Tag

Cải cách tiền lương từ 1/7/2022

Tin tức 17/08/2021 18:44
aa
TTTĐ - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, việc cải cách tiền lương nhất quyết phải tiến hành vào 1/7/2022.
Cho phép 4 địa phương sử dụng kinh phí cải cách tiền lương còn dư đầu tư dự án Quốc hội đồng ý tăng lương cơ sở từ 1/7/2020
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc

Chiều 17/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, quyết định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022.

Trình bày tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017, áp dụng cho thời kỳ ổn định ngân sách 2017-2020 đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế.

Đồng thời, thời kỳ ổn định ngân sách nhà nước giai đoạn 2017-2020 chỉ kéo dài hết năm 2021 nên cần thiết phải xây dựng các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách nhà nước mới để xác định tỷ lệ điều tiết giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương, xây dựng dự toán ngân sách nhà nước giai đoạn 2022-2025.

Chính phủ đề xuất, về định mức phân bổ chi quản lý hành chính, dự toán ngân sách hằng năm của các bộ, cơ quan Trung ương sẽ bỏ việc xây dựng định mức phân bổ theo biên chế. Thay vào đó, dự toán chi quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể hằng năm được xây dựng căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ, khối lượng, quy mô, tính chất nhiệm vụ được giao để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt.

Đối với các lĩnh vực sự nghiệp được ngân sách nhà nước bảo đảm một phần hoặc toàn bộ kinh phí chi thường xuyên, Chính phủ đề nghị thực hiện khoán chi ngân sách hỗ trợ giai đoạn 2022-2025 và yêu cầu giảm tối thiểu 10-15% so với giai đoạn 2017-2021. Bên cạnh đó, đối với các đơn vị có cơ chế tài chính đặc thù, sau khi chính sách tiền lương mới được cơ quan có thẩm quyền quyết định sẽ xóa bỏ cơ chế đặc thù hiện nay.

Tờ trình của Chính phủ cũng nêu rõ, tiếp tục sử dụng tiêu chí dân số làm “tiêu chí chính” trong xây dựng định mức phân bổ ngân sách nhà nước đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Đồng thời, xây dựng lại 4 vùng làm căn cứ phân bổ ngân sách, gồm: Vùng đặc biệt khó khăn, vùng khó khăn, vùng đô thị và vùng khác còn lại.

Cho ý kiến về dự thảo tờ trình, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, thời kỳ ổn định ngân sách trùng với thời kỳ thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm, hoặc phương án do Quốc hội quyết định và bảo đảm tính liên tục.

Đồng chí Vương Đình Huệ cũng nhấn mạnh, trên cơ sở kết luận của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Quốc hội, đến ngày 1/7/2022, phải tiến hành cải cách tiền lương.

“Lương cũng là nội dung để kích thích kinh tế, kích thích đầu tư. Mặc dù dịch bệnh ảnh hưởng, nhưng chúng ta quyết tâm thì có thể làm được”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải kết luận nội dung thảo luận
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải kết luận nội dung thảo luận

Giải trình thêm tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, hiện nay, ở các địa phương còn dư 252.000 tỷ đồng nguồn cải cách tiền lương. Một số địa phương đề nghị sử dụng nguồn này vào công tác phòng, chống dịch Covid-19, nhưng Bộ Tài chính căn cứ các nghị quyết của Quốc hội yêu cầu các địa phương chỉ sử dụng để cải cách tiền lương.

Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, do còn có một số nội dung chi tiết, cụ thể cần làm rõ nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ thông qua về nguyên tắc, định hướng chung, giao các Ủy ban của Quốc hội phối hợp với Bộ Tài chính rà soát, thống nhất các nội dung còn có ý kiến khác nhau để hoàn chỉnh dự thảo Nghị quyết gửi xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi trình Chủ tịch Quốc hội ký ban hành.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất ban hành Nghị quyết quyết định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022, còn về thời kỳ ổn định Chính phủ xây dựng tờ trình báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ hai với phương án phù hợp (đến năm 2025 hoặc 2026).

Với 100% ủy viên có mặt biểu quyết tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua nguyên tắc, nội dung cơ bản của Nghị quyết.

