Để tổ chức Đoàn đến gần hơn với thanh thiếu nhi…
Một số địa phương có lúc "khoán trắng" nhiệm vụ cho tổ chức Đoàn Phát huy vai trò của tổ chức Đoàn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng |
Phát triển mạng lưới nhóm nghiên cứu mạnh
TS. Khúc Thế Anh, giảng viên Viện Ngân hàng Tài chính, trường Đại học Kinh tế Quốc dân hiến kế về việc phát triển mạng lưới nhóm nghiên cứu mạnh trong giảng viên trẻ và sinh viên nhằm hưởng ứng thực hiện các mục tiêu theo tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Từ Nghị quyết 57, TS. Khúc Thế Anh chỉ ra một số chỉ tiêu quan trọng như: Nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo đạt 12 người trên một vạn dân; có từ 40 - 50 tổ chức khoa học và công nghệ được xếp hạng khu vực và thế giới; số lượng công bố khoa học quốc tế tăng trung bình 10%/năm; số lượng đơn đăng ký sáng chế, văn bằng bảo hộ sáng chế tăng trung bình 16 - 18%/năm, tỉ lệ khai thác thương mại đạt 8 - 10%...
![]() |
Ban Bí thư Trung ương Đoàn trò chuyện cùng thanh thiếu niên |
“Để đạt được các chỉ tiêu này, việc xây dựng mạng lưới nhóm nghiên cứu mạnh trong giảng viên trẻ và sinh viên là một yêu cầu cấp thiết, nhằm tận dụng sức sáng tạo, nhiệt huyết và tiềm năng của lực lượng này”, TS. Khúc Thế Anh nói.
Theo TS. Khúc Thế Anh, ở Việt Nam, khái niệm “nhóm nghiên cứu mạnh” là các nhóm được hỗ trợ bởi Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) hoặc các trường đại học lớn như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Những nhóm này thường tập trung vào các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, vật lý, hóa học, y học, hoặc công nghệ sinh học, và có khả năng hợp tác quốc tế.
TS. Khúc Thế Anh cho rằng, cần có một hệ thống giải pháp đồng bộ. Đầu tiên, đó là xây dựng cơ chế hỗ trợ tài chính cho nhóm nghiên cứu trẻ. Trung ương Đoàn có thể đóng vai trò tiên phong trong việc thành lập quỹ nghiên cứu mạo hiểm, tập trung đầu tư cho các ý tưởng táo bạo của nhà khoa học trẻ, tương tự mô hình hỗ trợ startup công nghệ. Ngoài ra, cần có cơ chế liên kết giữa các trường đại học, doanh nghiệp và chính phủ để mở rộng nguồn tài trợ từ khu vực tư nhân, quỹ đầu tư và các tổ chức quốc tế.
![]() |
TS. Khúc Thế Anh |
“Các nhóm nghiên cứu mạnh không nên giới hạn trong một trường đại học hay một chuyên ngành nhất định. Việc thành lập các nhóm nghiên cứu liên ngành, liên trường sẽ giúp tận dụng thế mạnh từ nhiều lĩnh vực, tạo nên sự đột phá trong khoa học và công nghệ”, TS. Thế Anh nói.
Ngoài ra, hiện nay, nhiều sinh viên có đam mê nghiên cứu nhưng chưa được trang bị đầy đủ các kỹ năng cần thiết. Vì vậy, Trung ương Đoàn có thể tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn về phương pháp nghiên cứu, kỹ năng viết bài báo khoa học, sử dụng công cụ nghiên cứu hiện đại như AI trong xử lý dữ liệu, mô phỏng sinh học, hoặc phần mềm phân tích thống kê. Các khóa đào tạo này có thể được tổ chức trực tuyến để tăng tính tiếp cận, đồng thời kết hợp với thực hành tại phòng thí nghiệm để nâng cao khả năng ứng dụng.
“Đặc biệt, Trung ương Đoàn có thể liên kết với Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam để tài trợ cho các dự án nghiên cứu có tiềm năng ứng dụng, đồng thời thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm khoa học, từ đó giúp giảng viên trẻ và sin h viên thấy rõ giá trị thực tiễn của công việc nghiên cứu”, TS. Khúc Thế Anh nói.
Đoàn và “công dân số”
Trong phần hiến kế cho Đoàn, anh Lê Phúc Thành - chủ kênh Phúc Thành 22, KOL của S-channel Network, trao đổi về Đoàn có vai trò quan trọng để định hướng và hỗ trợ thanh niên trở thành "công dân số" thực thụ.
![]() |
Anh Lê Phúc Thành – Chủ kênh Phúc Thành 22, KOL của S-channel Network |
Anh Phúc Thành cho rằng, hiện nay có thách thức là có nhiều nhà sáng tạo nội dung và người tiêu thụ nội dung; bên cạnh đó nội dung tích cực và nội dung tiêu cực. Điều này đòi hỏi tổ chức Đoàn cần định hướng và hỗ trợ thanh niên trở thành những “công dân số” thực thụ.
Để làm được điều này, trước tiên Đoàn cần là “người bạn đồng hành” với người trẻ, bằng cách tiếp cận uyển chuyển, đa dạng và có thêm nhiều hoạt động tương tác, thấu hiểu giới trẻ.
