm lý làm bài và mất điểm bài thi.
"Chúc các em có một tâm lí vững vàng, một sức khỏe thật tốt cùng hành trang kiến thức để vượt qua kì thi với một kết quả xứng đáng nhất", cô Chung nhắn nhủ đến học sinh 2K9.