Tag

Cầm về nơi ấy xa xanh…

Văn hóa 22/04/2021 08:08
aa
Nhỏ nhắn, vụng về, nhưng nhanh thoăn thoắt dù không ít lần trong ngày thơ thẩn tìm…thơ, dẫu chỉ tìm được một câu thôi nhưng thật đắc ý với chàng thi nhân nghiện thuốc lào này là chàng ghi lập tức vào sổ tay, cuốn sổ nhàu anh luôn mang bên người.
Cầm về nơi ấy xa xanh… Văn nghệ sĩ và bạn đọc thương tiếc trước sự ra đi của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm Bạn trẻ tiếc thương trước sự ra đi của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm đột ngột qua đời "Vừng ơi mở cửa"- đêm hội ngộ của các thế hệ sinh viên Văn khoa

THƯ MÙA THU

Gửi Thịnh

Hoàng Nhuận Cầm

Dấu chân chúng mình chắc đã gặp nhau

Mùa thu trong thành phố với rừng sâu

Đất nước rộng ta đi nghe súng nổ

Chiến trường nào ai đến trước đến sau.

Như gặp nhau rồi mà đã gặp nhau đâu

Nhìn dòng sông đoán Thịnh đã qua cầu

Nhìn đá dựng đoán Thịnh đèo đã vượt

Mùa thu này ta hát khắp Trường Sơn.

Thịnh bây giờ chắc đã lớn hơn

Có nghe chăng trong điệp khúc dập dồn

Tiếng súng Thịnh đang cùng tôi đuổi giặc

Mùa thu này ta hát khắp Trường Sơn.

Ta hát lên là chúng nó chẳng còn

Lửa bùng cháy khắp chi khu Cam Lộ

Trăm tên giặc đã đền tội đó

Mùa thu này ta hát khắp Trường Sơn.

Buổi mẹ và em gái tiễn lên đưởng

Thịnh cùng tôi đã hứa gì với mẹ

Nghe súng nổ biết Thịnh thương mẹ thế

Mùa thu này ta hát khắp Trường Sơn.

Tiếng hát làm ta nhớ tiếng trống thuở măng non

Thịnh cùng tôi cầm đèn rọi ve quanh gốc sấu

Ve thăm thẳm tiếng ve ngày thơ ấu

Thành sợi dây nối chúng mình cái ngày bé cỏn con.

Rừng Tây Nguyên ngôi sao như xanh hơn

Cầm lại đi lại đi Thịnh ơi thôi chào nhé

Ta chẳng còn bắt ve ta chẳng còn thơ bé

Thay việc bắt ve ta lùng bắt quân thù

Quanh mỗi gốc xà nu.

(1972)

Nhỏ nhắn, vụng về, nhưng nhanh thoăn thoắt dù không ít lần trong ngày thơ thẩn tìm…thơ, dẫu chỉ tìm được một câu thôi nhưng thật đắc ý với chàng thi nhân nghiện thuốc lào này là chàng ghi lập tức vào sổ tay, cuốn sổ nhàu anh luôn mang bên người. Hoàng Nhuận Cầm bạn học, bạn đồng ngũ Bộ đội Cụ Hồ với tôi từ tháng 9-1971, luôn gây ấn tượng cho bạn bè, đồng đội bởi sự “lẩn thẩn thông minh”, “ vụng về mà thoăn thoắt” ấy như thế... Và mỗi khi “tìm thấy” một câu thơ hay, Cầm lại kéo tôi để đọc cho nghe và đắc ý khi tôi tán thưởng! Chúng tôi thường chia sẻ với nhau về thơ và cả những ý tưởng văn chương như vậy, không chỉ khi cùng học Khoa Văn (Đại học Tổng hợp Hà Nội), mà cả trong những ngày huấn luyện tại ngũ ở Yên Thế tháng 9-1971, trước khi chia tay nhau, mỗi người một đơn vị vào chiến trường sau đó 3 tháng.

Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm và nhà báo Phùng Huy Thịnh
Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm và nhà báo Phùng Huy Thịnh tham dự chương trình "Đất nước tình yêu" do VTV tổ chức.

