Bồi đắp lý tưởng cho đoàn viên, thanh niên thời đại mới
Quan tâm hơn nữa đến đào tạo nghề cho thanh niên Mở rộng cơ hội cho thanh niên khởi nghiệp, doanh nghiệp trẻ vay vốn Trung Quốc: Gia tăng số lượng thanh niên thất nghiệp |
Đổi mới nội dung giáo dục lý luận chính trị
Đồng chí Đào Anh Tuấn - Ủy viên BCH Trung ương Đoàn, Bí thư Đoàn Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng: Tăng cường giáo dục bản lĩnh chính trị cho thanh niên là một trong những nội dung quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Vì trong thực tế, ở đâu, thanh niên có bản lĩnh chính trị tốt, vững vàng thì ở đó có phong trào thanh niên sôi nổi, trong sáng, lành mạnh và hiệu quả. Ngược lại, nếu thanh niên không có bản lĩnh chính trị thì phong trào rời rạc, là cơ hội cho thói hư tật xấu nảy nở, sinh sôi.
Đồng chí Đào Anh Tuấn nhắc tới lời phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI nhiệm kỳ 2017-2022 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với yêu cầu: Đoàn cần định hướng giáo dục thanh niên giữ vững bản lĩnh cách mạng, có ý thức nhạy bén chính trị, tích cực đấu tranh ngăn chặn, phản bác thông tin sai trái, tăng cường sức đề kháng cho thanh niên trước những biểu hiện tiêu cực, mặt trái của xã hội và sự chống phá xuyên tạc của các thế lực thù địch, nhất là trên mạng xã hội, “tránh tình trạng nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị”.
Đồng chí Đào Anh Tuấn - Ủy viên BCH Trung ương Đoàn, Bí thư Đoàn Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh |
Gửi tới Hội nghị Thủ tướng đối thoại với thanh niên tổ chức vào ngày 22/3, đồng chí Đào Anh Tuấn nhấn mạnh:Tuy nhiên hiện nay, một bộ phận thanh niên hiện nay chưa thực sự đánh giá đúng và chưa nhiệt tình, hứng thú khi tham gia học tập, tìm hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Dù đã có những cải cách, đổi mới phương pháp học tập và giảng dạy, thực hiện các biện pháp tuyên truyền, truyền thông cả trực quan lẫn trên internet, tuy nhiên một bộ phận thanh niên vẫn né tránh. Đây cũng chính là gốc rễ của vấn đề về bản lĩnh chính trị, thái độ, tinh thần của sinh viên mỗi khi có những vấn đề về chính trị xảy ra.
Vì những lý do này, tôi mong rằng Chính phủ sẽ có những giải pháp hữu hiệu nhằm giúp cho thanh niên có thể tiếp cận các kiến thức, thông tin về lý luận, chính trị dễ hiểu hơn và hấp dẫn.
Giáo dục cần gắn với thị hiếu người học
Trong nhóm nhiệm vụ và giải pháp của Quyết định số 1895/QĐ-TTg về phê duyệt chương trình “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021 - 2030”, có nhóm nhiệm vụ giải pháp đưa ra đối với giáo dục phổ thông đó là: Thực hiện nội dung dạy học các môn Đạo đức, giáo dục công dân trong chương trình, sách giáo khoa hiện hành; triển khai hiệu quả các nội dung tích hợp, lồng ghép giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến trong các môn học (Tiếng Việt, Ngữ văn, Lịch sử,…), các hoạt động giáo dục trong đó tập trung vào các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; giáo dục hành vi, chuẩn mực đạo đức, ý thức tuân thủ pháp luật, kỹ năng sống, giá trị sống trong chương trình giáo dục phổ thông mới.
Đồng chí Lê Xuân Quý – Bí thư Liên chi đoàn Chính trị học (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) |
Vì vậy, đồng chí Lê Xuân Quý – Bí thư Liên chi đoàn Chính trị học (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho rằng, với xu hướng phát triển của mạng xã hội, thị hiếu của lớp thanh thiếu nhi ngày nay cũng phát triển cùng xu hướng đó.
Anh Quý gửi tới hội nghị Thủ tướng đối thoại với thanh niên do Trung ương Đoàn tổ chức: Trân trọng đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có những chủ trương, chính sách để thay đổi phương hướng giảng và dạy theo hướng mới, đa dạng các hình thức nhằm đáp ứng thị hiếu, tạo cảm hứng cho thanh thiếu nhi học tập, tránh khô khan và thu hút sự quan tâm thật sự của thanh thiếu nhi đối với các môn học tại trường.