Tag

"Bỏ quên" xây trường học cho con em công nhân

Camera 360 trẻ 08/04/2016 05:28
aa
TTTĐ - Gần đây, liên tiếp các vụ tai nạn xảy đến với trẻ mầm non là con của người lao động tại các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX), đã làm "nóng" dư luận về việc xây dựng trường học cho trẻ ngay tại nơi bố mẹ sinh sống và làm việc… Báo Tuổi trẻ Thủ đô xin gửi đến bạn đọc loạt bài: Xây dựng KCN, KCX “bỏ quên” xây trường học.

TTTĐ - Gần đây, liên tiếp các vụ tai nạn xảy đến với trẻ mầm non là con của người lao động tại các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX), đã làm "nóng" dư luận về việc xây dựng trường học cho trẻ ngay tại nơi bố mẹ sinh sống và làm việc… Báo Tuổi trẻ Thủ đô xin gửi đến bạn đọc loạt bài: Xây dựng KCN, KCX “bỏ quên” xây trường học.

Bài 1: Khóc vì không tìm được trường cho con

Hiện cả nước có khoảng 2,1 triệu công nhân làm việc tại các KCN, KCX, hơn 70% là nữ và hầu hết trong độ tuổi có con nhỏ. Theo đó, nhu cầu học hành tại các KCN là rất lớn, nhưng việc đáp ứng nhu cầu này chưa được quan tâm?

1/5 số trẻ là con công nhân tại KCN, KCX được đi học

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, đến ngày 20/11/2013 tại 58 tỉnh, thành phố trên cả nước có 289 KCN, KCX, trong đó có 184 KCN, KCX đi vào hoạt động, với hơn 2 triệu công nhân. Trong đó 70% công nhân nữ, 30% ở độ tuổi sinh đẻ, khoảng 70% có con tuổi mầm non. Vì vậy, nhu cầu gửi trẻ, nhất là trẻ từ sáu đến 36 tháng tuổi của người lao động tại các KCN, KCX là rất cao. Tuy nhiên, đến tháng 2/2014, cả nước mới có 112 trường mầm non tư thục được xây dựng ngay trong KCN. Chưa có KCN, KCX nào có trường tiểu học, THCS và THPT. Dù là Thủ đô, trung tâm chính trị kinh tế của cả nước, nhưng8 KCN của Hà Nội hiện vẫn "trắng" trường dành cho con công nhân lao động. Ngay cả KCN Bắc Thăng Long, nơi mà hơn 60 nghìn công nhân lao động đang làm việc cũng chưa có một nhà trẻ hay trường học công lập dành cho con họ. Tại xã Kim Chung (Đông Anh), hơn 1.500 cặp vợ chồng công nhân thuê trọ, mỗi gia đình có 1 hoặc 2 con, tổng cộng khoảng gần 2.000 trẻ và ít nhất một nửa số này đến tuổi đi học nhưng hầu hết chỉ học tại nhóm trẻ tư nhân hoặc về quê học trường làng.

Một ngôi trường an toàn cho trẻ là mơ ước của rất nhiều gia đình công nhân tại các khu công nghiệp Ảnh: Minh Việt

Bà Đinh Thị Hương, Phó Trưởng phòng GD-ĐT huyện Đông Anh (Hà Nội), cho biết: “Đông Anh hiện có khoảng 58.000 công nhân đang sinh sống và làm việc trên địa bàn, trong đó chỉ 2/3 công nhân có con trong độ tuổi mầm non. Song huyện vẫn chưa có trường mầm non dành cho con em công nhân, các trường công lập không thể đáp ứng được nhu cầu gửi con của họ. KCN Bắc Thăng Long (Đông Anh) có gần 4.000 trẻ trong độ tuổi mầm non nhưng chỉ gần 1/2 số này được đi học và phần lớn là học tại các cơ sở ngoài công lập. KCN này đã dành 4.000m2 đất cho xây trường học, nhưng đến nay chưa được thực hiện”.

Năm 2011, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã điều tra khảo sát tại 10 tỉnh có KCN, KCX, kết quả chỉ có 16,9% số KCN, KCX có nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân, trong đó, công lập chiếm 39,9%, tư thục là 60,1% và phần đông đều tự phát. Thống kê gần đây nhất của Bộ GD-ĐT, cũng chỉ có khoảng 1/5 số trẻ là con công nhân tại các KCN ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh được đi học, số còn lại vẫn chờ các dự án xây dựng trường.

