Tag

Biết hổ thẹn làm nên nhân cách của người làm báo!

Nhịp sống trẻ 21/06/2017 14:30
aa
TTTĐ.VN - Từng phát khóc vì không có tiền đổ xăng đi viết bài, rồi cũng đã từng đứng trước rất nhiều lời mời gọi hấp dẫn “đổi tiền lấy bài viết” nhưng nhà báo Nguyễn Quang Anh (báo Công an nhân dân) vẫn giữ vững, lập trường, quan điểm của mình. Với anh, đồng tiền không mua được nhân cách của người làm báo chân chính…

Biết hổ thẹn làm nên nhân cách của người làm báo!

Kỷ niệm đong đầy nước mắt

Sinh năm 1983 trong một gia đình làm nghề gỗ truyền thống ở xã Thanh Cao (huyện Thanh Oai, Hà Nội), anh Quang Anh tâm sự: Không giống như nhiều ông bố, bà mẹ khác thích con phải đỗ đạt, học hành, bố anh lại có suy nghĩ khá dị biệt. Ông muốn anh ở nhà theo nghề mộc, làm nông. Ngày anh thi đỗ đại học, bố anh… buồn ra mặt và buông một câu lạnh ngắt: “Thôi, mày thích oai oách với đời thì đi học, còn để giàu có thì đừng đi”.


Biết hổ thẹn làm nên nhân cách của người làm báo!
Nhà báo Nguyễn Quang Anh

Đến bây giờ, sau hơn 10 năm lăn lộn với nghề, anh thấy những điều bố nói… phần nào đúng. Đặc biệt là đối với nghề của anh - nghề báo mà như nhiều người vẫn thường đùa vui nói: “Nhà văn, nhà báo, nhà giáo - nhà nghèo”. Chưa từng mộng tưởng nuôi chí làm giàu từ nghề làm báo, anh Quang Anh khẳng định, mình theo đuổi nghề đơn giản chỉ vì yêu, vì say.

Nhớ lại những ngày đầu ra trường, nhà báo Quang Anh chia sẻ: “Tôi vẫn nhớ, năm 2005, ra trường không xin được việc, tôi lang thang cộng tác với nhiều báo khác nhau. Có lúc, ngồi quán trà đá mà tôi phát khóc vì không có tiền đổ xăng để đi viết bài, phải đi nhặt nhạnh từng mẩu tin ngắn. Sau đó, tôi được nhận vào Doanh nhân Sài Gòn cuối tháng cộng tác với mức lương 1 triệu đồng/tháng”.

Sau này, anh Quang Anh chuyển sang làm một vài báo khác như Du lịch, vài tờ chuyên về pháp luật, Vietnamnet và “đầu quân” cho báo Công an nhân dân được khoảng 7 - 8 năm nay.

Là phóng viên chuyên viết phóng sự xã hội, anh có cơ hội được đi nhiều nơi, trải nghiệm với nhiều đề tài gai góc. Anh bảo, đồng nghiệp hay gọi anh là “Chí Phèo” bởi biệt tài “ăn vạ”, nhất là ăn vạ cơ quan chức năng. Có lần, để theo đuổi 1 cuộc phỏng vấn, anh mang cả võng vào phòng ông chủ tịch xã và tuyên bố: “Em sẽ nằm đây đến khi nào anh trả lời mới đi”. Anh hăng say kể về những chuyến đi của mình đầy phấn khích xen lẫn niềm tự hào và cả những trải nghiệm khó quên. Đó là chuyến đi dài nhất trên chiếc xe máy từ Hà Nội vào Huế ròng rã suốt 3 tháng trời. Đến lúc về, mệt quá, anh cho xe máy lên tàu… Hay loạt bài buồn nhất về đề tài bạo lực gia đình với những giọt nước mắt của một nam nhà báo khi phỏng vấn biết bao phận đời phụ nữ bất hạnh bị bạo hành.

