Tag

Buôn bán trái phép động vật hoang dã và những hệ lụy

Môi trường 10/10/2020 11:00
aa
TTTĐ - Việt Nam là một trong những quốc gia có sự đa dạng về hệ sinh thái, loài và nguồn gen, đặc biệt là các loài động vật hoang dã quý, hiếm và đặc hữu.
Tuổi trẻ chung tay bảo vệ động vật hoang dã Ngăn chặn buôn bán động vật hoang dã xuyên quốc gia: Cần vào cuộc quyết liệt
Hổ Đông Dương hay hổ Corbett đã không còn được ghi nhận tồn tại trong môi trường hoang dã ở Việt Nam kể từ năm 1997
Hổ Đông Dương hay hổ Corbett đã không còn được ghi nhận tồn tại trong môi trường hoang dã ở Việt Nam kể từ năm 1997

Tuy vậy, nguồn tài nguyên quý giá này hiện đang bị đe dọa bởi nhiều nguyên nhân trong đó nạn khai thác, săn bắt, buôn bán, tiêu thụ trái phép đang là một vấn đề nóng thu hút sự quan tâm của toàn cầu, là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm nhanh chóng quần thể các loài động vật hoang dã, đẩy nhiều loài nguy cấp của Việt Nam đến bờ vực của sự tuyệt chủng.

Từ những năm cuối thập kỷ 80, tại Việt Nam, khi cơ sở hạ tầng phát triển mạnh mẽ, giao thông đi lại thuận lợi, thương mại quốc tế ngày càng mở rộng đã góp phần làm gia tăng tình trạng buôn bán các loài hoang dã. Hơn nữa, thu nhập của người dân tăng lên cũng là lúc tầng lớp giàu có bắt đầu có điều kiện mua sắm, tiêu dùng các mặt hàng xa xỉ, bao gồm thực phẩm, thuốc chữa bệnh, đồ trang sức, thời trang, mỹ nghệ, trưng bày, trang trí, quà biếu, tặng từ sản phẩm của các loài hoang dã…

Ước tính hiện tại Việt Nam có hơn 49.200 loài động vật, trong đó có 10.500 loài thú trên cạn. Tuy vậy, nguồn tài nguyên quý giá này hiện đang bị đe dọa bởi nhiều nguyên nhân trong đó nạn khai thác, săn bắt, buôn bán, tiêu thụ trái phép đang là một vấn đề nóng thu hút sự quan tâm của toàn cầu, là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm nhanh chóng quần thể các loài động vật hoang dã, đẩy nhiều loài nguy cấp của Việt Nam đến bờ vực của sự tuyệt chủng.

Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên cho biết: Trong số 5 loài rùa biển, đồi mồi là loài đang bị suy giảm số lượng nghiêm trọng. Mặc dù có vai trò quan trọng với hệ sinh thái vì chúng ăn bọt biển, giữ cho rạn san hô khỏe mạnh, số lượng cá thể đồi mồi đã giảm tới 80% chỉ trong thế kỷ trước, chủ yếu do bị săn bắt lấy mai nhằm chế tác đồ thủ công mỹ nghệ như trang sức, lược, gọng kính... Theo thông tin từ các tổ chức bảo tồn, hiện chỉ còn 15.000 cá thể đồi mồi cái trưởng thành trên toàn thế giới. Loài vích cũng đang phải đối mặt với tình trạng tương tự khi chỉ có khoảng 1/1000 cơ hội sống sót đến tuổi trưởng thành.

Thực tế, lượng bẫy bắt trái phép động vật hoang dã còn phổ biến ở hầu hết các vườn quốc gia, khu bảo tồn. Các loài động vật hoang dã di chuyển chậm như loài rùa ở Việt Nam, đang bị khai thác quá mức, mà một trong những nguyên nhân chính do săn bắt khi người dân vào rừng khai thác các lâm sản ngoài gỗ.

Các giám sát bằng bẫy ảnh và điều tra ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn 5 năm gần đây cho thấy, quần thể động vật hoang dã suy giảm rất lớn. Nhiều loài động vật hoang dã như hổ, sao la, báo gấm, cầy mực, tê tê vàng không còn ghi nhận được từ điều tra thực địa và có thể mất đi mãi mãi.