"Bấm bụng" gửi con vào mầm non… rồi lo lớp 1 "ập đến"

Không có trường học, nên hầu hết công nhân phải "bấm bụng" gửi con vào nhà trẻ tự phát và mỗi ngày đưa con đến điểm giữ trẻ, các công nhân lại nơm nớp lo sợ. Câu chuyện về cháu Đỗ Nhất Long 18 tháng tuổi - con của một nữ công nhân Khu công nghệ cao, Q.Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh bị Hồ Ngọc Nhờ, một người trông trẻ đạp đến chết đã làm nhức nhối tâm can của bao người. Thực tế, không thiếu những cái chết oan ức của con trẻ với những vụ bạo hành dã man. Câu chuyện này khiến cha mẹ có con nhỏ không yên tâm khi gửi con.

Từ Nghệ An ra Hà Nội làm công nhân, mỗi tháng thu nhập 8 triệu đồng, vợ chồng chị Hoa (công nhân nhà máy Canon Việt Nam) phải gửi con vào lớp trẻ tự phát. Tại Hội thảo về xây dựng trường cho con em công nhân các KCN, KCX chị Hoa bật khóc. “Do không có hộ khẩu KT3 nên vợ chồng tôi không thể gửi con vào trường công. Còn tại các trường ngoài công lập có chất lượng thì học phí quá cao, buộc vợ chồng tôi phải cho con vào lớp giữ trẻ gia đình không có giấy phép. Tôi thường lo con đến trường có được ăn đúng bữa và đủ chất không, có bị nôn ói và bị cô giáo đánh không, có ốm đau gì không... Nhiều khi đón con từ nhà trẻ về thấy bị trầy xước, thâm tím lòng tôi thắt lại nhưng phải "bấm bụng" gửi con vì không còn cách nào khác".

Mang trọng trách gửi gắm hàng trăm nguyện vọng của chị em công nhân, đại diện công đoàn của một công ty KCN Bắc Thăng Long (Hà Nội), cho biết: “Vì không có trường nên rất nhiều công nhân cứ hết thời gian nghỉ thai sản lại phải gửi con về quê cho ông bà chăm, hai ba năm mới về thăm con được một lần.Nhớ con, nhiều chị em rơi nước mắt khi gọi điện về quê chỉ để nghe con bi bô gọi mẹ từ xa”.

“An toàn” thoát khỏi các trường mầm non không phép, thì nỗi lo kiếm trường cho con vào lớp 1 lại ập đến với các công nhân ở KCN, KCX. Bởi các quận, huyện ưu tiên tuyển con em của các gia đình có hộ khẩu trước rồi mới đến KT3, con em công nhân ngoại tỉnh chỉ chờ vào may rủi.

Trong khi thực hiện loạt bài “Bỏ quên” xây trường học trong KCN, KCX, chúng tôi gặp bé Đặng Đình Hùng ở cùng mẹ tại khu xóm trọ Đông Anh – Hà Nội). Lên 7 tuổi, Đặng Đình Hùng chưa hề biết mặt chữ, nhưng lại chơi game rất thuần thục. Bố mẹ đi làm cả ngày, để ít tiền ăn trưa, nhưng Hùng lại dùng vào chơi game và ăn cơm nguội khi đói quá.

Thất học, nhiều trẻ con công nhân phải lam lũ phụ việc tại quán ăn, bán vé số hay lượm ve chai…để phụ thêm bố mẹ....

(còn nữa)

Cao Hòa

Tin liên quan

Đọc thêm

"Vì cổng trường bình yên" mô hình nhỏ, ý nghĩa lớn Camera 360 trẻ

"Vì cổng trường bình yên" mô hình nhỏ, ý nghĩa lớn

TTTĐ - Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội TP Đà Nẵng Nguyễn Thị Anh Thảo khẳng định mô hình “Vì cổng trường bình yên” đang được các cơ sở Đoàn triển khai hiệu quả, góp phần giảm ùn tắc và va chạm giao thông trước cổng trường.
Ngày hội Mở - Open Fest: Đặc sắc, ấn tượng và “bùng cháy” Camera 360 trẻ

Ngày hội Mở - Open Fest: Đặc sắc, ấn tượng và “bùng cháy”

