Tag

Ngăn chặn buôn bán động vật hoang dã xuyên quốc gia: Cần vào cuộc quyết liệt

Môi trường 03/10/2020 11:00
aa
TTTĐ - Trong thập kỷ vừa qua, số lượng các vụ buôn bán và tiêu thụ bất hợp pháp các sản phẩm từ động vật hoang dã gia tăng nhanh chóng, chủ yếu là sừng tê giác và ngà voi châu Phi. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với tài nguyên môi trường và sự phát triển ổn định, bền vững của đất nước. Do đó, cần vào cuộc quyết liệt để ngăn chặn tình trạng buôn bán động vật hoang dã xuyên quốc gia.
Lực lượng chức năng thu giữ, xử lý một vụ buôn bán sừng tê giác số lượng lớn
Lực lượng chức năng thu giữ, xử lý một vụ buôn bán sừng tê giác số lượng lớn

Tình trạng buôn bán động vật hoang dã xuyên quốc gia ngày càng phức tạp

Thông tin từ Cục Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho thấy, những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm đã đạt nhiều kết quả tích cực, số vụ vi phạm về động vật hoang dã đã giảm qua các năm. Tuy nhiên, tình hình vẫn diễn biến phức tạp, nhiều vụ việc nghiêm trọng với thủ đoạn ngày càng tinh vi.

Theo thống kê chưa đầy đủ, trong hai năm 2018 và 2019, lực lượng kiểm lâm toàn quốc đã xử lý hơn 560 vụ vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ động vật rừng. Trong đó, lập hồ sơ xử lý hình sự hơn 40 vụ, tịch thu 945 cá thể và 15.760 kg động vật rừng, xử phạt vi phạm hành chính hơn 4,2 tỷ đồng.

Số liệu thống kê của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cũng cho thấy, từ năm 2015 đến năm 2019, các cơ quan chức năng đã tịch thu hơn 36 tấn ngà voi, gần 700 kg sừng tê giác và hơn 37 tấn tê tê (bao gồm cá thể sống và vảy).

Ðiển hình, ngày 25/1/2019, hơn 500 kg ngà voi và 1,5 tấn vảy tê tê đã được phát hiện và thu giữ trong container gỗ tại cảng Hải Phòng. Ngày 27/7/2019, lực lượng bảo vệ pháp luật đã bắt giữ 130 kg sừng tê giác tại sân bay Nội Bài. Trước đó, ngày 18/4/2019, cơ quan chức năng của tỉnh Hưng Yên cũng đã bắt giữ 39 cá thể tê tê do các đối tượng đang vận chuyển, tiêu thụ.

Từ đầu năm đến nay, mặc dù trong giai đoạn giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam, song nhiều vi phạm liên quan đến buôn bán động vật hoang dã trên mạng Internet vẫn hoạt động, tuy nhiên đã bị các cơ quan chức năng phát hiện và xử lý triệt để.

Cụ thể, lực lượng chức năng đã xử phạt vi phạm hành chính tổng cộng 12,5 triệu đồng đối với ba đối tượng về hành vi quảng cáo rao bán các cá thể động vật hoang dã bất hợp pháp; Hai đối tượng bị bắt giữ về hành vi tàng trữ và rao bán động vật hoang dã trái phép. Đặc biệt, các đường dẫn trong 49 vụ việc quảng cáo rao bán động vật hoang dã trái phép và 17 tài khoản cá nhân, hội, nhóm trên các trang mạng xã hội của các đối tượng vi phạm đã bị vô hiệu hóa.

Trong số các loài động vật hoang dã đang bị buôn bán bất hợp pháp thì nổi cộm là nhóm loài: Voi, tê tê, tê giác, các loài rùa nước ngọt, rùa biển và các loài mèo lớn. Số vụ việc liên quan đến tội phạm về động vật hoang dã được phát hiện và xử lý hằng năm vẫn tăng và còn diễn biến phức tạp khiến các cơ quan thực thi pháp luật cần có các nỗ lực mạnh hơn nữa để ngăn chặn và xử lý triệt để các đối tượng tội phạm này.

Bà Vũ Thị Quyên, Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) cho biết: Thông tin “Sừng tê giác hay các sản phẩm động vật hoang dã khác được "đồn thổi" có tác dụng chữa bách bệnh nhưng không có bằng chứng khoa học nào cho những niềm tin mù quáng đó. Việt Nam hiện tại không còn tê giác nhưng vẫn bị coi là một trong những thị trường tiêu thụ sừng tê giác lớn nhất thế giới. Nhu cầu sử dụng sừng tê giác đã dẫn đến sự tuyệt chủng của loài tê giác ở Việt Nam và hiện nay các đối tượng buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã vẫn tiếp tay cho nạn thảm sát tê giác ở châu Phi với mức độ báo động”.

