Buôn Ma Thuột phát triển xứng tầm đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên
Đắk Lắk: Thắt chặt hơn nữa mối quan hệ bền vững Việt Nam - Nhật Bản Đảng trong dân, dân trong Đảng Đắk Lắk: “Thủ phủ" hoa đào Buôn Hồ tất bật vào Tết |
Xây dựng TP Buôn Ma Thuột xứng tầm là đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên |
Đẩy nhanh tiến độ các dự án, công trình trọng điểm
Trong bối cảnh nền kinh tế vừa nỗ lực khắc phục hậu quả tác động của đại dịch COVID-19, vừa đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do tăng trưởng kinh tế có xu hướng chậm lại, nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu, rủi ro tài chính, tiền tệ gia tăng, lạm phát tăng mạnh ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân...
Tuy nhiên, với sự điều hành, lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời cùng các giải pháp phù hợp với thực tiễn của HĐND - UBND TP Buôn Ma Thuột, các doanh nghiệp trên địa bàn đang dần phục hồi quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần tăng nguồn thu để bù đắp khoản hụt thu do thực hiện các cơ chế, chính sách miễn giảm.
Theo thống kê, ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nhìn chung duy trì hoạt động sản xuất ổn định, các nhà máy đã nỗ lực tăng năng suất hoạt động. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 67.978 tỷ đồng (năm 2022 đạt 59.630 tỷ đồng).
Bên cạnh đó, công nghiệp chế biến, chế tạo và sản xuất, phân phối điện đóng góp quan trọng trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp, sản lượng sản phẩm đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Sản xuất công nghiệp duy trì ở mức tăng trưởng khá.
TP Buôn Ma Thuột đang tập trung xây dựng thương hiệu “TP cà phê của thế giới” |
Hiện nay, TP Buôn Ma Thuột đang chú trọng và tập trung triển khai các nội dung của Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 28/2/2023 về thực hiện đề án phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái, nông nghiệp chất lượng cao, phát triển du lịch theo hướng sinh thái, khai thác các giá trị văn hóa địa phương. Bên cạnh đó, tập trung xây dụng đề án phát triển thương hiệu TP Buôn Ma Thuột trở thành “Thành phố cà phê của thế giới”.
Theo UBND thành phố, công tác bồi thường, giải phóng và bàn giao mặt bằng để thi công các dự án, công trình đã bố trí kế hoạch vốn đang được thành phố tập trung chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ và thống nhất, kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc về mặt bằng, nhất là các công trình, dự án trọng điểm.
Bên cạnh đó, tập trung triển khai các nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung TP Buôn Ma Thuột đến năm 2045. Đáng chú ý, trong năm 2023, TP đã đưa vào sử dụng công trình đường Đông - Tây để đáp ứng nhu cầu giao thông, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn.
Được biết, ngay từ đầu năm 2024, UBND TP đã ban hành kế hoạch cải cách hành chính (CCHC) và nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành thực hiện CCHC trên tất cả các lĩnh vực. Việc thành phố đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành và CCHC trong thời gian qua đã mang lại kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương.
Phát huy lợi thế tạo đà đột phá
Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội thành phố đã huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là triển khai cơ chế chính sách đặc thù của theo Nghị quyết số 72/2022/QH15 của Quốc hội.
Theo đó, các hoạt động kinh doanh, sản xuất, thương mại - dịch vụ phát triển ổn định, đáp ứng nhu cầu của xã hội; tình hình sản xuất nông nghiệp đảm bảo kế hoạch đề ra; cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch đúng định hướng, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ.
Công tác thu ngân sách được quan tâm chỉ đạo quyết liệt ngay từ đầu năm bằng nhiều giải pháp để đảm bảo chỉ tiêu thu ngân sách được giao.
Năm 2024, với những thời cơ, thuận lợi, khó khăn và thách thức đan xen, TP đang tập trung các nguồn lực đầu tư cho công tác chuyển đổi số, xây dựng đô thị thông minh; đẩy mạnh cải cách hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp, từ đó tạo điều kiện thuận lợi trong công tác kêu gọi, thu hút đầu tư.
TP Buôn Ma Thuột là vùng đất tiềm năng để phát triển du lịch |
Năm 2024, cũng là năm nhiều sự kiện văn hóa quan trọng của tỉnh được thực hiện trên địa bàn TP là điều kiện thuộn lợi cho ngành dịch vụ phát triển; các trường học cũng sẽ được đầu tư, nâng cấp đồng bộ; công tác khám chữa bệnh, phòng chống dịch, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân tiếp tục duy trì thường xuyên; công tác giải quyết việc làm và giảm nghèo tiếp tục được tập trung thực hiện.
Đặc biệt, Trung ương đang triển khai những quyết sách lớn, những cơ chế đặc thù để tạo “đòn bẩy” nhằm giúp TP Buôn Ma Thuột mở ra cơ hội “bứt phá” mạnh mẽ trong những năm tới theo tiêu chí: Đô thị xanh, sinh thái, bản sắc và thông minh gắn kết chặt chẽ giữa đô thị hóa với xây dựng nông thôn mới.
Ông Vũ Văn Hưng, Chủ tịch UBND TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) cho biết: “Thời gian tới, TP Buôn Ma Thuột sẽ tập trung mọi nguồn lực, triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách trên địa bàn TP theo Nghị quyết 72/2022/QH15 của Quốc hội; chủ động bám sát chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra, để phát huy các tiềm năng, lợi thế sẵn có tạo bước đột phá mạnh mẽ trong năm 2024 và các năm tiếp theo".
Ông Vũ Văn Hưng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Buôn Ma Thuột (Ảnh AX) |
Cũng theo Chủ tịch UBND TP Buôn Ma Thuột Vũ Văn Hưng, thành phố sẽ tập trung nguồn lực đầu tư cho công tác chuyển đổi số, xây dựng TP Buôn Ma Thuột trở thành đô thị thông minh, ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi.
Cùng với đó, huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư, tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng từng bước đồng bộ, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và liên kết vùng; phát triển văn hóa - xã hội, dịch vụ du lịch, y tế, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, bảo vệ môi trường và củng cố vững chắc quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.