Tag

Cần đánh giá đúng vai trò, tầm quan trọng của tài nguyên khoáng sản chiến lược

Môi trường 05/09/2024 20:24
aa
TTTĐ - Tại cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến dự thảo đề án điều tra, đánh giá tổng thể tiềm năng khoáng sản chiến lược của Việt Nam và thăm dò một số diện tích có triển vọng (Đề án), sáng 5/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, khoáng sản chiến lược là tài nguyên đặc biệt quý hiếm, nên cần cơ chế, chính sách quản lý đặc biệt.
Quản lý, sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản hợp lý Quản lý, sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản hợp lý

TTTĐ - Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối đa dạng về chủng loại. Một số loại khoáng sản có trữ lượng, ...

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, khoáng sản chiến lược là tài nguyên đặc biệt quý hiếm, nên cần cơ chế, chính sách quản lý đặc biệt - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, khoáng sản chiến lược là tài nguyên đặc biệt quý hiếm, nên cần cơ chế, chính sách quản lý đặc biệt - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Tại cuộc họp, ông Trần Bình Trọng, Cục trưởng Cục Địa chất Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, các khoáng sản chiến lược, trong đó có đất hiếm, đóng vai trò then chốt trong nhiều ngành công nghiệp mới nổi, như làm vật liệu nam châm vĩnh cửu, vật liệu quang học, vật liệu siêu dẫn dùng để sản xuất các pin, linh kiện điện tử quan trọng, như điện thoại thông minh, thiết bị gia dụng tiết kiệm năng lượng, ô tô điện, thiết bị hàng không vũ trụ và đặc biệt nhất là công nghiệp quốc phòng.

Việt Nam là quốc gia có tiềm năng về tài nguyên và trữ lượng khoáng sản chiến lược lớn trên thế giới. Ngoài các khu vực đã được điều tra, đánh giá, thăm dò và kết quả một số đề án do Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện đã phát hiện trong nhiều khu vực có tiền đề, dấu hiệu địa chất liên quan đến trữ lượng khoáng sản chiến lược.

Tại cuộc họp, lãnh đạo các bộ, ngành cho rằng để Việt Nam trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng khoáng sản chiến lược, nhất là đất hiếm, của thế giới, chúng ta cần có đề án điều tra, đánh giá tổng thể tiềm năng tài nguyên khoáng sản chiến lược, xác lập cơ sở dữ liệu đầy đủ, làm căn cứ để xây dựng chiến lược, khung chính sách quản lý và sử dụng khoáng sản chiến lược phù hợp với xu thế và nhu cầu thị trường quốc tế.

Việc thực hiện Đề án là rất cần thiết để phục vụ phát triển kinh tế, cũng như bảo đảm an ninh quốc phòng, tạo cơ hội phát triển, giảm phụ thuộc vào nguồn cung của nước ngoài, tạo cơ hội phát triển cho ngành công nghiệp khoáng sản chiến lược của Việt Nam, gia tăng việc làm và phát triển của địa phương.

Phó Thủ tướng đề nghị, việc điều tra, đánh giá tổng thể tiềm năng khoáng sản chiến lược của Việt Nam cần đặt trong mối quan hệ mang tính tổng thể và chiến lược đối với ngành công nghiệp khai khoáng của đất nước - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Phó Thủ tướng đề nghị, việc điều tra, đánh giá tổng thể tiềm năng khoáng sản chiến lược của Việt Nam cần đặt trong mối quan hệ mang tính tổng thể và chiến lược đối với ngành công nghiệp khai khoáng của đất nước - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, việc điều tra, đánh giá tổng thể tiềm năng khoáng sản chiến lược của Việt Nam cần đặt trong mối quan hệ mang tính tổng thể và chiến lược đối với ngành công nghiệp khai khoáng của đất nước.

Trước hết, Đề án cần đánh giá đúng vai trò, tầm quan trọng của tài nguyên khoáng sản chiến lược, nhất là đất hiếm, đối với các ngành công nghiệp mới nổi, nguồn cung-cầu trên toàn cầu; tác động, ảnh hưởng của các khoáng sản chiến lược đến hoạt động kinh tế, thương mại, ngoại giao, địa chính trị… trong khu vực và thế giới. Vị trí, tiềm năng tài nguyên khoáng sản chiến lược của Việt Nam trên bản đồ thế giới.