Đấu tranh đẩy lùi nạn buôn bán động vật hoang dã

Theo bà Vũ Thị Quyên, để đấu tranh có hiệu quả và từng bước đẩy lùi nạn buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật, trên hết, Việt Nam cần xác định buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật là loại tội phạm cần ưu tiên đấu tranh và triệt phá vì khả năng gây ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, nguy cơ tác động đến y tế công cộng, chất lượng sống của con người và hình ảnh quốc gia, từ đó có sự phân bổ nguồn lực đầy đủ như đấu tranh với các loại tội phạm khác.

Tiếp đến, Việt Nam cần tiếp tục rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã để kịp thời sửa đổi, bổ sung, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của các quy định. Đồng thời, đẩy mạnh công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự về buôn bán động vật hoang dã. Tăng cường năng lực thực thi pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã cho các cán bộ làm công tác điều tra, truy tố, xét xử loại tội phạm này.

Ngoài ra, Việt Nam cần mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong đấu tranh chống tội phạm về động vật hoang dã và thiết lập các kênh trao đổi thông tin, hợp tác góp phần nâng cao hiệu quả công tác điều tra, xử lý tội phạm.

Kể từ khi Việt Nam tham gia Công ước Cites năm 1994, công tác thực thi kiểm soát bảo vệ động vật hoang dã theo Công ước Cites luôn được ngành Hải quan quan tâm và xác định là một nhiệm vụ trọng tâm của ngành. Với quyết tâm tích cực, chủ động trong phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại, trong các năm vừa qua, Tổng cục Hải quan thường xuyên chỉ đạo lực lượng kiểm soát Hải quan, nòng cốt là Cục Điều tra chống buôn lậu, tăng cường quản lý, tập trung nguồn lực, triển khai quyết liệt các giải pháp thiết thực để kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả và xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật hoang dã qua biên giới.

Điển hình về sáng kiến thực tiễn mà Hải quan Việt Nam đóng góp trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn bán động thực vật hoang dã là Dự án Savannah - sáng kiến hợp tác giữa Hải quan Việt Nam và Hải quan Hàn Quốc về đấu tranh chống vận chuyển trái phép các loài hoang dã thuộc danh mục Công ước CITES trong đó có ngà voi và sừng tê giác trên các tuyến vận chuyển và tập trung trọng điểm là tuyến hàng không.

Trong năm 2019, Phòng Bảo vệ ĐVHD của ENV đã ghi nhận hơn 2.400 trường hợp quảng cáo ĐVHD trên Facebook, YouTube, Zalo, Tiktok và các trang mạng điện tử khác. Con số này vẫn không có dấu hiệu giảm xuống trong những tháng đầu năm 2020, với 424 vụ vi phạm tính đến hết ngày 30-4-2020.

Tuy nhiên, các đối tượng buôn bán ĐVHD trên Internet sẽ hết “đất sống” khi ngày càng có nhiều người dân sẵn sàng hỗ trợ giám sát và thông báo các vi phạm về ĐVHD trên Internet. Các doanh nghiệp kinh doanh sàn thương mại điện tử và các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Lazada hay Shopee cũng đang chung tay cùng ENV trong việc xóa bỏ các vi phạm về ĐVHD trên Internet.

Cùng với đó, các cơ quan thực thi pháp luật tại nhiều địa phương đã nhận thức được mức độ nghiêm trọng trong hành vi vi phạm của các đối tượng buôn bán trên Internet và đang dần quen với việc xử lý các đối tượng này.

Bên cạnh việc tuyên truyền, giải thích pháp luật và khuyến khích các đối tượng chấp hành quy định pháp luật về ĐVHD, trong nhiều vụ việc, cơ quan chức năng đã theo dõi, kiểm tra nhà, hoặc cơ sở kinh doanh của các đối tượng vi phạm và phát hiện, tịch thu nhiều tang vật cũng như áp dụng những hình phạt thích đáng đối với đối tượng vi phạm…

“Chúng ta cần tăng cường thực thi pháp luật dựa trên kết quả thống kê, phân tích số liệu để xác định phương thức thủ đoạn, quy luật hoạt động (các điểm nóng, tuyến đường quan trọng) của các đối tượng, đường dây để xây dựng kế hoạch hành động thực thi pháp luật một cách hiệu quả, toàn diện”, bà Vũ Thị Quyên, Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên nhấn mạnh.

