Tag

Cần có giải pháp quyết liệt để loại bỏ rác thải nhựa

Môi trường 16/11/2020 16:00
aa
TTTĐ - Theo nội dung kiến nghị của cử tri tỉnh Phú Thọ mới đây, mặc dù Chính phủ đã chỉ đạo nhiều giải pháp quyết liệt và đề ra mục tiêu đến năm 2020 sẽ giảm 65% số lượng túi nilon phân hủy dùng tại các siêu thị và các trung tâm thương mại lớn tuy nhiên thực tế vẫn còn “rất xa vời” bởi thói quen sử dụng đồ nhựa dùng một lần và thiếu vật liệu thay thế nhựa.
Biến những chiếc lốp xe hỏng thành đồ chơi hữu ích cho trẻ: Giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa Ưu tiên giải bài toán đầu tư cho tái chế rác thải nhựa Chống rác thải nhựa: Cần có chế tài đủ sức răn đe Tuyên truyền “cưới, tang văn minh” và chống rác thải nhựa Trong 20 năm tới, rác thải nhựa đổ ra Địa Trung Hải sẽ tăng gấp đôi Tiêu dùng xanh: Giảm thiệu tác hại của rác thải nhựa
Đoàn viên thanh niên quận Ba Đình (Hà Nội) hướng dẫn người dân dung túi thân thiện với môi trường thay túi nilon
Đoàn viên thanh niên quận Ba Đình (Hà Nội) hướng dẫn người dân dung túi thân thiện với môi trường thay túi nilon

Cử tri tỉnh Phú Thọ đề nghị cần có giải pháp quyết liệt như đánh thuế cao, khuyến khích sản xuất các vật liệu an toàn để thay thế, quy định định mức sử dụng túi nilon trong các siêu thị, đơn vị cung cấp lớn, trao thưởng cho các đơn vị có giải pháp thay thế túi nilon và chai nhựa, ban hành quy định đặt cọc chai nhựa,…

Ghi nhận ý kiến xác đáng của cử tri nhằm giảm thiểu rác thải nhựa nêu trên, phía Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết trong thời gian qua, để thay đổi thói quen sử dụng đồ nhựa trong sinh hoạt, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Bộ Tài chính trình Quốc hội phê duyệt Luật Thuế Bảo vệ môi trường.

Theo đó, hiện nay quy định túi nilon không thân thiện với môi trường là một trong những đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường (thuế bảo vệ môi trường đối với túi nilon khó phân hủy là 50.000 đồng/kg).

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng phối hợp với Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 7/5/2018 phê duyệt điều chỉnh Chiến lược Quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050, trong đó chú trọng việc sử dụng túi nilon thân thiện với môi trường thay thế cho túi nilon khó phân hủy; hạn chế và tiến tới chấm dứt việc nhập khẩu, sản xuất và cung cấp các loại túi nilon khó phân hủy tại các trung tâm thương mại, siêu thị phục vụ cho các mục đích sinh hoạt.

Ngoài ra, Bộ này cũng đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 4/12/2019 về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030; trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ký ban hành Chỉ thị 27/CT-TTg ngày 17/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đối với phế liệu nhập khẩu, bao gồm nhựa phế liệu.

Trong thời gian gần đây, Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện việc quản lý và kiểm soát ô nhiễm rác thải nhựa. Đặc biệt tại Lễ ra quân phong trào chống rác thải nhựa diễn ra sáng ngày 9/6/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã kêu gọi toàn quốc hưởng ứng phong trào chống rác thải nhựa.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát, đề xuất sửa đổi cơ chế, chính sách nhằm giải thiểu, tăng cường tái chế, tái sử dụng, ngăn chặn tác hại của rác thải nhựa đối với môi trường; tổ chức các đợt kiểm tra, thanh tra liên quan đến việc quản lý, xử lý chất thải; khuyến khích cộng đồng tăng cường tái sử dụng túi nilon, sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường;…

Cho đến nay, các địa phương đều có chuyển biến mạnh mẽ phương thức sản xuất và thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy bằng các sản phẩm, bao bì thân thiện với môi trường trong hoạt động thường nhật của chính quyền và nhân dân. Tại các tỉnh, thành phố lớn, hầu hết các siêu thị đều đã cam kết không sử dụng túi nilon từ năm 2020.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy hoạt động mua bán, sử sụng túi nilon, sản phẩm nhựa dùng một lần hiện vẫn diễn ra phổ biến ở các siêu thị, khu chợ trên khắp cả nước.

Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng cho rằng quản lý chất thải nhựa, túi nilon là vấn đề cần phải thực hiện quyết liệt, thường xuyên, đồng bộ, thống nhất và có sự chung tay của nhiều cấp, nhiều ngành, người dân, doanh nghiệp cùng toàn xã hội.