Trong sách đỏ, Gấu Ngựa được xếp là loài vật dễ bị thương tổn trong số các động vật đang bị đe dọa. Ở Việt Nam, Gấu Ngựa phân bố ở các tỉnh như Lâm Đồng, Tuyên Quang, Nghệ An, Quảng Trị...
Trong sách đỏ, Gấu Ngựa được xếp là loài vật dễ bị thương tổn trong số các động vật đang bị đe dọa. Ở Việt Nam, Gấu Ngựa phân bố ở các tỉnh như Lâm Đồng, Tuyên Quang, Nghệ An, Quảng Trị...

Giám đốc Chiến dịch thuộc EIA - Cơ quan điều tra môi trường của Vương quốc Anh- Julian Newman cho biết: “Bao lâu nay, buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp chưa bị coi là một loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng… Có lẽ vì vậy mà rất nhiều cơ hội đã bị bỏ lỡ, ví dụ, các vụ bắt giữ lớn hàng lậu động vật hoang dã như ngà voi hoặc vảy tê tê được sử dụng cho mục đích quảng bá hơn là dùng làm vật chứng điều tra những ông trùm giấu mặt luôn giữ được đôi tay sạch sẽ dù lợi nhuận họ thu về thật bẩn thỉu”.

Hy vọng các quốc gia sẽ bắt đầu cân nhắc nghiêm túc hơn về nguy cơ và rủi ro từ tội phạm động vật hoang dã cũng như những biện pháp họ cần làm để chống lại vấn nạn này một cách hiệu quả hơn, đặc biệt là việc mời các chuyên gia tài chính tham gia điều tra tội phạm động vật hoang dã ngay từ đầu”.

Nhận thức được sự nghiêm trọng của vấn đề trên, từ những năm 1990 đến nay, Việt Nam đã đầu tư nhiều nguồn lực cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học, ngăn chặn tệ nạn săn bắt, buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã.

“Vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã” là tội danh mới được quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015 nhằm thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các cam kết của Việt Nam khi tham gia ký kết các Điều ước quốc tế về bảo vệ động vật hoang dã…

Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, những năm qua, công tác quản lý bảo vệ rừng nói chung và việc quản lý, bảo vệ động vật hoang dã nói riêng đã có sự quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành và đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Số vụ vi phạm mua bán, vận chuyển các loài động vật, thực vật hoang dã giảm qua các năm. Tuy nhiên, tình hình vẫn có những diễn biến phức tạp, nhiều vụ có tính chất nghiêm trọng, thủ đoạn của đối tượng vi phạm ngày càng tinh vi, trang bị, phương tiện phạm pháp ngày càng hiện đại để đối phó với sự kiểm tra, kiểm soát của lực lượng Kiểm lâm và các lực lượng chức năng. Các vi phạm về săn bắt, mua bán, vận chuyển trái pháp luật động vật rừng thường xảy ra ở những địa phương còn nhiều rừng tự nhiên, nơi còn nhiều động, thực vật thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và những tỉnh giáp ranh biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc, Lào, Campuchia, nơi có các cửa khẩu quốc tế…

Hiện nay diện tích rừng tự nhiên, nơi cư trú của động vật hoang dã đã bị thu hẹp đáng kể, nhiều nơi về cơ bản không còn động vật hoang dã thuộc nhóm nguy cấp, quý, hiếm. Vì thế các hành vi vi phạm chủ yếu là mua bán, vận chuyển động vật hoang dã. Các đối tượng vi phạm ở địa bàn chủ yếu là người làm thuê, tiếp tay cho các đối tượng cầm đầu ở địa phương khác nên việc phát hiện, xử lý rất khó khăn. Việc thu giữ tang vật để trưng cầu giám định trong nhiều vụ việc không thực hiện được mà chỉ thu giữ được sổ sách ghi chép việc mua, bán thì không đủ cơ sở để xử lý. Việc chứng minh ý thức chủ quan của người vận chuyển gặp nhiều khó khăn (họ phải biết những loài động vật vận chuyển, mua bán là loài nguy cấp, quý, hiếm thì mới xử lý hình sự, còn không biết thì chỉ xem xét xử lý hành chính).