“Điều thú vị nhất khi làm nghề là tôi đã giúp những người dân nói lên tiếng nói của mình khi họ không biết phải làm cách nào để phản ánh bức xúc đến cơ quan chức năng để được giải quyết một cách “thấu tình, đạt lý”, anh chia sẻ. Ví dụ điển hình nhất là bài viết anh phản ánh về cuộc sống không có điện của hàng trăm hộ dân giữa lòng thủy điện Hòa Bình. Anh kể: “Bài viết đó tôi thực hiện ở Kim Bôi (Hòa Bình). Nơi đó, mấy chục năm qua bà con không biết đến điện là gì trong khi đó điện lưới chạy qua nhà. Sự thiếu thốn, lạc hậu của người dân đạt đến độ, đêm giao thừa, họ chỉ biết ra sân đứng, nhìn về phía nào sáng nhất thì đó là Thủ đô. Tôi lên đó vào đúng ngày nắng nóng nhất, cả làng kéo nhau vào trong hang ngủ…”.

Hạnh phúc là, sau bài viết “Xóm đèn dầu giữa lòng thành phố” với bút danh Phong Anh, chính quyền đã làm trạm điện để đưa ánh sáng văn minh về với người dân. “Ngày có điện, ở đó vui như mở hội. Bà con gọi điện cho tôi lên chung vui cùng. Lúc quay về, mỗi gia đình có ý tặng tôi 1 con gà nhưng tôi chỉ nhận 1 con và làm thịt ngay tại đó để liên hoan mừng cho bà con”, kể đến đây, ánh mắt anh lấp lánh niềm hạnh phúc…

Đến những hiểm nguy và bất trắc

Không theo dõi chuyên sâu về một lĩnh vực nào, cứ ở đâu có thông tin hay, đề tài nóng, anh Quang Anh lại “một mình một ngựa”, xách ba lô lên và đi. Có khoảng thời gian, anh đi công tác nhiều hơn ở nhà, ăn ngủ với dân là chuyện quá đỗi thường tình. Anh bảo, làm báo, nếu không được dân tin tưởng, ủng hộ thì không thể làm được gì, đặc biệt là với những loạt bài phản ánh tiêu cực.

Anh Quang Anh tâm sự: “Tôi nhớ mãi khi đi làm về vụ phá rừng Ba Bể ở Bắc Kạn. Lên đến nơi, tôi không quen ai, khó khăn lắm. Tôi đã lang thang quán nước, gợi chuyện và được người dân chia sẻ những bức xúc về tình trạng chặt phá rừng. Sau đó, có 1 bác tên Thẩn đã cho tôi về nhà bác ngủ. Ngày ngày, bác dẫn tôi đi khắp các cánh rừng bị phá để thu thập thông tin. Mà bạn biết đấy, chuyện dẫn đường vào vùng “nóng” như vậy không phải ai cũng dám làm bởi người ta rất sợ bị trả thù”.

Một loạt đề tài đi vào các vấn đề nóng của xã hội cũng được nhà báo trẻ Quang Anh thực hiện thành công và nhận được đánh giá cao từ dư luận xã hội vì có sự giúp đỡ của người dân: Vụ cả làng làm nghề đồng nát bị nhiễm chì, vụ bóng bì bẩn ở Hưng Yên hay vụ cả làng thu mua lợn chết ở Thường Tín (Hà Nội) đúng vào những ngày dịch tai xanh đang hoành hành…

Nghe anh kể, tôi có cảm giác như đang được cùng anh trải qua những phút tác nghiệp đầy phấn khích, say mê ấy. Anh bảo, nói về những kỷ niệm với nghề, chắc chắn vài ngày kể không hết chuyện. Có vui, có buồn, có cả tự hào cùng với những xót xa. Hiểm nguy luôn rình rập với những phóng viên làm phóng sự xã hội khi bị các thế lực xấu đe dọa là điều khó tránh khỏi nhưng điều khiến anh Quang Anh thấy đượm buồn là bởi một số nơi, cứ nghe đến hai chữ “phóng viên” hay “nhà báo” là người dân lại cực kỳ phẫn nộ. “Họ không có thiện cảm cũng là có lý do chính đáng của họ. Bởi chính một bộ phận nhà báo không làm bằng lương tâm và tình yêu nghề, cố tình bẻ cong ngòi bút để đào hố tự chôn mình” - anh chia sẻ.