Hiện nay, phía Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đang rà soát, đề xuất, tham mưu Chính phủ nhiều giải pháp tổng thể, như xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm đánh thuế cao đối với những sản phẩm nhựa sử dụng một lần và túi nilon khó phân hủy; miễn, giảm thuế đối với các sản phẩm thân thiện môi trường thay thế cho sản phẩm nhựa sử dụng một lần và túi nilon khó phân hủy.

Trong thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục phối hợp với Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố có giải pháp hạn chế và tiến tới chấm dứt việc nhập khẩu, sản xuất và cung cấp các loại túi nilon khó phân huỷ kể từ năm 2026 tại các trung tâm thương mại, siêu thị phục vụ cho mục đích sinh hoạt.

Cùng với đó là đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ tái chế chất thải túi ni lông và chất thải nhựa thành các sản phẩm thân thiện hơn với môi trường; sản xuất những sản phẩm thân thiện môi trường để thay thế như túi đựng thân thiện môi trường, chai, lọ thân thiện môi trường;…

Đặc biệt, các đơn vị sẽ phối hợp xây dựng và tổ chức thực hiện các mô hình điểm thực hiện hạn chế sử dụng túi khó phân hủy, chuyển từ việc sử dụng túi nilon sang các loại túi giấy và bao gói khác; thúc đẩy thị trường tiêu thụ túi thân thiện với môi trường; kiểm soát chặt chẽ các hoạt động sản xuất túi nilon khó phân hủy trên địa bàn, đặc biệt là nhóm sản xuất quy mô hộ gia đình; tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất và tiêu thụ túi nilon khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần…

Cùng với các “giải pháp mạnh”, các Bộ, ngành liên quan và các địa phương cũng cần thường xuyên tuyên truyền, vận động và tổ chức ký cam kết chống rác thải nhựa, không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần đối với các cơ sở sản xuất, các tổ chức phân phối sản phẩm, trung tâm thương mại, cửa hàng, chợ, siêu thị…

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng sẽ tiếp tục tham mưu xây dựng đề án thành lập Trung tâm quốc tế về rác thải nhựa đại dương; đề án tăng cường công tác quản lý rác thải nhựa ở Việt Nam nhằm rà soát, đề xuất việc hoàn thiện các quy định, chính sách hiện hành, hạn chế các sản phẩm nhựa sử dụng một lần.

Ở Việt Nam, lượng rác thải nhựa ngày càng gia tăng. Đơn cử, trên địa bàn TP.Hà Nội, khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ 5.500 - 6.000 tấn; trong đó, rác thải nhựa chiếm khoảng 8 - 10%. Các sản phẩm nhựa và túi nilon đã trở nên phổ biến trong cuộc sống người dân, nhưng lại để lại những hậu quả không nhỏ đến môi trường, sức khỏe con người và hệ sinh thái.

Hưởng ứng phong trào “Phòng chống chất thải nhựa” do Thủ tướng Chính phủ phát động, trong những tháng cuối năm 2020, hàng loạt các địa phương trong cả nước đã ban hành Chỉ thị, văn bản thực hiện các giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa tại địa phương.

Điển hình như tại Hà Nội, UBND thành phố đã ban hành Văn bản về “Thực hiện các giải pháp giảm thiểu chất thải nhựa đối với các cơ quan hành chính nhà nước, các đoàn thể chính trị xã hội và đơn vị sự nghiệp thực thuộc thành phố”. Theo đó, từ ngày 01/11/2020, các cơ quan hành chính nhà nước, các đoàn thể chính trị xã hội và các đơn vị trực thuộc thành phố Hà Nội sẽ có những hành động cụ thể chống rác thải nhựa và "nói không" với sản phẩm nhựa sử dụng một lần tại mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội tiếp tục đôn đốc các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, các cơ quan liên quan nghiêm túc thực hiện hiệu quả Kế hoạch phòng chống rác thải nhựa và túi ni lông đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 trên địa bàn Thành phố Hà Nội; Điều tra, khảo sát thu thập về số liệu hiện trạng sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, túi nilon khó phân hủy và nhu cầu sử dụng sản phẩm tái chế thay thế sản phẩm nhựa sử dụng một lần và túi nilon tại các chợ dân sinh, các trung tâm thương mại; Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất bao bì thân thiện với môi trường, đặc biệt là doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ sản xuất bao bì tiêu dùng từ nhựa khó phân hủy sang chất liệu khác thân thiện với môi trường; Truyền thông nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, tổ chức về tác hại của rác thải nhựa…