Phó Thủ tướng yêu cầu, Đề án không chỉ dừng lại ở hoạt động điều tra, đánh giá, thăm dò, mà phải tham mưu, đề xuất những chủ trương, quan điểm lớn của Đảng, cơ chế, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với công tác quản lý, phát triển ngành công nghiệp khoáng sản chiến lược của đất nước; đồng thời kiến nghị triển khai một số dự án thí điểm trong thăm dò, điều tra, khai thác, chế biến, sử dụng, với trọng tâm là lựa chọn công nghệ, đối tác chiến lược, xây dựng hành lang pháp lý phù hợp đối với các tài nguyên khoáng sản chiến lược.

Đọc thêm

Siêu bão số 3: Bốn sân bay phải đóng cửa tạm thời Infographic

Siêu bão số 3: Bốn sân bay phải đóng cửa tạm thời

TTTĐ - Nhận định cơn bão số 3 có cường độ rất mạnh, mức độ rủi ro thiên tai lớn, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng đã yêu cầu tạm ngừng tiếp thu, khai thác máy bay tại một số sân bay.
Cảnh báo: Hà Nội có thể mưa rất to vào chiều tối và đêm Môi trường

Cảnh báo: Hà Nội có thể mưa rất to vào chiều tối và đêm

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 3 đang cách Quảng Ninh 620km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm siêu bão mạnh cấp 16 (184-201 km/giờ), giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 20 km/giờ.
Loạt mỏ khai thác khoáng sản tại Thừa Thiên - Huế dính vi phạm Xã hội

Loạt mỏ khai thác khoáng sản tại Thừa Thiên - Huế dính vi phạm

TTTĐ - Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chỉ ra nhiều tồn tại, vi phạm của các doanh nghiệp trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về khoáng sản tại các mỏ đá trên địa bàn.
Bão số 3 mạnh lên thành siêu bão, Thủ tướng chỉ đạo ứng phó khẩn cấp Môi trường

Bão số 3 mạnh lên thành siêu bão, Thủ tướng chỉ đạo ứng phó khẩn cấp

TTTĐ - Sáng 5/9, bão số 3 đã mạnh lên thành siêu bão, được dự báo có cường độ rất mạnh, mức độ rủi ro thiên tai lớn, diễn biến phức tạp. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 87/CĐ-TTg ngày 5/9/2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024.
Hà Nội cảnh giác cao độ, chủ động ứng phó với bão số 3 Môi trường

Hà Nội cảnh giác cao độ, chủ động ứng phó với bão số 3

TTTĐ - Để giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do bão số 3 gây ra, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Công điện số 10/CĐ-UBND chỉ đạo chủ động ứng phó bão số 3. Các đơn vị chức năng của thành phố cũng đã chủ động rà soát, sẵn sàng triển khai các kế hoạch, phương án ứng phó với thiên tai theo phương châm "4 tại chỗ"
Quảng Ninh triển khai các phương án ứng phó bão số 3 Môi trường

Quảng Ninh triển khai các phương án ứng phó bão số 3

TTTĐ - Bão số 3 (bão Yagi) được dự báo sẽ trở thành "siêu bão" và khả năng lớn sẽ tiến vào Vịnh Bắc Bộ trong 24 đến 48 giờ tới. UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Công điện khẩn 03/CĐ-UBND về chủ động ứng phó với bão số 3.
Bão số 3 đổi hướng, gió mạnh cấp 15, giật cấp 17 Môi trường

Bão số 3 đổi hướng, gió mạnh cấp 15, giật cấp 17

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 4 giờ ngày 5/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,1 độ Vĩ Bắc; 116 độ Kinh Đông trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 580 km về phía Đông.
Chủ tịch UBND TP chỉ đạo chủ động ứng phó bão số 3 Môi trường

Chủ tịch UBND TP chỉ đạo chủ động ứng phó bão số 3

TTTĐ - Để giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do bão số 3 gây ra, tối nay (4/9), Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Công điện số 10/CĐ-UBND chỉ đạo chủ động ứng phó bão số 3.
Sẵn sàng ứng phó với bão số 3 theo tinh thần cao nhất Môi trường

Sẵn sàng ứng phó với bão số 3 theo tinh thần cao nhất

TTTĐ - Chiều 4/9, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chủ trì cuộc họp trực tuyến, đề nghị các bộ, ngành, địa phương ứng phó với bão số 3 theo tinh thần cao nhất.
Bão số 3 giật cấp 15, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc Môi trường

Bão số 3 giật cấp 15, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc

TTTĐ - Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 10 giờ ngày 4/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,0 độ Vĩ Bắc; 117,5 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 730km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, khoảng 10km/h.
Xem thêm