Campuchia đối mặt thách thức lớn từ đại dịch Covid-19
Đại diện WHO tại Campuchia, bà Li Ailan (Ảnh: Hong Menea) |
Đại diện WHO tại Campuchia, bà Li Ailan cho biết: “Các ca nhiễm mới được ghi nhận hàng ngày và chúng tôi đang chạy đua với nó. Trừ khi chúng tôi có thể ngăn chặn đại dịch bệnh bùng phát nếu không hệ thống y tế của Campuchia có nguy cơ bị quá tải, dẫn đến hậu quả thảm khốc”.
Bà Li đánh giá cao một loạt các biện pháp mà chính phủ Campuchia đã thực hiện bao gồm việc không can thiệp y tế (những ca lây nhiễm triệu chứng nhẹ được điều trị tại nhà riêng), lệnh cấm đi lại giữa các tỉnh và lệnh giới nghiêm vào ban đêm nhằm ngăn chặn sự lây nhiễm của virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19.
Tuy nhiên, đại diện của WHO cũng khuyến cáo người dân Campuchia nên ở nhà trong kỳ nghỉ Tết Chol Chnam Thmay của người Khmer (sẽ diễn ra từ 14 - 16/4/2021) để giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch.
Bà nhấn mạnh: “Việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả tất cả các biện pháp y tế công cộng là rất quan trọng để giúp ngăn chặn sự lây truyền virus và tất cả chúng ta cũng sẽ phải đóng góp trong vai trò của mình”.
Trong hai tuần qua, virus SARS-CoV-2 đã lây lan trong các nhà hàng, chợ và những nơi khác, nơi mọi người có thể tụ tập uống rượu, khiến Tòa thị chính Phnom Penh phải áp đặt lệnh cấm các nhà hàng phục vụ đồ ăn, đồ uống có cồn trong vòng 2 tuần, một số khu vực đặt trong tình trạng phong tỏa.
WHO cảnh báo Campuchia đang bên bờ vực thảm kịch Covid-19 (Ảnh: Hong Menea) |
Trong ngày 12/4, Campuchia ghi nhận thêm 277 ca mắc Covid-19 nhiều hơn con số 157 ca của ngày trước đó. Chỉ trong một thời gian ngắn, tổng số ca nhiễm Covid-19 tại Campuchia đã là trên 4.500 ca, trong đó 30 người đã tử vong.
Bên cạnh đó, bà Li cảnh báo rằng ngay cả những người đã được chủng ngừa Covid-19 vẫn phải hành động có trách nhiệm để ngăn chặn virus lây lan thêm.
Bác sĩ Ailan kêu gọi: “Đợt bùng phát lần này khác với những đợt bùng phát trước đây ở Campuchia. Những nước có hệ thống y tế vững mạnh cũng đã quá tải trước biến thể mới của virus. Do đó, chúng ta cần đảm bảo điều này không xảy ra ở Campuchia”.
Đại diện của WHO cũng cảnh báo rằng các trường hợp nhiễm biến thể B.1.1.7 (biến thể của của virus SARS-CoV-2 được phát hiện lần đầu tại Anh, đã lây lan nhanh chóng ở hơn 120 quốc gia cho đến nay, đã được phát hiện ở Campuchia giữa tháng 2 năm nay.
“Đợt bùng phát này khác với những đợt bùng phát trước đây ở Campuchia. Biến thể B.1.1.7 lây lan dễ dàng hơn và gây bệnh nghiêm trọng hơn. Nhiều quốc gia có hệ thống y tế mạnh đã bị choáng ngợp bởi biến thể này”, bà nhấn mạnh.