Tại Tuyên Quang, Chỉ thị về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu rác thải nhựa cũng đã được UBND tỉnh ban hành. Theo Chỉ thị này, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh phải thực sự gương mẫu, tiên phong trong giảm thiểu chất thải nhựa bằng các hoạt động thiết thực, cụ thể: Sử dụng các loại túi, giỏ dùng nhiều lần khi đi mua sắm; sử dụng vật dụng bằng giấy, gỗ, vật liệu thân thiện với môi trường để thay thế dần các đồ vật làm từ nhựa sử dụng một lần; vận động người thân, gia đình hạn chế sử dụng túi ni lông, sản phẩm nhựa dùng một lần, tăng cường sử dụng sản phẩm dễ phân hủy, thân thiện với môi trường trong sinh hoạt hằng ngày.

Tuyên Quang phấn đấu từ năm 2021 không sử dụng nước uống đóng chai nhựa có dung tích dưới 1.000 ml, ống hút nhựa, chuyển sang sử dụng các bình nước thể tích lớn dùng chung, các vật dụng chứa đựng sử dụng nhiều lần, vật dụng dễ phân hủy, thân thiện với môi trường. Đến năm 2022, tất cả các cơ quan, đơn vị nhà nước, trường học, đơn vị lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh không sử dụng túi ni lông khó phân hủy, sản phẩm nhựa dùng một lần trong các cuộc họp, hội nghị và hoạt động của cơ quan.

Ngoài việc đẩy mạnh truyền thông, nhân rộng, áp dụng hiệu quả các mô hình giảm thiểu, phân loại thu gom chất thải nhựa, túi ni lông; nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng, doanh nghiệp và người dân, tỉnh Tuyên Quang sẽ xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện mục tiêu đến năm 2022 các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, cửa hàng, chợ, siêu thị, khu du lịch trên địa bàn tỉnh không sử dụng túi ni lông, đồ nhựa dùng một lần; tổ chức và thực hiện các biện pháp kỹ thuật để thu gom, xử lý chất thải nhựa trên các sông, suối và ao, hồ, trong khu đô thị, khu dân cư; xã hội hóa các hoạt động thu gom, xử lý chất thải nhựa…

Trong khi đó, tại tỉnh Vĩnh Long, UBND tỉnh yêu cầu hạn chế tối đa việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần như: ly nhựa, túi ny lông, bao bì nhựa thực phẩm, băng rôn, khẩu hiệu, ống hút, chén đũa nhựa tại công sở, trong các cuộc họp; ưu tiên các sản phẩm tái chế, thân thiện với môi trường.

Bên cạnh, các cơ quan công sở tại tỉnh phải bố trí thùng rác để phân loại rác, thực hiện phân loại rác tại nguồn tại cơ quan, đơn vị; chất thải nhựa và các chất thải khác có thể tái chế không để lẫn với chất thải hữu cơ. Đồng thời, khuyến khích xây dựng và thực hiện các mô hình kiểu mẫu để làm cơ sở nhân rộng…

Tháng 8/2020, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị 33/CT-TTg về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa.

Thủ tướng chỉ thị Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện chế định quản lý chất thải rắn trong dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) theo hướng coi chất thải và chất thải nhựa là tài nguyên; thúc đẩy phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn; thực hiện tốt việc giảm thiểu, phân loại chất thải tại nguồn, thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải (bao gồm chất thải nhựa). Xây dựng tài liệu kỹ thuật hướng dẫn phân loại rác thải tại nguồn. Nghiên cứu, đề xuất cơ chế hạn chế sản xuất, tiêu dùng và có lộ trình cấm sản xuất, tiêu dùng một số sản phẩm nhựa dùng một lần.

Bộ nghiên cứu, xây dựng hàng rào kỹ thuật môi trường đối với các sản phẩm, hàng hóa chứa hạt vi nhựa, nano nhựa và túi nylon để phòng ngừa các tác động xấu đến sức khỏe con người, môi trường sinh thái; nghiên cứu, đề xuất lộ trình cấm sử dụng hạt vi nhựa trong sản xuất hóa mỹ phẩm, may mặc, phân bón... Ban hành các quy chuẩn, quy định kỹ thuật môi trường cho các sản phẩm, hàng hóa nhựa tái chế bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường. Rà soát, tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật về nhãn sinh thái đối với túi nylon thân thiện môi trường và các sản phẩm nhựa có hàm lượng tái chế nhất định.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương tổ chức thống kê và định kỳ thống kê, phân loại nguyên liệu nhựa được sử dụng trong sản xuất, tiêu dùng và chất thải nhựa; xây dựng cơ sở dữ liệu về sử dụng nhựa và chất thải nhựa trên phạm vi toàn quốc; thực hiện các nghiên cứu về thực trạng, xu hướng phát sinh và công tác quản lý chất thải nhựa. Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ đề án thành lập khu công nghiệp tái chế tập trung theo quy định của pháp luật để hình thành ngành công nghiệp, thị trường tái chế.

