Tag

Bộ GD&ĐT xin ý kiến góp ý Dự thảo quy chế thi tốt nghiệp THPT

Giáo dục 20/05/2020 18:24
aa
TTTĐ - Dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) vừa được Bộ GD&ĐT công bố xin ý kiến góp ý rộng rãi. Quy chế thi tốt nghiệp THPT bao gồm: Quy định chung; Chuẩn bị tổ chức thi; Đối tượng, điều kiện dự thi, tổ chức đăng ký dự thi, trách nhiệm của thí sinh; Công tác đề thi; Coi thi và chấm thi...

Bộ GD&ĐT xin ý kiến góp ý Dự thảo quy chế thi tốt nghiệp THPT

Học sinh thi THPT quốc gia năm 2019

Bài liên quan

Học sinh lớp 12 “chạy nước rút” trước kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020

Thi tốt nghiệp THPT năm 2020 giữ ổn định như năm 2019, thí sinh thi trong 2 ngày

Linh hoạt phương thức xét tuyển, rộng đường cho thí sinh vào đại học

Hà Nội sẽ tổ chức thi thử trực tuyến cho học sinh lớp 12

Bên cạnh đó, quy chế thi bao gồm các quy định về phúc khảo và chấm thẩm định; Xét công nhận tốt nghiệp THPT và cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông; Chế độ báo cáo và lưu trữ; Công tác thanh tra, kiểm tra, khen thưởng, xử lý các sự cố bất thường và xử lý vi phạm; Tổ chức thực hiện...

Kỳ thi tốt nghiệp THPT tổ chức 5 bài thi

Theo dự thảo, kỳ thi tốt nghiệp THPT tổ chức thi 5 bài thi, gồm: 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ; Bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên (KHTN) gồm các môn thi thành phần Vật lí, Hóa học, Sinh học; Bài thi tổ hợp Khoa học xã hội (KHXH) gồm các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình Giáo dục THPT hoặc các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lí đối với thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT.

Để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh học chương trình Giáo dục phổ thông cấp THPT (gọi tắt là thí sinh Giáo dục THPT) phải dự thi 4 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi tổ hợp do thí sinh tự chọn; Thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT (gọi tắt là thí sinh GDTX) phải dự thi 3 bài thi, gồm 2 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn và 1 bài thi bài thi tổ hợp do thí sinh tự chọn. Thí sinh GDTX có thể dự thi bài thi Ngoại ngữ để lấy kết quả xét tuyển sinh.

Thí sinh đã tốt nghiệp THPT và tốt nghiệp Trung cấp tham dự kỳ thi được dự thi các bài thi độc lập, bài thi tổ hợp hoặc các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp theo nguyện vọng.

Ngày thi, lịch thi được quy định trong hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp THPT hằng năm của Bộ GD&ĐT.

Nội dung thi nằm trong chương trình cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12.

Về hình thức thi: Các bài thi Toán, Ngoại ngữ, KHTN và KHXH thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan (gọi chung là bài thi trắc nghiệm); Bài thi Ngữ văn thi theo hình thức tự luận (gọi chung là bài thi tự luận).

Thời gian làm bài thi, môn thi: Ngữ văn 120 phút; Toán 90 phút; Ngoại ngữ 60 phút; 50 phút đối với mỗi môn thi thành phần của bài thi tổ hợp KHTN và KHXH.

Ba đối tượng được dự thi theo dự thảo

Người đã học xong chương trình cấp THPT trong năm tổ chức kỳ thi. Đối tượng này phải đảm bảo được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém; Riêng đối với người học thuộc diện không phải xếp loại hạnh kiểm và người học theo hình thức tự học có hướng dẫn ở GDTX thì không yêu cầu xếp loại hạnh kiểm.

Người đã học xong chương trình cấp THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước. Đối tượng này phải có Bằng tốt nghiệp THCS và phải đảm bảo được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém; Trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại kém về học lực ở lớp 12, phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học đối với một số môn học có điểm trung bình dưới 5 (tại trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc trường phổ thông nơi đăng ký dự thi), đảm bảo khi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm thì đủ điều kiện về học lực theo quy định.

Người đã có bằng tốt nghiệp THPT, người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh. Đối tượng đã tốt nghiệp trung cấp phải đảm bảo học và thi đạt yêu cầu đủ số lượng các môn văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ GD&ĐT.