Bên cạnh đó, do nguồn kinh phí được cấp hạn chế nên không đủ để phục vụ cho công tác chăm sóc, bảo quản sản phẩm động vật rừng, cứu hộ động vật rừng, giám định… Cơ quan Kiểm lâm các địa phương không có nhân viên chuyên về chăm sóc động vật rừng từ giai đoạn tạm giữ cho đến khi có quyết định xử lý; không có các tủ đông lạnh để bảo quản bộ phận hoặc sản phẩm động vật hoang dã nên rất dễ hư hỏng và gây ô nhiễm. Việc xác định loài, tình trạng sức khỏe ban đầu của một số loài động vật hoang dã của một số công chức Kiểm lâm chưa chính xác do cán bộ, công chức đa phần không được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực động vật rừng nên có phần lúng túng khi xử lý. Việc xử lý tang vật là động vật tươi sống phải chuyển đến cơ quan cứu hộ để phân loại chăm sóc bảo vệ để thả về môi trường tự nhiên, nhưng phần lớn động vật bị bắt giữ đều ốm, yếu và không xác định được nơi sinh sống trước khi bị bắt giữ, vận chuyển, buôn bán.

Ngoài ra, hầu hết các tỉnh không có tổ chức giám định về mặt khoa học, một số địa phương chỉ có người giám định tư pháp theo vụ việc; việc giám định chủ yếu bằng kinh nghiệm; giám định khoa học (AND) chủ yếu phải đem đến giám định tại Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam ở Hà Nội. Vì thế việc đưa tang vật đi giám định gặp nhiều khó khăn trong khâu bảo quản, phương tiện vận chuyển; chi phí giám định lớn trong khi kinh phí điều tra vụ án còn hạn chế.

Loài Hươu Sao thuộc họ Hươu Nai đã tuyệt chủng trong thiên nhiên tại Việt Nam
Loài Hươu Sao thuộc họ Hươu Nai đã tuyệt chủng trong thiên nhiên tại Việt Nam

Những năm gần đây, các đối tượng phạm tội đã thực hiện những hành vi buôn bán động vật hoang dã trái phép trên mạng internet, khiến cho việc giao dịch các loài động vật hoang dã, các sản phẩm từ động vật hoang dã ngày càng trở nên phức tạp.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, sự phát triển mạnh mẽ của người dùng internet hiện nay đã biến internet thành “mảnh đất màu mỡ” cho những kẻ phạm tội thực hiện các hành vi vi phạm về động vật hoang dã. Với tốc độ lan truyền chóng mặt, thông tin quảng cáo các cá thể động vật hoang dã trên internet có khả năng tiếp cận với những người có nhu cầu một cách dễ dàng, nhanh chóng.

Thời gian tới, ngoài truyền thông trên mạng xã hội, các bộ, ngành, địa phương cần thường xuyên, tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân ý thức phòng, chống vi phạm và tội phạm; ý thức bảo vệ động vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm. Trong vấn đề này, cần chú trọng các đối tượng là cán bộ, đảng viên vì trong thực tế các sản phẩm của động vật hoang dã rất đắt đỏ, càng quý hiếm càng đắt đỏ; các cán bộ, đảng viên có chức vụ, quyền hạn hoặc chủ động sử dụng, hoặc được các đối tác biếu hoặc mời sử dụng. Vì thế, nếu những người này nhận thức được nếu sử dụng là vi phạm pháp luật thì sẽ hạn chế sử dụng hoặc từ chối khi được mời, được biếu; từ đó lan tỏa ra xã hội. Trong một số hội thảo do UBTP tổ chức, một số ý kiến còn đề nghị cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước cần ra các chỉ thị về việc cấm cán bộ, đảng viên sử dụng các sản phẩm của động vật hoang dã.

Các cơ quan chức năng cần thường xuyên tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức pháp luật liên quan đến quy định của pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm nhằm cập nhật thông tin cho cán bộ thực thi nhiệm vụ phòng, chống vi phạm và tội phạm về bảo vệ động vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm; hướng dẫn các quy định mới, quy trình mới của pháp luật tố tụng hành chính, tố tụng hình sự trong xử lý các vụ việc, vụ án liên quan đến động vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm, giúp các cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương cập nhật thông tin và áp dụng pháp luật được thống nhất và chính xác.

Chính phủ sớm sửa đổi các quy định quy định hiện hành, bảo đảm phù hợp với quy định của BLHS năm 2015 và các nghị định về danh mục động vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm. Ban hành nghị định thống nhất về danh mục loài động vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ thay thế Nghị định số và Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý Loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ để tránh chồng chéo trong quá trình áp dụng pháp luật .

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần chủ động lập và công bố danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc theo quy định tại Điều 18 và Điều 20 Luật Giám định tư pháp để kịp thời giám định các vụ việc vi phạm xảy ra trên địa bàn.

