Tag

Cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội: Cần nhiều giải pháp đồng bộ

Xã hội 12/04/2021 14:34
aa
TTTĐ - Để tạo đột phá mới trong cải tạo chung cư cũ trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021 - 2025, chúng ta cần sửa đổi, bổ sung một số quy định trong văn bản pháp luật, tạo cơ chế đặc thù trong cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội; Điều chỉnh cục bộ quy hoạch cải tạo các khu chung cư cũ, tránh cải tạo đơn lẻ, đồng thời xác định cơ chế chính sách đền bù trong tái định cư và di rời.
Bài 3: Hà Nội quyết liệt tháo gỡ vướng mắc cải tạo chung cư cũ Bài 2: Cải tạo chung cư cũ vì sao vẫn “giậm chân tại chỗ”? Bài 1: Sống thấp thỏm trong những khu chung cư chờ... sập

Mới cải tạo được 1% chung cư cũ

Đó là ý kiến chung của các chuyên gia tại hội thảo "Cải tạo chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025" diễn ra sáng 12/4 do Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội phối hợp với Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Hà Nội tổ chức.

Phát biểu khai mạc hội thảo, TS Lê Xuân Rao, Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Hà Nội cho biết, cải tạo chung cư cũ trên địa bàn thành phố đang là thách thức, yêu cầu đặt ra trong Luật Thủ đô và là một trong những nhiệm vụ chủ yếu được đề cập trong Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVII.

Toàn cảnh hội nghị
Toàn cảnh hội thảo cải tạo chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025

Thông tin về hiện trạng các khu chung cư cũ trên địa bàn thành phố, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Luyện Văn Phương cho biết, TP hiện có khoảng 1579 nhà chung cư cũ bao gồm 1273 nhà thuộc 76 khu chung cư, trong đó có 34 khu có quy mô sử dụng đất từ 2ha trở lên, 42 khu có quy mô sử dụng đất dưới 2ha và 306 chung cư cũ độc lập.

Các chung cư cũ được xây dựng từ những năm 1960- 1992 có quy mô từ 2-5 tầng với kết cấu tường gạch, bê tông lắp ghép… và chủ yếu tập trung tại 4 quận nội thành cũ, thuộc khu vực hạn chế phát triển. Cụ thể, quận Ba Đình có 211 nhà, quận Hoàn Kiếm 120 nhà, quận Đống Đa 438 nhà và quận Hai Bà Trưng có 293 nhà. Hầu hết các căn hộ đã được bán cho người dân theo Nghị định 61/CP của Chính phủ. Trong quá trình sử dụng, các hộ dân tự cơi nới, sửa chữa gây mất mỹ quan đô thị, nhiều nhà đã xuống cấp nghiêm trọng, gây nguy hiểm (cấp độ D).

Về tình hình thực hiện quy hoạch, cải tạo xây dựng lại chung cư cũ, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội Nguyễn Trọng Kỳ Anh cho hay, tính đến năm 2016, thành phố mới hoàn thành xây dựng lại được nhà B7, B10 khu tập thể Kim Liên bằng nguồn vốn ngân sách thành phố. Các nhà I1, I2, I3 Thái Hà, 187 Tây Sơn, P3 Phương Liệt, B4, B14 Kim Liên; A6, C7, D2 Giảng Võ, C1 Thành Công được xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách. Mô hình xây dựng mới toàn khu tập thể Nguyễn Công Trứ từ nhà A2, A3 thành nhà N3 theo mô hình Nhà nước và doanh nghiệp cùng làm.

Theo lãnh đạo Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội, tiến độ cải tạo chung cư cũ còn chậm do nhiều nguyên nhân như nguồn lực tài chính thực hiện còn khó khăn, cần phải huy động các nguồn lực xã hội hóa; việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo cơ chế, chính sách của thành phố chưa được người dân đồng thuận; Đối với việc cải tạo, xây dựng mới toàn khu chung cư cũ, chủ đầu tư phải đầu tư xây dựng mới hệ thống hạ tầng kĩ thuật, hạ tầng xã hội của khu làm tăng chi phí đầu tư...

Vấn đề cải tạo chung cư cũ là làm sao cải tạo điều kiện sống cho người dân nhưng không gây quá tải hạ tầng xã hội.

Ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Công ty Bất động sản toàn cầu GP. INVEST
Ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Công ty Bất động sản toàn cầu GP. INVEST

Gỡ nút thắt về thể chế

Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Hiệp - Chủ tịch Công ty Bất động sản toàn cầu GP. INVEST cho biết, để cải tạo chung cư cũ cần 3 đối tượng tham gia là chính quyền, doanh nghiệp và người dân. Với lượng vốn lớn nên cần doanh nghiệp tham gia chứ không ngân sách nào kham nổi. Đặc biệt người dân sống tại các chung cư cũ cần được tham khảo, lấy ý kiến, vì nếu nguyện vọng của người dân được thỏa mãn thì tiến độ cải tạo xây dựng lại sẽ rất nhanh. Các cơ quản quản lý Nhà nước cần vào cuộc tích cực để tháo gỡ nút thắt, nhất là sửa dổi Nghị định 101; Cần thành lập có Ban cải tạo chung cư cũ được trang bị các công cụ pháp lý.

Về chủ đầu tư, khi tham gia vào cải tạo chung cư cũ thì tất yếu phải có lợi ích họ mới tích cực tham gia.

Theo GS Đặng Hùng Võ, nhiều nước trên thế giới, nhà đã là của người dân thì khi xuống cấp phải tự bỏ tiền ra cải tạo. Tuy nhiên ở Việt Nam do thu nhập của người dân còn thấp nên khi nhà xuống cấp trông chờ vào ngân sách để cải tạo, xây dựng lại là bất cập cả về thực tiễn và lý thuyết. Để công cuộc cải tạo chung cư cũ có kết quả thì các quy định của Luật cần phải điều chỉnh.

Các chuyên gia tham luận tại hội thảo nhất trí đưa ra 4 nhóm đề xuất thúc đẩy tiến trình cải tạo chung cư cũ trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021 - 2025. Một là để tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về cải tạo chung cư cũ trong thời gian tới, thành phố cần nhận diện khách quan về khó khăn, tồn tại, bài học kinh nghiệm và đề xuất đồng bộ các giải pháp thực hiện giai đoạn 2021 - 2025. Song song đó, cần sửa đổi, bổ sung một số quy định trong văn bản pháp luật, thống nhất với Bộ Xây dựng để báo cáo với Chính phủ về cơ chế đặc thù trong cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội.

Hai là xây dựng kế hoạch cải tạo chung cư cũ, trong đó cần rà soát kiểm định lại nhà chung cư, kể cả vị trí lẫn chất lượng sống để phân loại cho chuẩn xác; đồng thời phải có sự tham gia của các quận, huyện và các tổ chức xã hội.

Ba là cần phải điều chỉnh cục bộ quy hoạch cải tạo các khu chung cư cũ, tránh cải tạo đơn lẻ. Bốn là xác định cơ chế chính sách đền bù trong tái định cư và di rời. Hội thảo thống nhất với đề xuất hỗ trợ đền bù diện tích tái định cư từ 1,5 - 2 lần, trong trường hợp tái định cư tại vị trí ngoài vành đại 3 hoặc chủ sở hữu thuộc diện ưu đãivề nhà ở thì được đền bù trên 2 lần theo thỏa thuận với chủ đầu tư.

Hội thảo được tổ chức nhằm đánh giá khái quát công tác cải tạo chung cư cũ trên địa bàn thành phố, nhận diện khó khăn, tồn tại và bài học kinh nghiệm. Bên cạnh đó từ các ý kiến của các đơn vị sở ngành, góp ý của các chuyên gia về cơ chế chính sách, nguồn lực, tổ chức thực hiện… sẽ được tổng hợp báo cáo Thành ủy, HĐND, UBND thành phố xem xét.

Đọc thêm

Dự kiến sắp xếp 18 phường thành 2 phường Hoàn Kiếm, Cửa Nam Đô thị

Dự kiến sắp xếp 18 phường thành 2 phường Hoàn Kiếm, Cửa Nam

TTTĐ - Ngày 19/4, UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, việc tiến hành lấy ý kiến Nhân dân và thông qua HĐND quận về sắp xếp đơn vị hành chính 18 phường trên địa bàn quận đang được triển khai thực hiện đồng loạt. Phương án dự kiến, quận Hoàn Kiếm sẽ thành lập 2 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hoàn Kiếm và Cửa Nam.
HĐND TP Hồ Chí Minh tán thành việc sáp nhập Vũng Tàu, Bình Dương Đô thị