Tiếp đó, Đoàn là “người dẫn đường” trên không gian mạng, trang bị kiến thức, kỹ năng, hệ thống tư vấn tin cậy cho giới trẻ. Là "người truyền cảm hứng", cán bộ đoàn nêu gương, trở thành tấm gương, “hình mẫu” trong thế hệ trẻ. Cuối cùng, Đoàn cần là “những chiến binh số” và giúp các bạn trẻ trở thành “những chiến binh số”.
“Gọi là chiến binh số vì việc tham gia mạng xã hội không chỉ để mỗi người chia sẻ màu sắc, cá tính cá nhân mà đây là cuộc chiến trong việc đấu tranh phòng chống với những nội dung xấu và lan tỏa những nội dung tích cực, tốt đẹp”, anh Thành nói.
![]() |
Đoàn viên, thanh niên tham dự diễn đàn |
Theo anh Thành, để cuộc chiến này dễ dàng hơn thì tổ chức Đoàn và mỗi cán bộ, đoàn viên, thanh niên cần chung tay tăng độ phủ nội dung tích cực, lan tỏa các thông điệp tốt đẹp.
Đoàn nên xây dựng một mạng lưới cộng tác viên dư luận xã hội trên không gian mạng, những bạn trẻ có khả năng tạo ra những nội dung chất lượng, có sức lan tỏa mạnh mẽ; tăng cường kết nối với những cộng đồng làm truyền thông số, tận dụng những nguồn lực sẵn có để lan tỏa thông điệp tích cực. Có rất nhiều bạn trẻ có tài năng, có nhiệt huyết, sẵn sàng đồng hành cùng Đoàn.
"Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong việc xây dựng một cộng đồng "công dân số" văn minh, có trách nhiệm. Tôi tin rằng, với sự chung tay của tất cả chúng ta sẽ tạo ra một môi trường mạng an toàn, lành mạnh và tích cực hơn cho các bạn trẻ Việt Nam!", anh Thành nói.
Chuyển đổi số, kết nối thanh niên
Bạn Đinh Ngọc Thanh, Bí thư Quận đoàn Tây Hồ, (Hà Nội) đã chia sẻ về giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn có bản lĩnh chính trị, có đạo đức, trách nhiệm, năng lực, uy tín, tiên phong, gương mẫu.
![]() |
Toàn cảnh diễn đàn |
Theo bạn Đinh Ngọc Thanh, đội ngũ cán bộ Đoàn đang đối mặt với thách thức: Gia tăng khối lượng công việc khi địa bàn rộng lớn hơn, đoàn viên đông hơn.
Vì vậy, tổ chức Đoàn phải làm sao thay đổi phương thức hoạt động, bắt kịp xu hướng thanh niên. Cán bộ đoàn phải có năng lực, bản lĩnh cao hơn.
Thực tế, Đoàn đã có nhiều có buổi tuyên truyền nghị quyết, thi viết về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, các cuộc thi trên không gian mạng, các buổi tham quan… Những hoạt động này cần được nhân rộng, để giúp cán bộ đoàn hiểu rõ đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nâng cao kỹ năng cao kỹ năng phản biện.
Tổ chức Đoàn cần xây dựng mô hình hiệu quả cấp cơ sở. Khi địa bàn rộng hơn, đoàn viên lớn hơn, thì chuyển đổi số là chìa khóa để cán bộ đoàn quản lý khoa học, nắm bắt nhanh về đoàn viên, thanh niên. Các đơn vị cần xây dựng cơ sở dữ liệu đoàn viên, kết nối theo địa bàn, kết hợp sử dụng mạng xã hội để kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, từ đó tổ chức các hoạt động phù hợp.
Khép lại diễn đàn, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy khẳng định: "Chúng ta đang đứng trong thời khắc lịch sử quan trọng khi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân quyết tâm cao thực hiện các nhiệm vụ chính trị để bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tôi tin rằng, các bạn đoàn viên với tư cách là một lực lượng xã hội to lớn, với những đặc điểm nổi trội của mình, có nhiều năng lượng, dồi dào sức khỏe, đầy sự sáng tạo, bản lĩnh tự tin, sẽ phát huy để có sự xung kích, dấn thân, sáng tạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập, lao động, sản xuất của mình". |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thanh niên Việt Nam tiên phong phát triển khoa học công nghệ

3 yêu cầu "đặt hàng" của Thủ tướng với thanh niên Việt Nam

Tạo dư địa cho người trẻ phát huy tài năng trong khoa học

Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng chính đáng của thanh niên

Thủ tướng Chính phủ sẽ gặp mặt, đối thoại với thanh niên

Lan tỏa sự nhiệt huyết, bản lĩnh và trí tuệ trong kỷ nguyên mới

Sứ mệnh thanh niên trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng Chính phủ sẽ gặp mặt và đối thoại với thanh niên 2025

Tiếng nói tuổi trẻ - Hành động của Đoàn
