Tag
Mỹ Đức, Hà Nội

Cần nhân rộng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Nông thôn mới 17/08/2021 08:49
aa
TTTĐ - Những năm gần đây, một số nông dân xã Phúc Lâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông sản sạch, mang lại hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, nông dân Phúc Lâm đang gặp khó khăn, cần được các cấp ngành hỗ trợ nhiều hơn về nguồn vốn sản xuất và liên kết tiêu thụ.
Chàng trai Mê Linh tiên phong trong lĩnh vực sản xuất hoa ứng dụng công nghệ cao Khởi nghiệp sáng tạo với mô hình trang trại thủy canh ứng dụng công nghệ 4.0 Xây dựng Bộ tiêu chí Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu theo hướng đô thị Hà Nội phát triển kinh tế trang trại theo hướng tập trung, quy mô lớn

Xã Phúc Lâm có diện tích đất màu 50ha và là một trong 3 xã của huyện Mỹ Đức được quy hoạch vùng rau an toàn với diện tích 32ha. Thời gian qua, một số người dân trong xã đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ - hệ thống nhà màng, nhà lưới vào sản xuất rau, củ, quả sạch, nhờ đó đã tăng hiệu suất sử dụng đất và năng suất cây trồng, đạt hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao hiệu quả công tác xây dựng Nông thôn mới. Tuy nhiên, hiện việc triển khai ứng dụng công nghệ vào sản xuất ở Phúc Lâm vẫn chưa được nhân rộng do còn một số khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ.

Đơn cử như hộ anh Ngô Đức Mạnh ở thôn Chân Chim (xã Phúc Lâm), chủ sở hữu của vườn rau ngót hữu cơ quy mô 4ha ứng dụng giàn tưới nước tự động. Anh Mạnh chia sẻ, mô hình rau ngót hữu cơ của gia đình đang cho thu lãi trung bình 10-12 triệu đồng/sào/năm, so với cấy lúa cao hơn gấp 4-5 lần. Tuy nhiên, khâu tiêu thụ vẫn phụ thuộc vào thương lái, chưa có sự liên kết về đầu ra, nên khi giao thương khó khăn thì sản phẩm bị dư thừa, tồn đọng, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.

Cần nhân rộng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Mô hình nhà lưới của nông dân xã Phúc Lâm (Mỹ Đức, Hà Nội)

Còn hộ gia đình anh Dương Mạnh Toàn ở thôn Phúc Lâm Hạ (xã Phúc Lâm) cũng mạnh dạn đầu tư khoảng 360 triệu đồng để làm nhà lưới, nhà màng với diện tích 2.000m2, chuyên trồng cà chua, các loại dưa và trồng hoa bán vụ Tết. Sau hơn 1 năm triển khai mô hình, hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều so với thâm canh ngoài trời, doanh thu 25-30 triệu đồng/sào/năm. Song, khó khăn của hộ anh Toàn là thiếu vốn, thiếu sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đây cũng chính là lý do mà anh Toàn dè chừng, không đầu tư lớn.

Thực tế, vấn đề thiếu vốn và thiếu thị trường tiêu thụ đang là những rào cản lớn khiến người dân chưa quyết tâm đầu tư ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau, củ, quả sạch. Chính vì vậy, số hộ làm nhà lưới, nhà màng ở Phúc Lâm còn ít.

Nói về vấn đề này, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phúc Lâm (huyện Mỹ Đức) Phạm Quý Ba cho biết: Hội Nông dân xã đã tạo điều kiện tối đa để hội viên nông dân được tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ trong canh tác rau an toàn; Chủ động phối hợp với các đơn vị giúp người dân tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ và hiện số dư nợ do Hội Nông dân xã đang quản lý là hơn 10 tỷ đồng.

Tuy nhiên, nguồn vốn đó chưa đáp ứng nhu cầu vay vốn đầu tư phát triển sản xuất của hội viên nông dân xã Phúc Lâm. Bên cạnh đó, các mặt hàng rau, củ, quả khác sản xuất trong nhà lưới, nhà màng bán ra không thể cạnh tranh với rau củ quả sản xuất đại trà khiến nhiều hộ nông dân chưa yên tâm đầu tư lớn.

