Tag

Cần chú trọng nâng cao hiểu biết của cộng đồng và đội ngũ làm công tác phòng, chống thiên tai

Môi trường 02/11/2022 08:00
aa
TTTĐ - Các chuyên gia nhận định rằng, nâng cao nhận thức cho đội ngũ làm công tác phòng chống thiên tai và cộng đồng là một hình thức đầu tư phi công trình có chi phí không lớn nhưng mang lại hiệu quả cao trong công tác phòng, chống thiên tai.
Bảo đảm tính chủ động trong công tác phòng chống, khắc phục hậu quả thảm họa, thiên tai An ninh nguồn nước thách thức sự phát triển của vùng đồng bào dân tộc thiểu số Khoa học công nghệ đóng vai trò then chốt trong giảm nhẹ rủi ro thiên tai

Thông tin, truyền thông là nhiệm vụ chiến lược

Theo thống kê của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai, trong vòng 30 năm qua, trung bình mỗi năm thiên tai đã làm gần 400 người chết và mất tích, thiệt hại kinh tế 1,0 - 1,5% GDP. Tính trung bình 10 năm từ năm 2012 - 2021, có khoảng 230 người chết, mất tích thiệt hại kinh tế 22.632 tỷ đồng.

Rủi ro do thiên tai gây ra có xu hướng gia tăng do tác động của biến đổi khí hậu, sức ép từ sự gia tăng dân số, các tác động tiêu cực từ phát triển kinh tế xã hội và các hoạt động phát triển ở thượng nguồn cùng với sự chủ quan, thiếu kiến thức, kỹ năng phòng, chống thiên tai của bộ phận cán bộ và người dân. Nhiệm vụ phòng, chống thiên tai ngày một nặng nề hơn trước yêu cầu bảo vệ xã hội an toàn hơn.

Cần chú trọng nâng cao hiểu biết của cộng đồng và đội ngũ làm công tác phòng, chống thiên tai
Mưa lớn gây ngập ở Hà Nội vào tháng 5/2022

Trước những thách thức của thiên tai cực đoan, bất thường, công tác phòng, chống thiên tai ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, kết hợp hoạt động công trình và phi công trình, các hoạt động phòng, chống thiên tai từng bước chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa. Trong đó, công tác nâng cao nhận thức, hiểu biết về Luật Phòng chống thiên tai cho đội ngũ làm công tác phòng chống thiên tai và Nhân dân được đẩy mạnh và triển khai thực hiện, đạt nhiều kết quả.

Thực tế cho thấy, công tác truyền thông về phòng, chống thiên tai đã có những tiến bộ vượt bậc, góp phần nâng cao ý thức và hành động phòng, chống thiên tai của Nhân dân, thể hiện qua những con số về thiệt hại về người và tài sản do thiên tai đã giảm dần qua từng năm. Thiên tai năm 2021 đã làm 108 người chết và mất tích (giảm 70% so với năm 2020 và thấp nhất trong hàng chục năm vừa qua), thiệt hại về kinh tế trên 5.200 tỷ đồng (giảm 87% so với năm 2020). Từ đầu năm đến nay, thiên tai đã làm 96 người chết, mất tích, 63 người bị thương. Thiệt hại về kinh tế khoảng 4.072 tỷ đồng.

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai Trần Quang Hoài, hoạt động tuyên truyền, truyền thông trong phòng chống thiên tai những năm gần đây có những bước chuyển biến tích cực về cả chất và lượng. Các hoạt động tuyên truyền đa dạng hơn, được kết hợp vào một số hoạt động văn hóa địa phương, các sự kiện, chương trình, dự án liên quan, góp phần đưa nội dung chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước đến được người dân.

Bên cạnh đó, các hoạt động đã bám sát thực tiễn, đáp ứng nhu cầu thông tin của cộng đồng, góp phần thúc đẩy thay đổi hành vi tích cực, chấp hành, tuân thủ pháp luật, sự chỉ đạo của chính quyền đối với người dân trong phòng chống thiên tai; Từ đó, giúp người dân chủ động và phối hợp tốt hơn với chính quyền trong công tác ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

Đồng bộ nhiều giải pháp trong tuyên truyền

Công tác truyền thông và nâng cao nhận thức, hiểu biết về Luật Phòng chống thiên tai cho đội ngũ làm công tác phòng chống thiên tai và Nhân dân được xác định là nội dung, giải pháp quan trọng, đi đầu trong phòng chống thiên tai. Các chuyên gia cho rằng, để triển khai các phương án hiệu quả, công tác thông tin, truyền thông phải được xác định là việc làm tiên quyết, đi trước một bước và phải đến được tất cả người dân.

