Tag
Dự thảo Báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026-2030

Cần phân tích bối cảnh, xác định cơ hội, thuận lợi, khó khăn, thách thức

Tin tức 21/08/2024 23:31
aa
TTTĐ - Chiều 21/8, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng (Tiểu ban) chủ trì cuộc họp Thường trực Tiểu ban với Thường trực Tổ Biên tập của Tiểu ban.
Ngành ngân hàng sẽ vượt qua mọi khó khăn, thách thức, năm mới thắng lợi mới Thủ tướng Phạm Minh Chính: Vượt khó khăn, thách thức, thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ Chúng ta đang đối mặt với những khó khăn, thách thức chưa có trong tiền lệ Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trước những khó khăn, thách thức
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban ghi nhận, đánh giá cao các thành viên Tiểu ban, Tổ biên tập đã làm việc với tinh thần, trách nhiệm cao, đảm bảo chất lượng, tiến độ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban ghi nhận, đánh giá cao các thành viên Tiểu ban, Tổ biên tập đã làm việc với tinh thần, trách nhiệm cao, đảm bảo chất lượng, tiến độ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Dự cuộc họp có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh; các thành viên Thường trực Tiểu Ban, Thường trực Tổ Biên tập.

Thủ tướng yêu cầu các thành viên Tiểu ban, Tổ biên tập tiếp tục phát huy, hoàn thiện thêm một bước dự thảo báo cáo để phục vụ phiên họp toàn thể sắp tới của Tiểu ban Kinh tế-xã hội - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng yêu cầu các thành viên Tiểu ban, Tổ biên tập tiếp tục phát huy, hoàn thiện thêm một bước dự thảo báo cáo để phục vụ phiên họp toàn thể sắp tới của Tiểu ban Kinh tế-xã hội - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cuộc họp nhằm rà soát các công việc của Tiểu ban, xác định các nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới và đặc biệt là cho ý kiến với dự thảo Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026 - 2030, trước khi phiên họp toàn thể của Tiểu ban cho ý kiến với dự thảo để trình Bộ Chính trị, trình Hội nghị Trung ương lần thứ 10, khóa XIII.

Theo các báo cáo, ý kiến tại cuộc họp, sau phiên họp thứ hai, Tiểu ban đã chủ động, tích cực, nỗ lực triển khai và hoàn thành nhiều nội dung công tác bảo đảm tiến độ, chất lượng. Trong đó, đã trình Hội nghị Trung ương 9 thông qua Đề cương chi tiết của Báo cáo kinh tế-xã hội; xây dựng Dự thảo Báo cáo kinh tế-xã hội; nghiên cứu, đối chiếu, cập nhật nội dung của Dự thảo Báo cáo Chính trị theo nguyên tắc Báo cáo Chính trị là báo cáo trung tâm, Báo cáo kinh tế-xã hội là báo cáo chuyên đề.

Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trong quá trình công tác, Tổ Biên tập của Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Kinh tế-xã hội thường xuyên trao đổi nhằm đảm bảo tính thống nhất, cập nhật giữa hai báo cáo. Tiểu ban đã tổ chức các đoàn công tác khảo sát, làm việc với 4 vùng: Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên.

Cùng với nghiên cứu các báo cáo, đề xuất, kiến nghị có giá trị từ thực tiễn của các địa phương qua các buổi làm việc tại các vùng và các chuyên đề nghiên cứu chuyên sâu một số bộ, ngành về các lĩnh vực quan trọng, then chốt, Tổ Biên tập cập nhật xây dựng dự thảo Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021 - 2030, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026 - 2030.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban ghi nhận, đánh giá cao các thành viên Tiểu ban, Tổ biên tập đã làm việc với tinh thần, trách nhiệm cao, đảm bảo chất lượng, tiến độ; yêu cầu tiếp tục phát huy, hoàn thiện thêm một bước dự thảo báo cáo để phục vụ phiên họp toàn thể sắp tới của Tiểu ban Kinh tế-xã hội.

Trưởng Tiểu ban yêu cầu tổ chức các đoàn công tác của Tiểu ban đi khảo sát, làm việc, lấy ý kiến tại 2 vùng là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long; xin ý kiến các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để bổ sung, hoàn thiện báo cáo.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu việc xây dựng dự thảo Báo cáo cần bám sát Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, các nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, có các số liệu cụ thể để chứng minh.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương rà soát nội dung theo chỉ đạo của Trung ương và nghiêm túc thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại phiên họp Thường trực Tiểu ban Văn kiện ngày 14/8/2024; bổ sung nội dung, xây dựng dự thảo Báo cáo đảm bảo đầy đủ, toàn diện, khách quan, nhất là về kết quả phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều khó khăn, phức tạp, như dịch COVID-19 với hậu quả còn kéo dài, cạnh tranh chiến lược, xung đột, đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng, phân phối, ảnh hưởng tới tình hình phát triển kinh tế trong nước, trong khi vẫn phải xử lý các vấn đề tồn đọng và những vấn đề mới phát sinh.

