Tag

Cán cân thương mại Việt Nam năm 2018 thặng dư 6,8 tỷ USD

Kinh tế 13/01/2019 10:04
aa
TTTĐ - Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, cán cân thương mại của Việt Nam trong năm 2018 thặng dư 6,8 tỷ USD, cao gấp 3,2 lần mức thặng dư của năm 2017.

Cán cân thương mại Việt Nam năm 2018 thặng dư 6,8 tỷ USD

Ảnh minh họa.

Bài liên quan

Hưng Yên: Xử phạt 3 doanh nghiệp khai thác nước ngầm trái phép

Trong một ngày, Việt Nam đón nhận 2 siêu phẩm Porsche 911 GT2 RS

Cá tra Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh gay gắt tại EU

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 12/2018 (từ ngày 16/12 đến 31/12/2018) đạt 20,69 tỷ USD, tăng 7,3% (tương ứng tăng 1,4 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa đầu tháng 12/2018.

Kết quả đạt được trong nửa cuối tháng 12/2018 đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước trong năm 2018 đạt 480,17 tỷ USD, tăng 12,2%, tương ứng tăng 52,05 tỷ USD về số tuyệt đối so với năm 2017.

Trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 313,21 tỷ USD, tăng 11,7% (tương ứng tăng 32,83 tỷ USD); trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước là 166,96 tỷ USD, tăng 13% (tương ứng tăng 19,22 tỷ USD) so với năm 2017.

Trị giá xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất năm 2018 so với năm 2017.
Trị giá xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất năm 2018 so với năm 2017.

Trong kỳ 2 tháng 12/2018, cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt 0,25 tỷ USD. Tuy nhiên, cán cân thương mại của Việt Nam trong năm 2018 vẫn thặng dư 6,8 tỷ USD, cao gấp 3,2 lần mức thặng dư của năm 2017.

Trong đó, tổng trị giá hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 12/2018 đạt 10,22 tỷ USD, tăng 9,1% (tương ứng tăng 848 triệu USD về số tuyệt đối) so với kỳ 1 tháng 12/2018.

Trị giá xuất khẩu kỳ 2 tháng 12/2018 biến động tăng so với kỳ 1 tháng 12/2018 ở một số nhóm hàng sau: hàng dệt may tăng 257 triệu USD, tương ứng tăng 20,4%; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 88 triệu USD, tương ứng tăng 13,8%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 73 triệu USD, tương ứng tăng 19%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 48 triệu USD, tương ứng tăng 4,2%; giày dép các loại tăng 46 triệu USD, tương ứng tăng 6%; xơ, sợi dệt các loại tăng 46 triệu USD, tương ứng tăng 30,4...

Như vậy, tính đến hết tháng 12 năm 2018, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 243,48 tỷ USD, tăng 13,2% tương ứng tăng 28,36 tỷ USD so với năm 2017.

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong kỳ 2 tháng 12/2018 đạt 6,63 tỷ USD, tăng 3,9% tương ứng tăng 249 triệu USD so với kỳ 1 tháng 12/2018, qua đó nâng tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa trong năm 2018 của nhóm các doanh nghiệp này lên 171,53 tỷ USD, tăng 12,4% (tương ứng tăng 18,98 tỷ USD) so với năm trước, chiếm 70,4% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.

Trị giá nhập khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất năm 2018 so với năm 2017.
Trị giá nhập khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất năm 2018 so với năm 2017.

Ở chiều ngược lại, tổng trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 12/2018 đạt 10,47 tỷ USD, tăng 5,6% (tương ứng tăng 554 triệu USD về số tuyệt đối) so với kết quả thực hiện trong nửa đầu tháng 12/2018.

Trị giá nhập khẩu hàng hóa trong kỳ 2 tháng 12/2018 tăng so với kỳ 1 tháng 12/2018 chủ yếu ở một số nhóm hàng sau: máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng tăng 144 triệu USD, tương ứng tăng 9,9%; xăng dầu các loại tăng 95 triệu USD, tương ứng tăng 65,7%; dầu thô tăng 57 triệu USD, tương ứng tăng 42,2%; phân bón các loại tăng 43 triệu USD, tương ứng tăng 92,9%... Bên cạnh đó có một số mặt hàng biến động giảm là: ngô giảm 52 triệu USD, tương ứng giảm 38,7%; bông giảm 38 triệu USD, tương ứng giảm 28,5 triệu USD; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện giảm 36 triệu USD, tương ứng giảm 32,5%...

Như vậy, tính đến hết tháng 12/2018, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 236,69 tỷ USD, tăng 11,1% (tương ứng tăng 23,68 tỷ USD) so với năm 2017.