Cứu hộ nhân dân vùng lũ lụt
Cứu hộ người dân vùng lũ lụt

Thời gian qua, Tổng cục Phòng, chống thiên tai đã phát động, tổ chức nhiều cuộc thi hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức cán bộ chính quyền các cấp và người dân về phòng, chống thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu thông qua việc lồng ghép các kiến thức, kỹ năng dưới hình thức mới, hấp dẫn. Có thể kể đến như Giải Báo chí toàn quốc về Phòng chống thiên tai; Cuộc thi Giải cứu trái đất - Trẻ em sáng tác nhân vật siêu anh hùng đẩy lùi thiên tai và biến đổi khí hậu; “Sáng tác lời mới cho làn điệu dân ca và nhạc cổ truyền về phòng chống thiên tai”; Cuộc thi viết về cuộc thi “Xung kích phòng, chống thiên tai”, cuộc thi ảnh và câu chuyện “Phụ nữ trước bão dông”…

Bên cạnh các phương tiện truyền thống, các phương thức tuyên truyền có nhiều cải tiến, việc ứng dụng các trang mạng xã hội, các ứng dụng trên thiết bị thông minh được đẩy mạnh, phát huy được hiệu quả; nâng cao năng lực cho các cấp, người dân, cung cấp kịp thời thông tin về tình hình thiên tai. Trang Facebook Thông tin Phòng, chống thiên tai có hơn 100 nghìn người theo dõi, Zalo có hơn 24 triệu tương tác, gửi 105 triệu tin nhắn hướng dẫn kỹ năng an toàn đến người dân trong các tình huống thiên tai khẩn cấp. Tài khoản Tiktok của Tổng cục Phòng, chống thiên tai cập nhật 3 video/tuần…

Chia sẻ với báo chí, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai Trần Quang Hoài cho biết, thời gian tới, thiên tai vẫn sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, xu hướng cực đoan. Để nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền trong phòng, chống thiên tai, góp phần giảm thiểu thiệt hạn đến mức thấp nhất, đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương, lực lượng cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.

Một là, các đơn vị cần xây dựng, bồi dưỡng và củng cố đội ngũ cán bộ nòng cốt làm công tác thông tin, tuyên truyền; Đầu tư thích đáng nguồn lực và cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác này trong cơ quan phòng chống thiên tai các cấp; Tăng cường sự phối kết hợp hoạt động với các cơ quan tuyên giáo, thông tin truyền thông, các ngành, các cơ quan thông tin đại chúng.

Lực lượng cán bộ được giao nhiệm vụ về tuyên truyền trong cơ quan phòng chống thiên tai cần từng bước gắn chặt hoạt động của mình với cán bộ chuyên trách trong cơ quan tuyên giáo, dân vận, thông tin truyền thông, đội ngũ phóng viên, biên tập viên là những người có ảnh hưởng tại cộng đồng.

Hai là, các đơn vị cần đưa nội dung tuyên truyền trong chiến lược quốc gia, đặc biệt là kế hoạch phòng chống thiên tai, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tất cả các cấp từ trung ương đến địa phương; Xây dựng công tác và kế hoạch tuyên truyền cụ thể, phù hợp đối với 3 giai đoạn chuẩn bị - phòng ngừa - ứng phó và khắc phục hậu quả.

Ba là, các đơn vị giáo dục kiến thức và sự chấp hành pháp luật, chính sách của nhà nước như Luật Phòng chống thiên tai, Luật Đê điều…; Đẩy mạnh tuyên truyền thay đổi nhận thức đối với tất cả các cấp và người dân, chuyển từ tập trung ứng phó sang chủ động phòng ngừa và quản lý rủi ro thiên tai.

Bốn là, các đơn vị cải tiến nội dung, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền phù hợp với từng giai đoạn phòng chống thiên tai, phù hợp đặc điểm từng vùng, từng nhóm cộng đồng, nhất là các đối tượng dễ bị tổn thương; Hoạt động phòng ngừa gắn với công tác giáo dục, tập huấn, đào tạo, giúp cộng đồng hiểu biết về vai trò, ý nghĩa của công tác phòng ngừa trong giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản trước thiên tai.

Năm là, các đơn vị hoàn thiện chính sách, cơ chế và kế hoạch tăng cường sự phối hợp tại tất cả các cấp, ngành, sự tham gia các tổ chức xã hội, các cấp các ngành, các tổ chức trong nước, tổ chức quốc tế, khu vực tư nhân, huy động nguồn nhân lực, kĩ thuật, tài chính để thực hiện; Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, dự án đã và đang triển khai về công tác tuyền truyền, truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng.