HĐND TP Hồ Chí Minh tán thành việc sáp nhập Vũng Tàu, Bình Dương

TTTĐ - Tại Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) ngày 18/4, HĐND TP Hồ Chí Minh khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thông qua nghị quyết tán thành chủ trương hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương, TP Hồ Chí Minh và lấy tên TP Hồ Chí Minh.
Người dân TP Hồ Chí Minh háo hức xem hợp luyện diễu binh Muôn mặt cuộc sống

Người dân TP Hồ Chí Minh háo hức xem hợp luyện diễu binh

TTTĐ - Tối 18/4, hàng ngàn người dân TP Hồ Chí Minh đã tập trung về tuyến đường Lê Duẩn, trước cổng Dinh Độc Lập (Quận 1) đón xem màn hợp luyện đầu tiên của các khối diễu binh, diễu hành ngày 30/4 tới.
TP Hồ Chí Minh tri ân sâu sắc người có công Muôn mặt cuộc sống

TP Hồ Chí Minh tri ân sâu sắc người có công

TTTĐ - TP Hồ Chí Minh xác định công tác đền ơn đáp nghĩa là trách nhiệm đồng thời là đạo lý truyền thống uống nước nhớ nguồn của người dân thành phố cũng như dân tộc.
Cảng HKQT Tân Sơn Nhất: Nhà ga hành khách T3 hoàn thành xây dựng vượt tiến độ 2 tháng Muôn mặt cuộc sống

Cảng HKQT Tân Sơn Nhất: Nhà ga hành khách T3 hoàn thành xây dựng vượt tiến độ 2 tháng

TTTĐ - Ngày 15/4, Liên danh nhà thầu do Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội - CTCP (HANCORP) là thành viên đứng đầu, đã hoàn thành xây dựng Nhà ga hành khách T3 - Cảng Hàng không quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất. Đây là sự nỗ lực lớn “vượt nắng thắng mưa” của các nhà thầu nói chung, HANCORP nói riêng.
Quận Ba Đình chuyển giao, tiếp nhận các tổ chức Đảng và đảng viên Muôn mặt cuộc sống

Quận Ba Đình chuyển giao, tiếp nhận các tổ chức Đảng và đảng viên

TTTĐ - Quận ủy Ba Đình (Hà Nội) quyết định chuyển giao 2 chi bộ với 37 Đảng viên; đồng thời nhận 8 Đảng bộ với 1003 đảng viên.
Miễn phí tuyến xe điện mới cho du khách tại Cát Bà từ ngày 18/4 Muôn mặt cuộc sống

Miễn phí tuyến xe điện mới cho du khách tại Cát Bà từ ngày 18/4

TTTĐ - Từ ngày 18/4/2025, Tập đoàn Sun Group đưa vào vận hành thử nghiệm hệ thống giao thông công cộng hiện đại đón du khách từ ga đi cáp treo Phù Long đến Vịnh trung tâm Xanh Island. Hệ thống xe điện, xe buggy điện không chỉ giải quyết bài toán giao thông trên đảo mà còn từng bước xác lập và củng cố hình ảnh đảo ngọc xanh, sinh thái, không khí thải carbon.
Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại KCN Đất Cuốc Muôn mặt cuộc sống

Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại KCN Đất Cuốc

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Công điện số 42/CĐ-TTg ngày 18/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ về vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra tại khu công nghiệp Đất Cuốc, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Công an Hà Nội "truyền lửa" cho thế hệ trẻ Muôn mặt cuộc sống

Công an Hà Nội "truyền lửa" cho thế hệ trẻ

TTTĐ - Sáng 18/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Công an TP Hà Nội tổ chức Hội nghị gặp mặt các cán bộ, chiến sĩ từng chi viện chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ.
Thanh niên nhặt được 150 triệu đồng, trả người đánh mất Muôn mặt cuộc sống

Thanh niên nhặt được 150 triệu đồng, trả người đánh mất

TTTĐ - Sáng 18/4, anh Nguyễn Tiến Tùng (sinh năm 1993, trú tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Hà Nội), trên đường đi làm qua địa bàn xã Văn Bình, huyện Thường Tín, đã phát hiện một chiếc túi nilon màu xanh bị rơi trên đường liên thôn có đựng số tài sản giá trị lớn.
Xem thêm