Tag

Chúng ta đang đi ngược lại xu thế, giữ mục tiêu tăng trưởng

Thị trường - Tài chính 23/05/2025 14:42
aa
TTTĐ - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chúng ta đang đi ngược lại xu thế của thế giới, đó là vẫn giữ mục tiêu tăng trưởng. Vấn đề then chốt hiện nay là làm sao tăng trưởng nhanh nhưng vẫn hiệu quả và bền vững...
Phát huy tiềm năng của khu vực tư nhân trong thúc đẩy tăng trưởng ĐBQH đề xuất các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Phát biểu thảo luận tổ ngày 23/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu thực tế bối cảnh kinh tế thế giới đang gặp nhiều khó khăn, các định chế quốc tế đều dự báo tăng trưởng toàn cầu năm nay thấp hơn năm trước và thấp hơn dự báo đầu năm.

Dù vậy, Việt Nam lại đạt kết quả ngược lại, đó là tăng trưởng kinh tế năm 2024 đạt trên 8%, vượt xa mục tiêu đề ra từ đầu là 6,5%. Nếu muốn đạt mục tiêu phát triển đến năm 2045, những năm tới, phải duy trì tốc độ tăng trưởng hai con số.

Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta đang đi ngược lại xu thế của thế giới, đó là vẫn giữ mục tiêu tăng trưởng. Vấn đề then chốt hiện nay là làm sao tăng trưởng nhanh nhưng vẫn hiệu quả và bền vững.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định ba đột phá chiến lược cần tập trung: Thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực.

Thủ tướng: Chúng ta đang đi ngược lại xu thế, giữ mục tiêu tăng trưởng
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu thảo luận.

Về thể chế, Thủ tướng cho rằng đây hiện đang làm điểm nghẽn nhưng cũng là nguồn lực và động lực cho phát triển và ngay tại Nghị quyết số 66 đã đề ra việc tháo gỡ điểm nghẽn này trong năm nay. “Thể chế nếu được hoàn thiện sẽ trở thành lợi thế cạnh tranh”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận định.

Về hạ tầng, hiện chi phí logistic của Việt Nam chiếm tới 17-18% GDP, cao hơn mức trung bình thế giới (10-11%). Do vậy, Thủ tướng đề nghị cần đẩy mạnh đầu tư toàn diện các phương thức giao thông, từ đường bộ, đường sắt, thuỷ nội địa, hàng không, hàng hải.

Trong đó, hệ thống giao thông đường bộ phấn đầu hoàn thành ít nhất 3.000 km đường cao tốc trong năm nay; nâng cấp mạng lưới đường sắt hiện đại, xây dựng tuyến tốc độ cao Bắc - Nam và các tuyến kết nối Trung Quốc; tiếp tục đầu tư xây dựng các sân bay chiến lược và phát triển đội bay, hãng hàng không để tạo cạnh tranh; Phát triển hệ thống cảng lớn đủ sức đón tàu trọng tải lớn, đặc biệt là cảng Cái Mép - Thị Vải, Lạch Huyện...

Bên cạnh đó, Thủ tướng nhấn mạnh hạ tầng y tế, giáo dục, xã hội… cũng cần được phát triển đồng bộ.

Thủ tướng: Chúng ta đang đi ngược lại xu thế, giữ mục tiêu tăng trưởng
Quang cảnh phiên thảo luận.

Đột phá chiến lực quan trọng là nguồn nhân lực. Thủ tướng nêu thực tế năng suất lao động thấp là một vấn đề lớn. Để khắc phục, cần đổi mới toàn diện giáo dục, từ chú trọng kiến thức sang phát triển kỹ năng toàn diện. Đào tạo cần đạt tầm quốc tế để hội nhập sâu rộng, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia.

Ngoài ba đột phá trên, Bộ Chính trị đã ban hành bốn nghị quyết có tính chiến lược, gồm: Nghị quyết 57 về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; Nghị quyết 59 về hội nhập quốc tế; Nghị quyết 66 về xây dựng và thực thi pháp luật; Nghị quyết 18 về phát triển kinh tế tư nhân.

Từ nỗ lực đồng bộ của cả hệ thống chính trị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cần phát huy các động lực tăng trưởng truyền thống như đầu tư công, đầu tư tư nhân, FDI, xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Trong bối cảnh khó khăn, cần có giải pháp đặc biệt, linh hoạt và hiệu quả.

Đối với mô hình chính quyền hai cấp, quan trọng là chuyển đổi từ trạng thái thụ động tiếp nhận sang chủ động phục vụ.

“Giảm thủ tục hành chính, cắt giảm khâu trung gian, mở rộng không gian phát triển là việc cần làm ngay. Cần xây dựng hệ thống dữ liệu đồng bộ (dân cư, đất đai, y tế, giáo dục...) để phục vụ cải cách hành chính”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Đồng thời với hoạt động chính quyền hai cấp, Thủ tướng cho rằng lĩnh vực y tế, giáo dục… cũng phải chuyển trạng thái. Trong lĩnh vực y tế, chuyển từ chữa bệnh sang chăm sóc sức khỏe chủ động, tăng cường y tế cơ sở và y tế dự phòng. Giáo dục cũng cần đổi mới, đặc biệt là nâng cao chất lượng dạy và học, chú trọng giáo dục kỹ năng sống, tạo điều kiện tiếp cận bình đẳng cho vùng sâu, vùng xa.