Bằng tài ăn nói khéo léo, sự chân thành, nhà báo Quang Anh đã nhận được nhiều tình cảm yêu mến và sự giúp đỡ của người dân trên mỗi chặng đường anh qua, mỗi đề tài nóng anh tiếp cận. Trầm ngâm bên chén trà nóng, nhớ về những ngày lang thang trên các cung đường để theo đuổi đề tài, anh chia sẻ: “Không giàu lên bằng nghề nhưng tôi luôn hạnh phúc vì mình làm nghề một cách “sạch sẽ”. Nói thật, trong 1 năm, ngày 21/6 - ngày “giỗ nghề” là ngày tôi nhàn nhã nhất vì không có ai mời ăn uống, gặp mặt chúc mừng, chỉ có vài người bạn chúc mừng trên facebook, một số người dân tận Hà Tĩnh, Quảng Bình hay các tỉnh xa gọi điện. Trong đó, có một chú trong Hà Tĩnh, gia đình nghèo, cả 3 người mắc bệnh ung thư. Tôi viết bài và qua đó có một số tổ chức, cá nhân giúp đỡ gia đình chú. Lần nào ra Hà Nội, chú cũng gọi điện cho tôi để chú cháu đi uống nước chè. Lúc ấy, tôi thấy đời làm báo hạnh phúc thế. Hạnh phúc gấp nhiều lần được lãnh đạo một đơn vị nào đó mời cơm”.

Từng nhận được rất nhiều cơ hội kiếm tiền hấp dẫn, đánh đổi một bài viết lấy nhiều tháng lương, nhuận bút nhưng anh Quang Anh cho biết, với anh, đồng tiền không làm nên nhân cách của người làm báo. “Nghề báo với tôi cũng là một công việc như bao công việc khác, như bố tôi làm một chiếc tủ đẹp, có nhiều người mua, nhiều người dùng. Tôi chỉ kỳ vọng bài viết của mình được sếp đăng mà không bị loại, bảo vệ được cho lẽ phải. Làm báo ngày càng khốc liệt. Tuy nhiên, sự khốc liệt và cạnh tranh nào cũng có cái giá của nó. Không nên lấy nhuận bút thấp, cơ chế khắt khe để bao biện cho những việc làm sai trái, mượn danh báo chí để làm lợi một cách phi pháp…”, nhà báo Quang Anh trải lòng.


Ngọc Minh

Tin liên quan

Đọc thêm

“Chia lửa” thủ tục hành chính cùng người dân Camera 360 trẻ

“Chia lửa” thủ tục hành chính cùng người dân

TTTĐ - Sự phối hợp nhịp nhàng giữa đội ngũ cán bộ "Một cửa" và tinh thần xung kích của đoàn viên, thanh niên tình nguyện đã trở thành cầu nối quan trọng, giúp người dân thực hiện thủ tục hành chính thuận lợi hơn. Hình ảnh chính quyền địa phương 2 cấp thân thiện, gần dân cũng được lan tỏa.
Những “người truyền lửa” trong bộ máy chính quyền mới Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Những “người truyền lửa” trong bộ máy chính quyền mới

TTTĐ - Từng là những thủ lĩnh phong trào thanh niên của tỉnh Bình Dương, chị Trần Thị Diễm Trinh và chị Nguyễn Thanh Thảo vừa được điều động giữ các chức vụ chủ chốt tại cấp cơ sở TP Hồ Chí Minh. Hành trình mới không chỉ là sự tiếp nối lý tưởng cống hiến, mà còn là minh chứng sinh động cho chủ trương trẻ hóa, làm mới đội ngũ cán bộ ở cơ sở, nơi gần dân nhất, thiết thực nhất.
Giáo dục giới tính cho người trẻ: Không dạy kiểu “mạnh ai nấy làm” Nhịp sống trẻ

Giáo dục giới tính cho người trẻ: Không dạy kiểu “mạnh ai nấy làm”