Các đối tượng dự thi phải đăng ký dự thi và nộp đầy đủ các giấy tờ, đúng thủ tục, đúng thời hạn.

Mỗi tỉnh tổ chức một Hội đồng thi do sở GD&ĐT chủ trì

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thành lập Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia. Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh.

Mỗi tỉnh tổ chức một Hội đồng thi, do sở GD&ĐT chủ trì, để tổ chức thi cho tất cả các thí sinh đăng ký dự thi tại tỉnh. Mỗi Hội đồng thi có các điểm thi để tổ chức khâu coi thi trong kỳ thi.

Giám đốc Sở GD&ĐT ra quyết định thành lập Hội đồng thi và các Ban của Hội đồng thi, gồm: Ban Thư ký; Ban In sao đề thi; Ban Vận chuyển và bàn giao đề thi; Ban Coi thi; Ban Làm phách bài thi tự luận; Ban Chấm thi tự luận; Ban Chấm thi trắc nghiệm; Ban Phúc khảo bài thi tự luận; Ban Phúc khảo bài thi trắc nghiệm.

Thành phần Hội đồng thi: Chủ tịch là Giám đốc Sở GD&ĐT (hoặc Phó Giám đốc Sở GD&ĐT trong trường hợp đặc biệt); Các Phó Chủ tịch là Phó Giám đốc Sở GD&ĐT và một số Trưởng phòng của Sở GD&ĐT; Các ủy viên là lãnh đạo một số phòng của Sở GD&ĐT và Hiệu trưởng trường phổ thông, trong đó Ủy viên thường trực là lãnh đạo phòng có chức năng quản lý công tác thi tốt nghiệp THPT của Sở GD&ĐT (gọi chung là phòng Quản lý thi).

Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng thi: Tiếp nhận đề thi gốc từ Sở GD&ĐT, tổ chức in sao đề thi; Phổ biến, hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện Quy chế thi; Coi thi, bảo quản bài thi, làm phách, chấm thi, chấm phúc khảo; Công bố kết quả thi theo quy định của Quy chế thi; Giải đáp thắc mắc và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến tổ chức kỳ thi; Báo cáo kịp thời với Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia về công tác tổ chức thi của Hội đồng thi; Tổ chức việc tiếp nhận và xử lý thông tin, bằng chứng về vi phạm Quy chế thi theo quy định tại Điều 52 Quy chế này; Tổng kết công tác thuộc phạm vi được giao.

Ngoài ra, Hội đồng thi thực hiện khen thưởng, kỷ luật theo chức năng, quyền hạn và quy định của Quy chế thi; Thực hiện chế độ báo cáo và chuyển dữ liệu thi về Bộ GD&ĐT đúng thời hạn quy định; Chỉ đạo, xử lý các vấn đề diễn ra tại các Ban của Hội đồng thi theo Quy chế thi; Tổ chức bảo quản, đảm bảo an toàn và bảo mật cho đề thi, bài thi và các tài liệu liên quan theo quy định của Quy chế thi; Báo cáo Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia và Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh để xử lý các tình huống vượt thẩm quyền. Hội đồng thi sử dụng con dấu của Sở GD&ĐT.

Điểm xét tốt nghiệp THPT

Điểm xét tốt nghiệp THPT (ĐXTN): Gồm điểm các bài thi thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT theo quy định, điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có) và điểm trung bình cả năm lớp 12; Điểm của từng bài thi được quy về thang điểm 10 để tính ĐXTN.

ĐXTN đối với Giáo dục THPT được tính theo công thức sau:

Bộ GD&ĐT xin ý kiến góp ý Dự thảo quy chế thi tốt nghiệp THPT

Những thí sinh đủ điều kiện dự thi, không bị kỷ luật hủy kết quả thi, tất cả các bài thi để xét công nhận tốt nghiệp đều đạt trên 1 điểm theo thang điểm 10 và có ĐXTN từ 5 điểm trở lên được công nhận tốt nghiệp THPT.

Những thí sinh đủ điều kiện dự thi, được miễn thi tất cả các bài thi trong xét tốt nghiệp THPT theo quy định tại Điều 36 Quy chế này được công nhận tốt nghiệp THPT.

Người học thuộc các đối tượng quy định tại điểm a, b của khoản 1, Điều 12 Quy chế này đủ điều kiện dự thi theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhưng không dự thi hoặc thi không đạt yêu cầu (để được công nhận tốt nghiệp THPT) thì được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.

Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông do hiệu trưởng trường phổ thông nơi thí sinh học lớp 12 cấp.

Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường phổ thông thực hiện việc cấp phát và quản lý Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.

Việc cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông được áp dụng từ ngày 1/7/2020.

Đọc thêm

Trường Mầm non Martin tuyển sinh khóa học đầu tiên tại Quảng Nam Giáo dục

Trường Mầm non Martin tuyển sinh khóa học đầu tiên tại Quảng Nam

TTTĐ - Trường Mầm non Martin thuộc Hệ thống Giáo dục chất lượng cao - Martin Academy bắt đầu tuyển sinh khóa đầu tiên tại Quảng Nam.
Nhiều cơ hội học tập cho học sinh không trúng tuyển THPT công lập Giáo dục

Nhiều cơ hội học tập cho học sinh không trúng tuyển THPT công lập

TTTĐ - Ông Trần Thế Cương - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội khẳng định, trên địa bàn thành phố hiện có nhiều loại hình trường phù hợp với năng lực, nguyện vọng học tập cho những học sinh không trúng tuyển vào các trường THPT công lập.
Những mốc thời gian thí sinh cần lưu ý sau khi thi tốt nghiệp THPT 2024 Giáo dục

Những mốc thời gian thí sinh cần lưu ý sau khi thi tốt nghiệp THPT 2024

TTTĐ - Sau khi thi tốt nghiệp THPT 2024, thí sinh cần lưu ý các mốc thời gian như ngày công bố điểm thi, nộp đơn phúc khảo, đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học...
3 lưu ý quan trọng giúp tăng cơ hội trúng tuyển đại học Giáo dục

3 lưu ý quan trọng giúp tăng cơ hội trúng tuyển đại học

TTTĐ - Trước ngưỡng cửa xét tuyển Đại học năm 2024, PGS.TS Phan Thị Thanh Thảo, Hiệu trưởng trường Đại học Thành Đô chia sẻ về 3 lưu ý quan trọng giúp tăng cơ hội trúng tuyển đại học.
Hà Nội có thêm một trường phổ thông Giáo dục

Hà Nội có thêm một trường phổ thông

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định thành lập thêm một trường phổ thông tư thục.
Tự hào thành tích học trò 2K9 trường THCS Hoàng Mai Giáo dục

Tự hào thành tích học trò 2K9 trường THCS Hoàng Mai

TTTĐ - Trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025, học sinh trường THCS Hoàng Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội đạt thành tích ấn tượng với 73 lượt học sinh đỗ chuyên.
Ấn tượng ngôi trường ở Thủ đô có nhiều học sinh đỗ THPT chuyên Giáo dục

Ấn tượng ngôi trường ở Thủ đô có nhiều học sinh đỗ THPT chuyên

TTTĐ - Trường THCS Thành Công (quận Ba Đình, Hà Nội) gây ấn tượng khi có tới 28 lượt học sinh đỗ lớp 10 trường chuyên, nhiều em đỗ từ 3 chuyên trở lên.
Học sinh cần lưu ý gì sau khi biết điểm chuẩn vào lớp 10? Giáo dục

Học sinh cần lưu ý gì sau khi biết điểm chuẩn vào lớp 10?

TTTĐ - Sau khi biết điểm chuẩn của các trường THPT, học sinh ở Hà Nội cần lưu ý những quy định và mốc thời gian về thủ tục phúc khảo, nhập học do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội ban hành.
Tuyển sinh trực tuyến: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện Giáo dục

Tuyển sinh trực tuyến: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

TTTĐ - Hình thức tuyển sinh trực tuyến đã và đang tạo thuận lợi cho học sinh, phụ huynh, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở nhà trường.
Tiêu chí vàng khi lựa chọn chương trình liên kết của Gen Z Giáo dục

Tiêu chí vàng khi lựa chọn chương trình liên kết của Gen Z

TTTĐ - Trong 10 năm qua, nhiều chương trình liên kết quốc tế được xây dựng. Tuy nhiên, không phải chương trình liên kết nào cũng thuyết phục các Gen Z, những người trẻ đang có xu hướng lựa chọn lộ trình riêng, giúp họ nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường lao động toàn cầu.
Xem thêm