Đọc thêm

Đề nghị xử lý dự án điện gió trên đất rừng tại Quảng Trị Xã hội

Đề nghị xử lý dự án điện gió trên đất rừng tại Quảng Trị

TTTĐ - Cục Kiểm lâm (Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn) đề nghị UBND tỉnh Quảng Trị chỉ đạo cơ quan chức năng xác định tính chất, mức độ sai phạm tại dự án điện gió Hướng Linh 1 và 2, để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Nhiều hộ dân ngoại thành Hà Nội thoát ngập lụt Môi trường

Nhiều hộ dân ngoại thành Hà Nội thoát ngập lụt

TTTĐ - Do mưa giảm nên lũ trên các sông Tích, Bùi, Đáy có xu hướng rút nhanh. Nhiều hộ dân ngoại thành Hà Nội thoát ngập lụt.
Hà Nội nhiều mây, sáng sớm có nơi có sương mù nhẹ Môi trường

Hà Nội nhiều mây, sáng sớm có nơi có sương mù nhẹ

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trong ngày 26/9, khu vực các tỉnh Kom Tum, Lâm Đồng tiếp tục có mưa với lượng phổ biến ở Kon Tum từ 15-40mm, có nơi trên 60mm; Lâm Đồng từ 10-20mm, có nơi trên 50mm.
Đảm bảo nước sạch phục vụ sinh hoạt cho bà con vùng lũ Môi trường

Đảm bảo nước sạch phục vụ sinh hoạt cho bà con vùng lũ

TTTĐ - Những ngày qua, mặc dù tại Thủ đô Hà Nội không xảy ra mưa lớn, song lũ trên các sông Tích, Bùi, Đáy rút rất chậm. Với tốc độ lưu thoát như hiện nay, vùng thấp trũng, ven sông Bùi thuộc huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức còn ngập lụt 3 - 5 ngày tới; vùng ven sông Tích thuộc huyện Thạch Thất, Quốc Oai là 2 - 4 ngày. Do đó, các địa phương cần có phương án đảm bảo nước sạch phục vụ sinh hoạt cho bà con Nhân dân.
Nhân rộng lối sống xanh qua cuộc thi vẽ tranh "Ngôi trường xanh" Môi trường

Nhân rộng lối sống xanh qua cuộc thi vẽ tranh "Ngôi trường xanh"

TTTĐ - Với mục tiêu nâng cao nhận thức, hành động của trẻ em về bảo vệ môi trường, thúc đẩy lối sống xanh, Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống đã phát động Cuộc thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường trong học đường với chủ đề "Ngôi trường xanh".
Bình Định chính thức khởi động chương trình phân loại rác tại nguồn Xã hội

Bình Định chính thức khởi động chương trình phân loại rác tại nguồn

TTTĐ - Thành phố Quy Nhơn (Bình Định) vừa phối hợp với Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) tổ chức Hội thảo khởi động chương trình phân loại rác tại nguồn.
Quảng Nam: Nước thải đen ngòm từ Cụm công nghiệp An Lưu lại đổ ra môi trường Xã hội

Quảng Nam: Nước thải đen ngòm từ Cụm công nghiệp An Lưu lại đổ ra môi trường

TTTĐ - Mặc dù Cụm công nghiệp An Lưu tại thị xã Điện Bàn có nhà máy xử lý nước thải nhưng nước thải có dấu hiệu chưa qua xử lý vẫn chảy ra môi trường, gây ô nhiễm.
Bình Dương: Nhếch nhác bãi rác thải công nghiệp rộng gần 2 héc ta Bạn đọc

Bình Dương: Nhếch nhác bãi rác thải công nghiệp rộng gần 2 héc ta

TTTĐ - Rác thải, phế thải xây dựng gây nên tình trang nhếch nhác, ô nhiễm môi trường tại khu vực ở phường Tương Bình Hiệp, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Thủ đô Hà Nội đêm và sáng sớm có lúc có mưa Môi trường

Thủ đô Hà Nội đêm và sáng sớm có lúc có mưa

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đêm 22/9 và ngày 23/9, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Đông Bắc Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền cấp 2-3, vùng ven biển cấp 3-4.
Vinamilk: Nỗ lực hình thành bể hấp thụ carbon từ rừng ngập mặn Môi trường

Vinamilk: Nỗ lực hình thành bể hấp thụ carbon từ rừng ngập mặn

TTTĐ - Hơn 50 nhân viên Vinamilk đã cùng tham gia chuyến đi đến Đất Mũi, Cà Mau - nơi doanh nghiệp đang triển khai dự án Cánh rừng Net Zero trong giai đoạn 2023 - 2029. Đây là một trong nhiều hoạt động được Vinamilk triển khai hàng năm để tái sinh cánh rừng thành công, hình thành bể hấp thụ carbon hướng đến mục tiêu Net Zero.
Xem thêm