TTTĐ - Trên thực tế, giáo dục giới tính trong trường học vẫn còn rời rạc, thiếu chiều sâu và chưa thực sự đồng bộ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Khi học sinh còn “tự mò mẫm” qua mạng, phụ huynh thì lúng túng, còn giáo viên e dè vì thiếu chuyên môn, những lỗ hổng kiến thức giới tính đang để lại hệ lụy rõ rệt cho thế hệ trẻ. Muốn giáo dục giới tính hiệu quả, không thể chỉ dừng ở một vài buổi chuyên đề, mà cần cả một chiến lược phối hợp bài bản, lâu dài và khoa học từ nhiều phía.
Anh Hà Đức Hải làm Bí thư Tỉnh Đoàn Lào Cai sau hợp nhất tỉnh Nhịp sống trẻ

Anh Hà Đức Hải làm Bí thư Tỉnh Đoàn Lào Cai sau hợp nhất tỉnh

Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã có quyết định về việc chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư và Ủy ban Kiểm tra lâm thời Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Lào Cai (sau khi hợp nhất tỉnh Lào Cai và Yên Bái). Trong đó, anh Hà Đức Hải được chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh Đoàn Lào Cai mới từ 1/7.
TP Hồ Chí Minh: Sắc xanh đồng hành cùng UBND phường, xã Camera 360 trẻ

TP Hồ Chí Minh: Sắc xanh đồng hành cùng UBND phường, xã

TTTĐ - Hơn 150 chiến sĩ tình nguyện Mùa Hè xanh Phân hiệu Học viện Hành chính và Quản trị công tại TP Hồ Chí Minh năm 2025 vừa ra quân vào ngày 30/6, khởi động một mùa Hè đầy ý nghĩa, đồng hành cùng địa phương.
Cú hích chiến lược cho hệ sinh thái khởi nghiệp Nhịp sống trẻ

Cú hích chiến lược cho hệ sinh thái khởi nghiệp

TTTĐ - Ngày 30/6, Diễn đàn khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo HUB Forum Hanoi 2025: The Next Challenge được tổ chức tại Cung Thanh niên, Hà Nội, quy tụ hàng trăm startup, doanh nghiệp, quỹ đầu tư, tổ chức chính sách và đối tác quốc tế, mở ra không gian kết nối chiến lược, chia sẻ tri thức và thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam.
Gen Z với tương lai của nền hành chính hiện đại Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Gen Z với tương lai của nền hành chính hiện đại

TTTĐ - Hôm nay, thành phố Hà Nội cùng các tỉnh, thành trên cả nước chính thức công bố mô hình chính quyền địa phương hai cấp, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong tiến trình cải cách bộ máy hành chính và xây dựng nền quản trị hiện đại. Đây không chỉ là sự kiện lớn của hệ thống chính trị, mà còn là dấu mốc đáng ghi nhớ đối với thế hệ trẻ, những người sống, làm việc và đồng hành cùng chính quyền mới.
Chính quyền hai cấp và sự kỳ vọng của người trẻ Nhịp sống trẻ

Chính quyền hai cấp và sự kỳ vọng của người trẻ

TTTĐ - Sáng nay (30/6), thành phố Hà Nội chính thức công bố quyết định sắp xếp tổ chức lại các đơn vị hành chính theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp: cấp thành phố và cấp xã. Đây là dấu mốc quan trọng trong lộ trình đổi mới bộ máy hành chính, hướng tới một nền quản trị tinh gọn, hiệu quả, phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.
Sứ mệnh của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của Đảng Camera 360 trẻ

Sứ mệnh của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của Đảng

TTTĐ - Sáng 30/6, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn tổ chức Hội thảo khoa học “Sứ mệnh của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của Đảng” kỷ niệm 100 năm thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên (6/1925 - 6/2025).
Cán bộ trẻ và trách nhiệm trước mô hình chính quyền mới Hoạt động Mặt trận

Cán bộ trẻ và trách nhiệm trước mô hình chính quyền mới

TTTĐ - Ngày 30/6 - một dấu mốc lịch sử khi Hà Nội cùng các địa phương trong cả nước công bố chính thức mô hình chính quyền địa phương hai cấp để vận hành vào ngày 1/7/2025, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong công cuộc cải cách hành chính. Trong những thời khắc quan trọng này, cán bộ công chức trẻ chính là lực lượng tiên phong, đặt nền móng cho khởi đầu mới bằng chính niềm tin, sự cống hiến và tinh thần trách nhiệm của mình.
Xem thêm