Cà Mau đẩy mạnh phòng chống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”
Hội nghị tập huấn sử dụng mạng xã hội trong phòng chống thiên tai
Bài liên quan
Chuẩn bị các phương án ứng phó với cơn áp thấp nhiệt đới đầu tiên trong năm
Khẩn cấp ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão
Cơn bão số 2 MUN sẽ đổ bộ vào Quảng Ninh sáng 4/7
6 tháng đầu năm 2019: Kinh tế- xã hội Thủ đô đạt kết quả toàn diện
Nhận định về tình hình thiên tai tại khu vực miền Nam trong thời gian qua, đồng chí Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết: “Những năm gần đây, khu vực miền Nam luôn phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ các trận thiên tai, bão lũ. Tác động cực đoan của biến đổi khí hậu, diễn biến phức tạo của bão, áp thấp nhiệt đới, lốc xoáy, nước biển dâng, hạn hán… đã gây ra tình trạng sạt lở ven sông, xói lở ven biển, xâm nhập mặn, sâu vào nội địa ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất của nhân dân cả nước nói chung, khu vực phía Nam nói riêng, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có tỉnh Cà Mau chịu ảnh hưởng nặng nề.
Riêng tỉnh Cà Mau, từ đầu năm 2018 đến nay, thiên tai, đặc biệt là dông, lốc xoáy, triều cường đã gây ra sạt lở đất ven sông, ven biển, đã làm chết 7 người, sập, hư hỏng 1655 căn nhà, ngập, sập trên 2400ha lúa và hoa màu, sạt lở thường xuyên 105 km bờ biển, trong đó có nhiều đoạn sạt lở đến chân đê biển, xói lở trên 250km bờ sông, ngoài ra các vụ tai nạn trên biển đã làm thiệt mạng 34 người. Tổng thiệt hại về tài sản ước tính trên 57 tỉ đồng”.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử cũng cho biết thêm: Bằng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo sâu sắc, quyết liệt của Trung ương, công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam theo phương châm “4 tại chỗ” đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần ngăn chặn, hạn chế thiệt hại do thiên tai. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.
Nguyên nhân là do thiên tai, thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tuy đã được đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực thế. Trong khi đó, nhiều khu vực bờ sông, bờ biển sạt lở nghiêm trọng nhưng thiếu vốn đầu tư khắc phục, di dời dân, một số cơ chế chính sách không còn phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, chậm được tháo gỡ…
Cà Mau đang nghiên cứu triển khai giải pháp ứng phó sạt lở và bảo vệ bờ biển bằng đê trụ rỗng |
Trên cơ sở đó, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: “Hội nghị phòng, chống thiên tai khu vực miền Nam lần này là dịp để đại biểu cung cấp thông tin, phân tích, đánh giá tình hình, rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành, đề xuất các biên pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng chống thiên tai. Đây cũng là dịp để các ngành chức năng tỉnh Cà Mau rà soát, đánh giá, chia sẻ kết ủa công tác phòng chống thiên tai của mình, học tập kinh nghiệm của tỉnh bạn, qua đó giúp nhau thực hiện tốt hơn nhiệm vụ phòng, chống thiên tai trong thời gian tới.
Đây cũng là dịp để các tỉnh phía Nam tiếp tục có những đề xuất kiến nghị đến lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành trung ương những vấn đề liên quan đến công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Tôi hi vọng, thông qua hội nghị lần này, các tỉnh, thành sẽ đưa ra được nhiều giải pháp thiết thực, kinh nghiệm bổ ích, đặc biệt là các giải pháp có tính liên kết vùng, góp phần tích cực nâng cao hiệu quả phòng chống thiên tai trong thời gian tới”.
Để làm tốt công tác phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Cà Mau, đại diện lãnh đạo tỉnh cũng nhất trí, triển khai các biện pháp, trong đó trọng tâm là củng cố, nâng cao năng lực cơ quan ham mưu các cấp về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị theo hướng chuyên nghiệp. Đồng thời rà soát, cập nhật, hoàn thiện phương án ứng phó thiên tai, tránh tình trạng bị động lung túng khi tình huống thiên tai bất lợi xảy ra.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các địa phương tăng cường lắp đặt thiết bị theo dõi, giám sát, cảnh báo thiên tai; Quản lí, giám sát chặt chẽ công tác vận hành các hồ chứa, ứng dụng công nghệ trong theo dõi trực tuyến, tính toán phương án hỗ trợ ra quyết định. Tăng cường công tác thông tin, truyền thông, đào tạo, nâng cao nhận thức cộng đồng, tuyên truyền hướng dẫn bằng nhiều hình thức phù hợp cho nhân dân, cộng đồng.
Ngoài ra, tỉnh cũng yêu cầu các địa phương đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình xử lí sạt lở bờ sông, bờ biển đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định bố trí vốn. Cùng với đó là củng cố nâng cấp hệ thống đê biển, cống, đập ngăn mặn, đê bao chống ngập, kênh trục và hệ thống ngăn triều, tiêu thoát nước đô thị… Huy động các nguồn lực xã hội trong phòng chống thiên tai nhất là ứng dụng công nghệ mới theo dõi trực tuyến, cảnh báo, trang bị cho cộng đồng và xây dựn cụm tuyến dân cư vượt lũ, từng bước bố trí, sắp xếp lại dân cư sống trong vùng có nguy cơ ngập sâu, sạt lở nguy hiểm.
Đặc biệt, UBND tỉnh cũng yêu cầu các địa phương đẩy nhanh tiến độ triển khai hoàn thành lắp đặt thiết bị giám sát với các tàu cá. Nâng cao chất lượng công tác dự báo, quản lí khai thác nước ngầm, có các giải pháp hạn chế sụt lún đất. Sử dụng hiệu quả quỹ phòng chống thiên tai, ứng dụng khoa học, hợp tác quốc tế và hợp tác Mê Công trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai…
Nếu triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm nêu trên, công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cà Mau sẽ được các địa phương trong nước và quốc tế học tập và áp dụng theo.