TTTĐ - Ngày hội Mở - Open Festnăm 2024 do Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên trường Đại học Mở Hà Nội vừa tổ chức tại Ký túc xá Pháp Vân - Tứ Hiệp (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội), với quy mô lớn và đa dạng hoạt động sáng tạo. Đây là sân chơi bổ ích để sinh viên thể hiện bản thân; giao lưu, học hỏi từ bạn bè, thầy cô.
“Cơn sóng ngầm” gây nghiện đối với học sinh Camera 360 trẻ

“Cơn sóng ngầm” gây nghiện đối với học sinh

TTTĐ - Không chỉ hút thuốc lá điếu, thuốc lào, mà trong những năm gần đây,sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng trở thành hiện tượng phổ biến, đặc biệt với giới trẻ. Điều đáng lo ngại là tình trạng hút thuốc lá điện tử (vape) đang có dấu hiệu gia tăng trong lứa tuổi học sinh, gây ra mối nguy hiểm không chỉ đối với sức khỏe của thế hệ trẻ mà còn ảnh hưởng đến môi trường học đường.
Mỗi thanh niên là một đại sứ, cầu nối văn hóa ra thế giới Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Mỗi thanh niên là một đại sứ, cầu nối văn hóa ra thế giới

TTTĐ - Tối 14/11, đoàn đại biểu thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản trên tàu SSEAYP đã có buổi gặp mặt và đối thoại với lãnh đạo TP Hồ Chí Minh. Hoạt động như là lời chào, thể hiện sự hiếu khách của thành phố mang tên Bác đối với bạn bè quốc tế.
TP Hồ Chí Minh đón tàu thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản Camera 360 trẻ

TP Hồ Chí Minh đón tàu thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản

TTTĐ - Chiều 14/11, Thành đoàn TP Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ đón tàu thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản (SSEAYP), chở theo 168 đại biểu đến từ 9 quốc gia ASEAN và Nhật Bản đến thăm và hoạt động tại thành phố.
Nỗi niềm của nữ Thiếu tá Công an dạy học ở trường giáo dưỡng Camera 360 trẻ

Nỗi niềm của nữ Thiếu tá Công an dạy học ở trường giáo dưỡng

TTTĐ - Cũng như các giáo viên trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô”, Thiếu tá Hoàng Thị Ngọc Xuyến (công tác tại Trường Giáo dưỡng số 4, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an) luôn đau đáu nỗi niềm, với mong mỏi lớn nhất là làm được điều gì đó cho học trò, để các em có môi trường giáo dục hạnh phúc và tương lai tươi sáng.
Tỷ lệ học sinh 13-15 tuổi hút thuốc lá điện tử gia tăng nhanh Camera 360 trẻ

Tỷ lệ học sinh 13-15 tuổi hút thuốc lá điện tử gia tăng nhanh

TTTĐ - Xu hướng trẻ hóa của các bệnh mạn tính đang trở thành mối lo ngại lớn cho sức khỏe cộng đồng. Thực tế cho thấy có sự gia tăng và biến đổi của các yếu tố nguy cơ, trong đó có tình trạng sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng gây bệnh.
Hỗ trợ sinh viên phát huy tiềm năng của bản thân Camera 360 trẻ

Hỗ trợ sinh viên phát huy tiềm năng của bản thân

TTTĐ - Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Ninh Thuận phối hợp với Chi hội Doanh nghiệp huyện Ninh Sơn vừa tổ chức chương trình hỗ trợ, kết nối, phát huy “Sinh viên 5 tốt”, “Học sinh 3 rèn luyện”, “Học sinh 3 tốt” tại Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ TrueCoop Ma Nới.
Vòng 2 cuộc thi Speak up 2024, nơi 600 thí sinh nhí tỏa sáng Camera 360 trẻ

Vòng 2 cuộc thi Speak up 2024, nơi 600 thí sinh nhí tỏa sáng

TTTĐ - Speak up 2024 là cuộc thi tài năng tiếng Anh cho học sinh từ 8 - 16 tuổi do Thành đoàn, Hội đồng Đội TP Hồ Chí Minh, Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ phối hợp cùng Tổ chức Giáo dục ILA tổ chức.
Bình Thuận phổ biến kỹ năng tuyên truyền phòng, chống tệ nạn xã hội Camera 360 trẻ

Bình Thuận phổ biến kỹ năng tuyên truyền phòng, chống tệ nạn xã hội

TTTĐ - Nhằm hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11) và nâng cao nhận thức của đoàn viên, thanh niên về tác hại của tệ nạn mại dâm, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Bình Thuận vừa tổ chức Hội nghị tuyên truyền phòng chống tệ nạn mại dâm.
Xem thêm