Các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm các quy định về nhập khẩu phế liệu nhựa theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; chỉ được nhập khẩu phế liệu nhựa làm nguyên liệu sản xuất ra các sản phẩm, hàng hóa (không bao gồm hạt nhựa tái chế thương phẩm), trừ các trường hợp dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư và cơ sở sản xuất đang hoạt động được phép nhập khẩu nhựa phế liệu để sản xuất ra hạt nhựa tái chế thương phẩm đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024. Không cấp phép cho các cơ sở nhập khẩu phế liệu chỉ để sơ chế, xử lý và bán lại phế liệu.

Xây dựng, thực hiện hiệu quả Kế hoạch tuyên truyền, truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái chế, xử lý chất thải nhựa; hình thành ý thức, thói quen của người dân về giảm thiểu, phân loại chất thải nhựa; phát hiện, phổ biến và trao giải thưởng môi trường đối với các mô hình, giải pháp, sáng kiến về giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái chế và xử lý chất thải nhựa; xây dựng cổng thông tin điện tử để chia sẻ thông tin, kiến thức về chất thải nhựa; nghiên cứu và đưa tiêu chí giảm thiểu, phân loại, thu gom chất thải nhựa trong đánh giá, xếp hạng kết quả hoạt động bảo vệ môi trường của các địa phương.

Thực hiện xã hội hóa, nâng cao vai trò của cộng đồng, doanh nghiệp trong hoạt động giảm thiểu phát thải chất thải nhựa, phân loại, thu gom, tái chế, xử lý chất thải nhựa; mở rộng các hình thức ưu đãi, hỗ trợ đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, phân phối, quảng bá, tiêu dùng các sản phẩm nhựa, túi nylon được gắn nhãn xanh; xây dựng, triển khai, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về đăng ký, khai báo, quản lý việc sản xuất, sử dụng sản phẩm chứa chất thải nhựa, túi nylon; tăng cường truyền thông, triển khai nhân rộng, áp dụng hiệu quả các mô hình giảm thiểu, phân loại, thu gom chất thải nhựa, túi nylon tại các địa điểm, khu du lịch, đặc biệt các địa điểm, khu du lịch gắn liền với nguồn nước...

* “Đây là bài viết tuyên truyền bảo vệ môi trường của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2020”

Đọc thêm

Quảng Nam: Doanh nghiệp chưa hoàn thổ mỏ vàng G60 xin không nộp phạt Xã hội

Quảng Nam: Doanh nghiệp chưa hoàn thổ mỏ vàng G60 xin không nộp phạt

TTTĐ - Công ty CP Miền Trung cho rằng đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế thuê đất tại khu vực mỏ vàng G60, xã Hiệp Hòa, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam từ năm 2008.
Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng dịu Môi trường

Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng dịu

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ đêm 21/11 đến đêm 22/11, khu vực từ Thừa Thiên-Huế đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 50-120mm, có nơi trên 180mm; cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn.
Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất Môi trường

Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương triển khai các nội dung quan trọng, nhằm thực thi hiệu quả Luật Đất đai 2024 và giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý giá đất, theo kết luận tại Văn bản số 599/TB-BTNMT ngày 15/10/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bắc Bộ ngày nắng, có nơi trên 30 độ C Xã hội

Bắc Bộ ngày nắng, có nơi trên 30 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới từ tối 19/11.
3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu Xã hội

3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1422/QĐ-TTg ngày 19/11/2024 về việc ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (cập nhật).
Lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới Môi trường

Lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 19/2024/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 quy định lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp.
Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường Môi trường

Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

TTTĐ - Chiều 19/11, tại kỳ họp chuyên đề, HĐND TP đã thông qua quy định trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong Quy hoạch Thủ đô và điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên địa bàn TP Hà Nội.
Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi ra môi trường Môi trường

Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi ra môi trường

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký Công văn số 3803/UBND-TNMT về việc triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí trên địa bàn thành phố.
Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm Môi trường

Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 tiếp tục di chuyển vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm.
Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường Môi trường

Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường

TTTĐ - Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngoại thành từ lâu đã trở thành vấn đề "báo động đỏ". Với các chính sách đặc thù, Luật Thủ đô năm 2024 sẽ mở ra cơ hội giúp làng nghề của Thủ đô phát triển bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Xem thêm