Đọc thêm

Phải thay thế trưởng, phó phòng làm việc không hiệu quả Tin tức

Phải thay thế trưởng, phó phòng làm việc không hiệu quả

TTTĐ - Theo đại biểu Vũ Đức Bảo, thực tế đặt ra phải thay thế một số chuyên viên, trưởng, phó phòng làm việc không hiệu quả, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm. Người đứng đầu các sở, ngành, địa phương cần quan tâm, đôn đốc đội ngũ trưởng, phó phòng, cán bộ tham mưu, tránh xảy ra tình trạng như doanh nghiệp đã phản ánh “gặp trưởng, phó phòng khó hơn gặp giám đốc”.
Làm rõ trách nhiệm về dự án chậm triển khai Tin tức

Làm rõ trách nhiệm về dự án chậm triển khai

TTTĐ - Ngày 3/7, tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 17, các đại biểu HĐND TP đã nêu câu hỏi chất vấn, đề nghị làm rõ trách nhiệm đối với một số dự án, công việc còn chậm triển khai.
Hướng tới đánh giá chỉ số cải cách hành chính theo tuần, theo tháng Tin tức

Hướng tới đánh giá chỉ số cải cách hành chính theo tuần, theo tháng

TTTĐ - Quan điểm chỉ đạo của TP Hà Nội là phải đo lường, đo đếm được kết quả cụ thể về các chỉ số cải cách hành chính theo tuần, theo tháng. Cách làm này của TP để từng đơn vị, sở, ngành, địa phương nhìn thấy mình đang đứng ở đâu, so sánh với các đơn vị khác để phấn đấu.
Thực thi công vụ chưa nghiêm khiến nhiều việc triển khai không hiệu quả Tin tức

Thực thi công vụ chưa nghiêm khiến nhiều việc triển khai không hiệu quả

TTTĐ - Việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, trách nhiệm thực thi công vụ tại các cơ quan Nhà nước thuộc TP ở một số nơi chưa thực sự nghiêm, cá biệt có nơi có biểu hiện buông lỏng, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm công việc được giao, biểu hiện tâm lý “bàn lùi”, sợ sai, sợ trách nhiệm. Tất cả những biểu hiện này dẫn tới nhiều việc của TP triển khai chậm, không hiệu quả.
Đưa ra lộ trình, giải pháp khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm Tin tức

Đưa ra lộ trình, giải pháp khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm

TTTĐ - Kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ ở một số địa phương, đơn vị còn chưa cao, chưa nghiêm. Cá biệt có nơi xuất hiện tình trạng né tránh, đùn đẩy công việc, biểu hiện tâm lý “bàn lùi”, sợ sai, sợ trách nhiệm. Đây là vấn đề quan trọng, cấp thiết cần được HĐND TP Hà Nội chất vấn để kịp thời chấn chỉnh.
Khai mạc phiên chất vấn của HĐND TP Hà Nội Tin tức

Khai mạc phiên chất vấn của HĐND TP Hà Nội

TTTĐ - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 17, hôm nay (3/7), HĐND TP Hà Nội sẽ thực hiện quyền giám sát trực tiếp đối với UBND TP thông qua hoạt động chất vấn, tái chất vấn.
Các doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá Việt Nam là điểm đến đầu tư đầy tiềm năng Tin tức

Các doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá Việt Nam là điểm đến đầu tư đầy tiềm năng

Chiều 2/7, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol.
Thi đua "nước rút" để tháng 7/2024 khánh thành đường dây 500kV mạch 3 Thời sự

Thi đua "nước rút" để tháng 7/2024 khánh thành đường dây 500kV mạch 3

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 288/TB-VPCP ngày 29/6/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp với một số địa phương để thúc đẩy tiến độ triển khai các Dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).
Phấn đấu hoàn thành mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 100 tỷ USD vào năm 2025 Tin tức

Phấn đấu hoàn thành mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 100 tỷ USD vào năm 2025

Chiều 2/7, tại Seoul, Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo nhân chuyến thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 30/6 đến 3/7/2024.
Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Hàn Quốc Tin tức

Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Hàn Quốc

Nhân chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân, hai bên đã ra Thông cáo báo chí chung. Dưới đây là toàn văn Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Hàn Quốc.
Xem thêm