Tôi và Cầm thân nhau, thường thỉnh thoảng đến nhà nhau ăn cơm khi nghỉ học cuối tuần. Bố Cầm, nhạc sĩ Hoàng Giác, yêu quý và tin tôi như con cháu trong nhà. Ông cầm tay tôi khi tiễn chúng tôi lên đường nhập ngũ ở sân trường Tổng hợp, giọng bùi ngùi nhưng tha thiết: “Thịnh! Bác giao Cầm cho Thịnh! Nó không biết trèo cây, Thịnh dạy nó trèo cây kẻo vào rừng, hổ đuổi còn biết trèo cây mà tránh. Nó không biết bơi, hãy dạy nó bơi kẻo qua sông chết đuối! Nhé, con!” Tôi khi ấy, miệng cười cười nhận lời Bác mà lòng thì rưng rưng. Bác đâu biết, chỉ ít tháng sau, chàng thi sĩ Ánh Biếc (bút danh Cầm hồi cấp 3 Trần Phú A) đã có trong tay những khởi thảo thơ mà chỉ giữa năm sau đã nhận giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1972 với chùm 4 bài thơ rất tuyệt. “Thư Mùa Thu – gửi Thịnh” là một trong số đó. Cầm say thơ đến nỗi đi gác đêm thường làm khê nồi ngô ninh ăn sáng của đại đội ở phiên giữa đêm vì mải “tìm thơ” mà không chịu kiểm tra giảm than đáy nồi. Hoặc thậm chí, đêm thứ bảy nào báo động chiến đấu lúc 19h, tôi và Nguyến Đức Sửu - tổ ba người ở cùng một nhà dân - luôn phải đi tìm Cầm và luôn tìm được thi nhân ở bờ mương nước đầu thôn. Chàng đang say sưa đọc thơ cho các thôn nữ. Các cô nàng đăm đắm nghe thơ như nuốt từng câu… Dường như, với người lính có phẩm chất thi sĩ đặc biệt ấy, việc tập tành chỉ là chất xúc tác giúp anh chiêm nghiệm đời sống bộ đội thời chiến để phục vụ cho những bài thơ rất hấp dẫn. “Bức tranh dọc đường hành quân’’, “Anh bộ đội và tiếng nhạc la”… đã ra đời sau đó. Cầm vốn hài hước, nên trong mỗi trận bóng đá thể thao giữa hai trung đội chiều chủ nhật, bao giờ anh cũng gây cười bằng động tác cực kỳ vụng về lúc bóng tới chân. Khi anh em cười ồ lên, y như rằng một câu lục bát hài hước thế nào cũng ra đời, kiểu: “Cầm mà dắt bóng thì ... ôi/ Xem như đội bạn phải ngồi trên dây” hay “Những thằng đá bóng hay cười / khoe răng đầy bựa khỏi chơi chúng mày”... Cứ tếu táo thế, đến nỗi chính trị viên Các nghiêm khắc cũng luôn luôn phì cười trước trang phục bao giờ cũng lụng thụng vì quá cỡ của Cầm mà không thắt lưng nào đủ sức giữ được an toàn cho cái quần quân nhân khỏi tụt trễ đến mức phải nhắc nhở... Mối khi phạm lỗi nào, trước ai, chàng thi sĩ gày gò cũng “nhũn như chi chi” mà xưng “em”, đến nỗi sau này, quen, gặp ai Cầm cũng dễ dàng xưng “em” cho tiện chuyện! Chàng đáng yêu vì thế!

Chàng bộ đội ‘ngơ ngẩn” ấy rồi trở thành một pháo thủ pháo cao xạ 37 ly bảo vệ tuyến lửa khu 4 và Quảng Trị, chiến đấu “ra trò”. Chàng luôn là tâm điểm cho các cuộc giao lưu, thi văn nghệ nhiều đơn vị trong binh chủng vì chàng nổi tiếng từ 1972. Sau đó, chúng tôi lao vào các cuộc chiến đấu bảo vệ Quảng Trị và 81 ngày đêm Thành Cổ là đỉnh cao của cuộc chiến ác liệt mà tôi may mắn chỉ bị thương nhẹ. Rồi như một định mệnh của số phận, khi chúng tôi tìm nhau mãi không gặp thì tình cờ chúng tôi được cùng điều về Trại viết văn Quân khu Bình Trị Thiên đầu năm 1974, cùng sinh hoạt với nhau trong tổ thơ 4 tháng tại làng Trà Liên, cách Thị xã Quảng Trị chừng 1,5 km đường chim bay. Ở đấy, Cầm lần nữa tỏa sáng với các tác phẩm bài tập mà các thầy Xuân Thiêm, Xuân Thiều, Phạm Ngọc Cảnh, Duy Khán ra cho lớp sáng tác, khiến chúng tôi rất khâm phục. Sau trại viết đó, tôi được điều về báo “Chiến sĩ Giải phóng” của Quân đoàn 2 khi báo thành lâp, còn Cầm thì về Ban Tuyên huấn Quân khu Bình-Trị Thiên. Chúng tôi còn gặp nhau lần nữa tại chùa Thiên Mụ khi Huế được giải phóng tháng 3-1975 rồi chia tay cho đến khi được về trường ĐHTH Hà Nội học lại năm 1976. Chính năm ấy, bài thơ “Phương ấy” ra đời khiến cánh học sinh,sinh viên càng yêu mến thi sĩ tài hoa này. Và tình yêu mến được nhân lên bởi những bài thơ hay khác của Cầm trong những đêm giao lưu thơ Văn khoa cùng giới thi ca Hà Nôi. Đặc biệt là khi nhắc tới tình bạn với nhà thơ liệt sĩ Vũ Đình Văn và liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc mà Cầm gắn bó và yêu quý. Đây cũng là thời gian Hoàng Nhuận Cầm cho ra đời những bài thơ sau này in trong tập “Xúc Xắc mùa thu” nổi tiếng. Cầm cứ nhẩn nha vừa học vừa làm thơ và hút thuốc lào sòng sọc trong suốt cả khóa học lần thứ hai của anh ở Khoa Ngữ Văn. Đến mức nếu thiếu thuốc lào, dường như Cầm “tìm” thơ rất khó!