Những giải pháp đồng bộ chắc chắn sẽ góp phần bảo vệ các loài động vật hoang dã trước nguy cơ tuyệt chủng…

* “Đây là bài viết tuyên truyền bảo vệ môi trường của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2020”

Đọc thêm

Hà Nội: Bảo đảm an toàn hệ thống đê điều, công trình thủy lợi Môi trường

Hà Nội: Bảo đảm an toàn hệ thống đê điều, công trình thủy lợi

TTTĐ - Cần bảo đảm an toàn hệ thống đê điều, công trình thủy lợi, hệ thống các cầu trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai.
Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rất to, vùng núi chuyển rét Môi trường

Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rất to, vùng núi chuyển rét

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, bộ phận không khí lạnh ở phía Bắc tiếp tục di chuyển xuống phía Nam.
Bệnh viện TTH Vinh bị phạt 90 triệu đồng vì vi phạm môi trường Môi trường

Bệnh viện TTH Vinh bị phạt 90 triệu đồng vì vi phạm môi trường

UBND tỉnh Nghệ An vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với CTCP Bệnh viện TTH Vinh – Chi nhánh Bệnh viện Đa khoa TTH Vinh do vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Đây không phải lần đầu đơn vị này đối mặt với các hình thức xử phạt.
Phê duyệt điều chỉnh chủ trương Dự án đường băng núi Minh Đạm Môi trường

Phê duyệt điều chỉnh chủ trương Dự án đường băng núi Minh Đạm

TTTĐ - HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa thông qua Nghị quyết số 57/NQ-HĐND về phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Xây dựng đường băng cố định kết hợp giao thông phục vụ công tác tuần tra bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng tại khu vực núi Minh Đạm, huyện Long Điền (Giai đoạn 2).
Bình Dương: Thúc đẩy tăng trưởng xanh hóa nền kinh tế Môi trường

Bình Dương: Thúc đẩy tăng trưởng xanh hóa nền kinh tế

TTTĐ - Theo quy hoạch, Bình Dương sẽ tập trung phát triển kinh tế xanh hóa nền kinh tế với sản xuất, tiêu dùng, giao thông, hạ tầng, đô thị, nông thôn xanh…nhờ vào khoa học và công nghệ. Với việc áp dụng xu hướng tăng trưởng xanh và kinh tế tuần hoàn đã giúp tạo dựng nền kinh tế hài hòa giữa con người, tự nhiên và xã hội.
Phê duyệt chủ trương xây dựng nhà máy xử lý rác Côn Đảo Môi trường

Phê duyệt chủ trương xây dựng nhà máy xử lý rác Côn Đảo

TTTĐ - HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa thông qua Nghị quyết số 53/NQ-HĐND về việc phê duyệt chủ trương chuyển mục đích đất rừng sang mục đích khác để đầu tư xây dựng dự án nhà máy xử lý rác Côn Đảo.
5 bài học kinh nghiệm quan trọng sau siêu bão Yagi Môi trường

5 bài học kinh nghiệm quan trọng sau siêu bão Yagi

TTTĐ - Sáng 28/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả bão số 3.
Bộ Công an quyết liệt với "cát tặc" tại Đồng bằng sông Cửu Long Tin tức ANTT

Bộ Công an quyết liệt với "cát tặc" tại Đồng bằng sông Cửu Long

TTTĐ - Hiện nay, tình trạng khai thác cát trái phép tại Đồng bằng sông Cửu Long diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Lợi nhuận từ việc khai thác cát trái phép lớn nên các đối tượng bất chấp pháp luật, tinh vi và rất liều lĩnh. Cuộc chiến chống “cát tặc” là công việc thường xuyên, liên tục nhưng cũng rất gian nan.
Thanh Hoá khẩn trương khôi phục hạ tầng xã hội thiết yếu bị ảnh hưởng bởi bão, lũ Môi trường

Thanh Hoá khẩn trương khôi phục hạ tầng xã hội thiết yếu bị ảnh hưởng bởi bão, lũ

TTTĐ - Ngày 26/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và Đoàn công tác đã kiểm tra việc khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất từ đầu tháng 9/2024 đến nay tại một số huyện của Thanh Hóa.
Đề nghị xử lý dự án điện gió trên đất rừng tại Quảng Trị Xã hội

Đề nghị xử lý dự án điện gió trên đất rừng tại Quảng Trị

TTTĐ - Cục Kiểm lâm (Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn) đề nghị UBND tỉnh Quảng Trị chỉ đạo cơ quan chức năng xác định tính chất, mức độ sai phạm tại dự án điện gió Hướng Linh 1 và 2, để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Xem thêm