Ngay cả với vấn đề lãng phí, cần xử lý dứt điểm các dự án kéo dài, các chính sách không phù hợp như trong lĩnh vực điện gió, điện mặt trời. Dám nhìn thẳng, chấp nhận mất mát để xử lý triệt để là tư duy cần thiết.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, tình hình thay đổi thì nhiệm vụ phải thay đổi. Muốn đạt mục tiêu kép – tăng trưởng nhanh và bền vững – thì toàn hệ thống chính trị, các cấp, các ngành cần quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, làm việc nào ra việc nấy, rõ người rõ việc rõ trách nhiệm. Chỉ khi đó, chúng ta mới đi ngược lại xu thế chung một cách thành công và bền vững.

Đọc thêm

Đại biểu Quốc hội đề xuất miễn thuế đất nông nghiệp đến 2035 Thị trường - Tài chính

Đại biểu Quốc hội đề xuất miễn thuế đất nông nghiệp đến 2035

TTTĐ - Đại biểu Trần Thị Vân (đoàn Bắc Ninh) đề nghị thay vì quy định miễn 5 năm thì cần kéo dài thời hạn miễn thuế đất nông nghiệp lên 15 năm, đến năm 2035.
Đất để hoang hóa rất lãng phí nên phải đánh thuế Thị trường - Tài chính

Đất để hoang hóa rất lãng phí nên phải đánh thuế

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội cho rằng, miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp phải đúng đối tượng, đúng mục đích, tránh lãng phí nguồn lực...
Giá xăng RON95-III về ngưỡng 19.500 đồng Thị trường - Tài chính

Giá xăng RON95-III về ngưỡng 19.500 đồng

TTTĐ - Hai mặt hàng xăng cùng đi xuống, trong khi giá dầu tiếp tục đi lên kể từ 15 giờ ngày hôm nay (22/5).
Tính toán khả năng cân đối ngân sách khi giảm 2% thuế VAT Thị trường - Tài chính

Tính toán khả năng cân đối ngân sách khi giảm 2% thuế VAT

TTTĐ - Việc giảm thuế sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách, do đó Chính phủ cần tính toán lại các khoản thu, chi để đảm bảo cân đối ngân sách.
Đề xuất giảm thuế VAT 2% với tất cả các mặt hàng Thị trường - Tài chính

Đề xuất giảm thuế VAT 2% với tất cả các mặt hàng

TTTĐ - Nhiều đại biểu Quốc hội đề xuất thực hiện việc giảm 2% thuế suất giá trị gia tăng (VAT) đến hết năm 2026 với tất cả các mặt hàng.
Quảng Nam: Giá nước sạch điều chỉnh tăng gần 19 ngàn đồng/m3 Thị trường - Tài chính

Quảng Nam: Giá nước sạch điều chỉnh tăng gần 19 ngàn đồng/m3

TTTĐ - Giá nước sạch tại 9 khu vực của tỉnh Quảng Nam được điều chỉnh tăng, trong đó giá nước kinh doanh dịch vụ có giá đến 18.959 đồng/m3.
Phát triển 1 trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam nhưng hoạt động ở 2 thành phố Thị trường - Tài chính

Phát triển 1 trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam nhưng hoạt động ở 2 thành phố

Ngày 20/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã chủ trì Hội nghị trực tiếp kết hợp với trực tuyến về xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước được quyết cho vay đặc biệt, không tài sản đảm bảo Thị trường - Tài chính

Ngân hàng Nhà nước được quyết cho vay đặc biệt, không tài sản đảm bảo

TTTĐ - Chính phủ đề xuất chuyển thẩm quyền quyết định cho vay không tài sản đảm bảo, lãi suất đặc biệt 0%/năm từ Thủ tướng sang Ngân hàng Nhà nước.
Đề nghị lập tòa án chuyên biệt tại trung tâm tài chính quốc tế Thị trường - Tài chính

Đề nghị lập tòa án chuyên biệt tại trung tâm tài chính quốc tế

TTTĐ - Có ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng, việc lập tòa án chuyên biệt giúp nhà đầu tư tin tưởng vào hệ thống pháp luật linh hoạt, minh bạch của Trung tâm tài chính quốc tế.
Thúc đẩy hành động hướng tới tăng trưởng bền vững và mục tiêu Net-Zero Thị trường - Tài chính

Thúc đẩy hành động hướng tới tăng trưởng bền vững và mục tiêu Net-Zero

TTTĐ - Vừa qua, tại TP Hồ Chí Minh, Hội nghị Đầu tư ESG Việt Nam 2025 do Raise Partners và Vietnam Innovators Digest đồng tổ chức đã quy tụ hơn 500 đại biểu là nhà đầu tư, lãnh đạo doanh nghiệp, chuyên gia, đại diện Chính phủ và start-up cùng thảo luận chiến lược tăng trưởng bền vững trong bối cảnh biến động toàn cầu.
Xem thêm