Theo Hải quan Việt Nam, trị giá nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ này đạt 5,85 tỷ USD, tăng 1,3% (tương ứng tăng 73 triệu USD) so với kỳ 1 tháng 12/2018, qua đó nâng tổng trị giá nhập khẩu cả năm 2018 của nhóm các doanh nghiệp này lên 141,68 tỷ USD, tăng 10,8% (tương ứng tăng 13,84 tỷ USD) so với năm 2017, chiếm 59,9% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.

Đọc thêm

Amway Việt Nam đứng Top 6 “Nơi làm việc xuất sắc hàng đầu Việt Nam 2025” Doanh nghiệp

Amway Việt Nam đứng Top 6 “Nơi làm việc xuất sắc hàng đầu Việt Nam 2025”

TTTĐ - Ngày 23/5, Amway Việt Nam - thương hiệu hàng đầu về chăm sóc sức khỏe, tự hào công bố hai thành tựu nổi bật: Top 6 “Nơi làm việc xuất sắc hàng đầu Việt Nam 2025” (Best Workplaces in VietnamTM 2025) ở hạng mục doanh nghiệp vừa và và lần thứ hai được chứng nhận “Nơi làm việc xuất sắc” (Great Place to Work Certification).
Thay đổi tư duy, phương thức sản xuất nông nghiệp cho các hộ nông dân Nông thôn mới

Thay đổi tư duy, phương thức sản xuất nông nghiệp cho các hộ nông dân

TTTĐ - Ngày 23/5, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội (Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội) phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Sóc Sơn tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Cần giải pháp căn cơ để giá vàng “không nhảy điên loạn” Thị trường - Tài chính

Cần giải pháp căn cơ để giá vàng “không nhảy điên loạn”

TTTĐ - Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị Chính phủ có giải pháp căn cơ để kiểm soát được cung - cầu vàng trên thị trường và để giá vàng “không nhảy điên loạn” như trong thời gian qua...
Làm sao để doanh nghiệp không còn phải “đi giữa mê cung thủ tục”? Doanh nghiệp

Làm sao để doanh nghiệp không còn phải “đi giữa mê cung thủ tục”?

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Như So đặt vấn đề phải làm thế nào để khu vực kinh tế tư nhân thực sự được giải phóng, trở thành trụ cột, chứ không còn phải “đi đường dài với đôi chân trần” giữa mê cung thủ tục”...
Chúng ta đang đi ngược lại xu thế, giữ mục tiêu tăng trưởng Thị trường - Tài chính

Chúng ta đang đi ngược lại xu thế, giữ mục tiêu tăng trưởng

TTTĐ - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chúng ta đang đi ngược lại xu thế của thế giới, đó là vẫn giữ mục tiêu tăng trưởng. Vấn đề then chốt hiện nay là làm sao tăng trưởng nhanh nhưng vẫn hiệu quả và bền vững...
Tạo thuận lợi cho khu vực tư nhân tham gia vào đầu tư công Doanh nghiệp

Tạo thuận lợi cho khu vực tư nhân tham gia vào đầu tư công

TTTĐ - Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên nhận định, Nghị quyết 68-NQ/TƯ của Bộ Chính trị coi kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế. Tuy nhiên, để khu vực tư nhân trở thành động lực quan trọng nhất, Việt Nam cần tạo thêm không gian cho tư nhân tham gia vào các dự án đầu tư công.
Đại biểu Quốc hội đề xuất miễn thuế đất nông nghiệp đến 2035 Thị trường - Tài chính

Đại biểu Quốc hội đề xuất miễn thuế đất nông nghiệp đến 2035

TTTĐ - Đại biểu Trần Thị Vân (đoàn Bắc Ninh) đề nghị thay vì quy định miễn 5 năm thì cần kéo dài thời hạn miễn thuế đất nông nghiệp lên 15 năm, đến năm 2035.
Thay đổi căn bản về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Thay đổi căn bản về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân

TTTĐ - Đồng chí Phạm Thanh Học, nguyên Phó Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho rằng, Nghị quyết 68 mang tới sự thay đổi căn bản trong nhận thức về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân.
Xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP cho các loại rau gia vị Nông thôn mới

Xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP cho các loại rau gia vị

TTTĐ - Nhiều năm qua, trồng rau gia vị đã trở thành một nghề mang lại thu nhập cao cho người dân xã Tiến Thắng (Mê Linh, Hà Nội). Để sản phẩm rau gia vị sớm vào hệ thống siêu thị, các điểm cửa hàng giới thiệu sản phẩm OCOP, huyện Mê Linh hướng dẫn các hộ trồng rau theo hướng an toàn, đồng thời tích cực hỗ trợ xây dựng thương hiệu, kết nối đầu ra cho các sản phẩm.
Đất để hoang hóa rất lãng phí nên phải đánh thuế Thị trường - Tài chính

Đất để hoang hóa rất lãng phí nên phải đánh thuế

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội cho rằng, miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp phải đúng đối tượng, đúng mục đích, tránh lãng phí nguồn lực...
Xem thêm