Cần nhân rộng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Mặc dù việc sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giúp tăng thu nhập song người dân vẫn gặp khó khăn do khâu tiêu thụ và nguồn vốn

Để khuyến khích nông dân ứng dụng công nghệ cao làm nhà lưới, nhà màng, phát triển trồng rau, củ, quả sạch theo hướng bền vững, nông dân xã Phúc Lâm mong muốn nhận được sự hỗ trợ của các cấp, ngành chức năng; Đặc biệt là hỗ trợ về chính sách kích cầu, đẩy mạnh thực hiện “bốn nhà” (nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp) giúp tiêu thụ nông sản ổn định...

Bên cạnh đó, người dân cũng mong muốn có những đơn vị đủ năng lực, uy tín giám sát quy trình sản xuất, bảo đảm chất lượng sản phẩm, an toàn... Đơn vị này cũng thay mặt bà con nông dân kết nối, giao dịch với các nhà phân phối sản phẩm.

Đọc thêm

Thể chế hoá thành những quy định cụ thể để giúp người nông dân sống được từ đất lúa Nông thôn mới

Thể chế hoá thành những quy định cụ thể để giúp người nông dân sống được từ đất lúa

TTTĐ - Chiều 18/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc cho ý kiến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa.
Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi Nông thôn mới

Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi

TTTĐ - Nhằm giúp nông dân nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với huyện Phúc Thọ tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông cho hơn 200 hộ dân trên địa bàn huyện.
Toạ đàm hợp tác đa chiều phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nông thôn mới

Toạ đàm hợp tác đa chiều phát triển nông nghiệp công nghệ cao

TTTĐ - Chiều 15/6, tại tỉnh Tây Ninh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) của tỉnh đã kết hợp với Hội Nông dân, Hội Doanh nghiệp và Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tổ chức tọa đàm “Hợp tác đa chiều thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Tây Ninh”.
Yên Bái: Dấu ấn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW Nông thôn mới

Yên Bái: Dấu ấn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW

TTTĐ - Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, tỉnh Yên Bái đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển nhanh, bền vững theo hướng "xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”.
Nâng cao kỹ thuật sản xuất qua Diễn đàn Nhịp cầu nhà nông Nông thôn mới

Nâng cao kỹ thuật sản xuất qua Diễn đàn Nhịp cầu nhà nông

TTTĐ - Tại Diễn đàn khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp huyện Chương Mỹ tổ chức, các nhà khoa học đã lắng nghe các ý kiến, trao đổi và trả lời các vấn đề nông dân thắc mắc, chưa hiểu rõ, từ đó giúp người dân có kiến thức quan trọng, cần thiết áp dụng vào sản xuất.
Hà Nội – Điện Biên tăng cường xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Hà Nội – Điện Biên tăng cường xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP

TTTĐ - Chương trình “Xúc tiến quảng bá sản phẩm nông nghiệp, làng nghề truyền thống và sản phẩm OCOP tiêu biểu của Thủ đô” sẽ diễn ra từ ngày 9/8/2024 - 11/8/2024 tại Quảng trường 7/5 Điện Biên Phủ, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Hà Nội công nhận danh hiệu “Làng nghề” và “Nghề truyền thống” Nông thôn mới

Hà Nội công nhận danh hiệu “Làng nghề” và “Nghề truyền thống”

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 2982/QĐ-UBND về việc công nhận danh hiệu “Làng nghề Hà Nội” và “Nghề truyền thống Hà Nội”.
Những điếm nhấn khối đại đoàn kết toàn dân Nông thôn mới

Những điếm nhấn khối đại đoàn kết toàn dân

TTTĐ - Trong nhiệm kỳ vừa qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Mê Linh (Hà Nội) đã phát huy hiệu quả sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân trên địa bàn, qua đó, góp phần triển khai hiệu quả cuộc vận động giải phóng mặt bằng (GPMP) phục vụ thi công dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.
Đại Thắng đón nhận danh hiệu xã Nông thôn mới kiểu mẫu Nông thôn mới

Đại Thắng đón nhận danh hiệu xã Nông thôn mới kiểu mẫu

TTTĐ - Ngày 8/6, xã Đại Thắng (huyện Phú Xuyên) công bố quyết định và đón nhận danh hiệu đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023.
Huyện Phú Xuyên hướng tới mục tiêu phát triển Nông thôn mới bền vững Nông thôn mới

Huyện Phú Xuyên hướng tới mục tiêu phát triển Nông thôn mới bền vững

TTTĐ - Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới đã giúp sản xuất nông nghiệp ở Phú Xuyên (Hà Nội) ngày càng phát triển. Hiện nay, toàn huyện có nhiều vùng sản xuất chuyên canh rau, lúa, thủy sản, cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là yếu tố thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân địa phương.
Xem thêm