Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Bùi Văn Cường được đề cử bầu làm Tổng Thư ký Quốc hội
![]() |
Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Bùi Văn Cường được đề cử bầu làm Tổng thư ký Quốc hội. |
Theo chương trình kỳ họp, sau khi trình danh sách nhân sự, Quốc hội sẽ thảo luận ở Đoàn về dự kiến nhân sự để bầu làm Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội.
Sáng mai (7/4), Quốc hội sẽ bầu chức danh nói trên bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Ông Bùi Văn Cường sinh năm 1965, là Tiến sĩ Kỹ thuật an toàn hàng hải, Thạc sĩ An toàn hàng hải, Kỹ sư Điều hành tàu biển, Cử nhân Anh văn; quê ở thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI (dự khuyết), XII, XIII; đại biểu Quốc hội khóa XIII, XIV.
Ông từng là giảng viên, Phó bí thư, Bí thư Đoàn Trường Đại học Hàng Hải; Bí thư Trung ương Đoàn. Tháng 4.2008, khi đang là Bí thư Ban Chấp hành T.Ư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, ông Cường được Ban Bí thư điều động, phân công giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai.
Đến tháng 9.2011, ông được Bộ Chính trị điều động về công tác tại Ban Dân vận T.Ư và giữ chức Phó trưởng ban. Tháng 6.2012, ông Cường được Bộ Chính trị điều động giữ chức Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp T.Ư và công tác tại đây cho đến năm 2016.
Năm 2016, ông Cường được Bộ Chính trị điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Từ tháng 7.2019, ông được điều động tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk. Tháng 10.2020, ông tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk và tháng 1.2021 được bầu làm Ủy viên T.Ư Đảng khóa XIII.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp gỡ cán bộ Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Kazakhstan

Nắm chắc tư tưởng Nhân dân khi lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp

Kỳ họp thứ 10 sẽ xem xét thông qua Luật Báo chí (sửa đổi)

Sửa đổi Hiến pháp là bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo

Ngày 6/5, Quốc hội sẽ bàn về vấn đề gì?

Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ phải bảo đảm chất lượng, súc tích, trọng tâm

Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp

Quốc hội chốt sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

Việc sửa đổi Hiến pháp phải tiến hành thận trọng, khách quan