Cầm về nơi ấy xa xanh…
Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm (giữa) cùng các diễn viên phim "Mùi cỏ cháy"

Cánh CCB sinh viên nhập ngũ 9-1971 chúng tôi thường có các buổi gặp nhau nhân những ngày lễ trọng. Những buổi ấy, Cầm và tôi thường có những bài thơ buộc phải trình bày trước anh em, bao giờ tôi cũng đọc thơ của Cầm trước rồi mới đọc thơ mình. Anh em thường “chê”; “Thằng Huy Thịnh không thuộc thơ mình bằng thơ thằng Cầm!”. Quả có thế, tôi yêu thơ Cầm bởi chất trong sáng, ‘duy mỹ” nên luôn đọc và nhớ thơ của bạn. Cầm kén chữ, chịu tìm ý tứ và viết chậm, đến mức có bài phải cả tháng mới hoàn thành khi anh mỗi ngày chỉ “tìm” nổi hai câu trong một khổ thơ. Cầm nói với tôi: “Cầm nhặt chậm lắm Thịnh à! Tốn thuốc lào quá đi mất thôi!” Ấy là lúc Cầm “vòi” tôi mua thuốc lào cho hắn! Đành phải chiều bạn dù vẫn khuyên bạn bỏ thuốc lào.

Hai chúng tôi còn nhiều lần đối thoại cùng nhau trong các chương trình truyền hình của nhiều kênh Truyền hình VN và trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam mà Cầm chịu trách nhiệm “giữ sóng” chuyên mục cho VOV2 . Mỗi khi bên nhau, chúng tôi đều xúc động và cùng nhau chia sẻ nhiều điều về những vấn đề xã hội và thi ca.Chúng tôi hợp nhau, dù tính cách rất khác nhau, bởi chung sự trải nghiệm thực tế trận mạc.

Nay Cầm đã đi xa, về cõi cao xanh, về với “...Chỗ Hiến nằm giờ trời trắng heo may / Chỗ Thi ngủ bình minh rơi tím đất...” mà Cầm từng khóc đồng đội đã hy sinh vì Tổ quốc! Mong bạn tôi, thi sĩ được nhiều người yêu mến tìm được sự an nghỉ vĩnh hằng trên ấy. Cũng như những người lính từng hy sinh vì đất nước, Cầm vẫn trong trái tim những người yêu mến bạn, bởi người ta sẽ chỉ chết khi không có ai nghĩ đến họ nữa. Với ý nghĩa ấy, không chỉ thơ Cầm, mà chính tác giả Hoàng Nhuận Cầm còn sống mãi trong tâm người yêu anh và thơ anh./.