Đầu tháng 7/2020, Thủ tướng đã có Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 23/7/2020 về một số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã nêu rõ, mọi trường hợp nhập khẩu động vật hoang dã trái với Chỉ thị này phải xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật đối với động vật hoang dã bất hợp pháp; đối với động vật hoang dã được cơ quan thẩm quyền quản lý CITES nước ngoài cấp giấy phép xuất khẩu vào Việt Nam, cơ quan Hải quan cửa khẩu yêu cầu chủ hàng trả về nơi xuất khẩu. Trường hợp chủ hàng không thực hiện hoặc hàng hóa không xác định được chủ hàng thì xử lý theo quy định pháp luật Việt Nam đối với động vật hoang dã bất hợp pháp.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ theo chức năng, thẩm quyền được giao thực hiện rà soát hệ thống văn pháp pháp luật để đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chế tài xử phạt hành vi tiêu thụ động vật hoang dã trái pháp luật.; Kiên quyết loại bỏ các khu vực chợ, tụ điểm mua bán động vật hoang dã trái pháp luật. Kiểm soát chặt chẽ và xử lý nghiêm các hành vi săn, bắt, mua, bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, tàng trữ, quảng cáo, xâm hại động vật hoang dã trái pháp luật, nhất là động vật hoang dã thuộc lớp thú, chim, bò sát trong môi trường tự nhiên.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn, phát hiện và kịp thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm liên quan đến động vật hoang dã; đặc biệt là tập trung triệt phá các đường dây tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia trong việc mua bán, tàng trữ, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh trái phép mẫu vật các loài động vật hoang dã; phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý các hành vi quảng cáo, mua bán trái phép mẫu vật động vật hoang dã trên các trang thông tin điện tử.

Bộ Quốc phòng chỉ đạo Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát chặt chẽ tại các cửa khẩu, lối mở biên giới và trên biển; kịp thời phát hiện, bắt giữ, xử lý theo quy định của pháp luật các trường hợp mua, bán, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất trái phép động vật hoang dã; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân khu vực biên giới không săn, bắt, nuôi, nhốt, mua bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã.

Bộ Công Thương chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi buôn bán, vận chuyển, kinh doanh các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm và các sản phẩm, dẫn xuất có nguồn gốc từ các loài trên theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao.

Bộ Y tế chỉ đạo rà soát, quản lý các cơ sở kinh doanh y, dược, các cơ sở sản xuất thuốc, sản phẩm y tế có sử dụng các thành phần từ động vật hoang dã, đảm bảo chỉ sử dụng động vật hoang dã có nguồn gốc hợp pháp trong lĩnh vực y, dược.

Hi vọng với những biện pháp mạnh, việc buôn bán động vật hoang dã sẽ dần được loại bỏ. Không chỉ các cơ quan chức năng mà mỗi người dân, nhất là những người trẻ phải chúng tay thực hiện nhiệm vụ quan trọng này.

* “Đây là bài viết tuyên truyền bảo vệ môi trường của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2020”

Đọc thêm

Quảng Nam: Doanh nghiệp chưa hoàn thổ mỏ vàng G60 xin không nộp phạt Xã hội

Quảng Nam: Doanh nghiệp chưa hoàn thổ mỏ vàng G60 xin không nộp phạt

TTTĐ - Công ty CP Miền Trung cho rằng đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế thuê đất tại khu vực mỏ vàng G60, xã Hiệp Hòa, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam từ năm 2008.
Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng dịu Môi trường

Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng dịu

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ đêm 21/11 đến đêm 22/11, khu vực từ Thừa Thiên-Huế đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 50-120mm, có nơi trên 180mm; cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn.
Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất Môi trường

Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương triển khai các nội dung quan trọng, nhằm thực thi hiệu quả Luật Đất đai 2024 và giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý giá đất, theo kết luận tại Văn bản số 599/TB-BTNMT ngày 15/10/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bắc Bộ ngày nắng, có nơi trên 30 độ C Xã hội

Bắc Bộ ngày nắng, có nơi trên 30 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới từ tối 19/11.
3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu Xã hội

3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1422/QĐ-TTg ngày 19/11/2024 về việc ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (cập nhật).
Lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới Môi trường

Lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 19/2024/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 quy định lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp.
Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường Môi trường

Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

TTTĐ - Chiều 19/11, tại kỳ họp chuyên đề, HĐND TP đã thông qua quy định trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong Quy hoạch Thủ đô và điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên địa bàn TP Hà Nội.
Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi ra môi trường Môi trường

Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi ra môi trường

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký Công văn số 3803/UBND-TNMT về việc triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí trên địa bàn thành phố.
Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm Môi trường

Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 tiếp tục di chuyển vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm.
Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường Môi trường

Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường

TTTĐ - Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngoại thành từ lâu đã trở thành vấn đề "báo động đỏ". Với các chính sách đặc thù, Luật Thủ đô năm 2024 sẽ mở ra cơ hội giúp làng nghề của Thủ đô phát triển bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Xem thêm