Đọc thêm

Cầu truyền hình đặc biệt “Vang mãi khúc khải hoàn” Văn hóa

Cầu truyền hình đặc biệt “Vang mãi khúc khải hoàn”

TTTĐ - Cầu truyền hình đặc biệt “Vang mãi khúc khải hoàn” do Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, nhằm lan tỏa ý nghĩa lớn lao của Đại thắng Mùa Xuân 1975, khơi dậy niềm tin, lý tưởng cách mạng, tiếp thêm nội lực cho hành trình hội nhập, hiện đại hóa hôm nay.
Trân quý cống hiến của cha ông với "Khúc ca hòa bình" Văn hóa

Trân quý cống hiến của cha ông với "Khúc ca hòa bình"

TTTĐ - Trưng bày chuyên đề “Khúc ca hòa bình” tại di tích Nhà tù Hỏa Lò nhằm tri ân các anh hùng liệt sĩ, chiến sĩ yêu nước, cách mạng đã hy sinh vì Tổ quốc. Trưng bày cũng góp phần bồi đắp niềm tự hào dân tộc, khích lệ thế hệ trẻ hôm nay càng thêm tự tin vững bước trên con đường bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.
Thúc đẩy giao lưu văn hóa Hàn - Việt Văn hóa

Thúc đẩy giao lưu văn hóa Hàn - Việt

TTTĐ - Lễ hội giao lưu văn hóa Hàn - Việt lần thứ 7 “Chúng ta là một" (We Are Together 2025) được tổ chức nhằm tăng cường mối quan hệ hữu nghị giữa Hàn Quốc và Việt Nam, đồng thời thúc đẩy giao lưu bền vững với cộng đồng người Việt tại Hàn Quốc.
Kho tư liệu số quý, không gian tưởng nhớ và tôn vinh lịch sử Văn hóa

Kho tư liệu số quý, không gian tưởng nhớ và tôn vinh lịch sử

TTTĐ - Ngày 23/4, tại số 71 Hàng Trống (Hà Nội), Báo Nhân Dân đã long trọng tổ chức lễ giới thiệu đợt thông tin đặc biệt và Triển lãm tương tác kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Sự kiện được tổ chức đúng vào dịp đồng bào cả nước đang hướng về ngày lễ trọng đại, đánh dấu thời khắc lịch sử mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, khi non sông được thu về một mối cách đây tròn nửa thế kỷ.
Hàng chục nghìn khán giả hòa giọng trong “Hẹn ước Bắc - Nam” Nghệ thuật

Hàng chục nghìn khán giả hòa giọng trong “Hẹn ước Bắc - Nam”

TTTĐ - Tối qua (22/4), tại chương trình nghệ thuật chính luận “Hẹn ước Bắc - Nam”, 12.000 khán giả trên sân vận động Mỹ Đình đã cùng hòa giọng vào ca khúc “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”.
Làm mới tủ đồ công sở đón hè với gam màu dịu nhẹ Thời trang - Làm đẹp

Làm mới tủ đồ công sở đón hè với gam màu dịu nhẹ

TTTĐ - Khi mùa nắng lên cũng là lúc tủ đồ công sở cần được “làm mới” bằng những tông màu dịu nhẹ, mang đến cảm giác thư thái và tinh tế. Từ xanh bơ dịu dàng, xanh biển mát lành, tím pastel thơ mộng đến sắc hồng ngọt ngào hay kem nhã nhặn - bảng màu thanh lịch này không chỉ làm dịu tâm hồn mà còn giúp quý cô công sở thêm phần nổi bật, tự tin mỗi ngày.
Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc tỉnh Ninh Thuận lần thứ 4 Văn học

Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc tỉnh Ninh Thuận lần thứ 4

TTTĐ - Với chủ đề “Cùng sách bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 4 năm 2025 vừa chính thức khai mạc tại Thư viện tỉnh Ninh Thuận.
"Hẹn ước Bắc - Nam": Trào dâng niềm tự hào dân tộc Văn hóa

"Hẹn ước Bắc - Nam": Trào dâng niềm tự hào dân tộc

TTTĐ - Tối 22/4, chương trình nghệ thuật hoành tráng mừng ngày đất nước thống nhất mang tên “Hẹn ước Bắc - Nam” đã diễn ra tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội.
Tủ sách trên vai, người lính vượt chông gai bảo vệ Tổ quốc Văn học

Tủ sách trên vai, người lính vượt chông gai bảo vệ Tổ quốc

TTTĐ - Đây là chủ đề của tọa đàm trong Ngày hội sách và văn hoá đọc do UBND quận Tây Hồ tổ chức dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Nhân chứng lịch sử truyền tinh thần yêu nước cho tuổi trẻ Tây Hồ Văn hóa

Nhân chứng lịch sử truyền tinh thần yêu nước cho tuổi trẻ Tây Hồ

TTTĐ - Ngày 22/4, quận Tây Hồ (Hà Nội) tổ chức gặp mặt, giao lưu với các nhân chứng lịch sử trực tiếp tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Xem thêm