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Dự thảo Báo cáo cần xác định rõ mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế; nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài, bội chi ngân sách được kiểm soát hiệu quả; các điểm nhấn trong phát triển hạ tầng, như đường bộ cao tốc, đường dây tải điện 500 kV mạch 3, nghiên cứu xây dựng đường sắt tốc độ cao…

Dự thảo Báo cáo cũng cần nêu bật thành tựu về an sinh xã hội, nhất là trong đại dịch COVID-19; tăng lương cho người lao động, tăng lương cơ sở cho công chức, viên chức; thực hiện không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần; thành tựu giữ gìn, phát huy giá trị, phát triển văn hóa đặt ngang hàng với chính trị, kinh tế - xã hội…

Qua đó, Dự thảo Báo cáo khẳng định sự nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của người dân, doanh nghiệp dưới sự lãnh đạo của Đảng; đồng thời nêu những nguyên nhân, bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện.

Trưởng Tiểu ban yêu cầu tổ chức các đoàn công tác của Tiểu ban đi khảo sát, làm việc, lấy ý kiến tại 2 vùng là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long; xin ý kiến các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để bổ sung, hoàn thiện báo cáo - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Trưởng Tiểu ban yêu cầu tổ chức các đoàn công tác của Tiểu ban đi khảo sát, làm việc, lấy ý kiến tại 2 vùng là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long; xin ý kiến các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để bổ sung, hoàn thiện báo cáo - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Chính phủ cũng nhấn mạnh, dự thảo Báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026-2030 cần phân tích bối cảnh, tình hình xác định cơ hội, thuận lợi, khó khăn, thách thức; xác định các quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu, các giải pháp, nhiệm vụ; rà soát, bổ sung phương châm hành động, cách tiếp cận mới, những quan điểm, định hướng mang tính đột phá cho giai đoạn tới để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước tới thời điểm kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng và 100 năm thành lập nước.

Thủ tướng cho rằng, cùng với thực hiện 3 đột phá chiến lược, nhất là đột phá về phát triển hạ tầng, cần làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống là đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, như kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ, các lĩnh vực mới nổi, dựa vào khoa học, công nghệ, đổi mới, sáng tạo; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi của cấp dưới, tăng cường kiểm tra, giám sát; cải cách thủ tục hành chính; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách; phát triển công nghiệp văn hóa, giải trí; coi trọng an sinh xã hội; xây dựng đô thị thông minh, hiện đại, văn minh…

Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu đề xuất các cơ chế đột phá để huy động mọi nguồn lực, nhất là hợp tác công tư cho phát triển hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội… để phát triển đất nước, đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Minh Quang

Đọc thêm

Phát động thi đua cao điểm chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Tin tức

Phát động thi đua cao điểm chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ xã

TTTĐ - Sáng 9/7, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Phù Đổng tổ chức hội nghị lần thứ nhất.
Chất vấn các vấn đề cấp thiết trong quá trình phát triển Thủ đô Tin tức

Chất vấn các vấn đề cấp thiết trong quá trình phát triển Thủ đô

TTTĐ - Sáng 9/7, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 25, HĐND TP dành thời gian một buổi sáng cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn.
Sáng nay, HĐND TP Hà Nội chất vấn về an toàn thực phẩm Tin tức

Sáng nay, HĐND TP Hà Nội chất vấn về an toàn thực phẩm

TTTĐ - Sáng nay, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 25, HĐND TP Hà Nội sẽ chất vấn 2 nhóm vấn đề quan trọng, đang được TP Hà Nội tập trung chỉ đạo, dư luận, cử tri quan tâm.
Tỉnh Lào Cai: Tăng tốc chuẩn bị Đại hội điểm xã Yên Bình nhiệm kỳ 2025 - 2030 Tin tức

Tỉnh Lào Cai: Tăng tốc chuẩn bị Đại hội điểm xã Yên Bình nhiệm kỳ 2025 - 2030

TTTĐ - Chiều 8/7, đồng chí Nguyễn Tuấn Anh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Tổ trưởng Tổ công tác của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị Đại hội điểm tại Đảng bộ xã Yên Bình, nhiệm kỳ 2025 - 2030; làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy xã về một số nội dung quan trọng liên quan đến tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ cấp xã nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Tháo gỡ khó khăn để vận hành hiệu quả chính quyền hai cấp Tin tức

Tháo gỡ khó khăn để vận hành hiệu quả chính quyền hai cấp

TTTĐ - TP cần đẩy nhanh sớm ổn định chính quyền địa phường hai cấp, đặc biệt là cấp xã, phường, nhất là việc phân cấp, để giảm bớt gánh nặng cho cấp TP, tạo điều kiện cho cấp dưới được giải quyết công việc thuận lợi
Quyết liệt chống hàng giả để tạo cơ hội cho doanh nghiệp chân chính Tin tức

Quyết liệt chống hàng giả để tạo cơ hội cho doanh nghiệp chân chính

TTTĐ - Sau khi thành phố quyết tâm dẹp hàng giả, hàng nhái, nhiều cá nhân, tổ chức kinh doanh đã tạm dừng hoạt động. Theo đại biểu HĐND TP Hà Nội, việc này cần phải đánh giá thực chất, các cá nhân tạm dừng kinh doanh để tránh sự kiểm tra của cơ quan chức năng chứ không phải né thuế hay do các chính sách mới về thuế...
"Sức khoẻ" doanh nghiệp phản ánh chất lượng nền kinh tế Tin tức

"Sức khoẻ" doanh nghiệp phản ánh chất lượng nền kinh tế

TTTĐ - Thảo luận về nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô, đại biểu HĐND TP Hà Nội đề nghị TP cần quan tâm tới "sức khoẻ" doanh nghiệp, bởi đây là vấn đề ảnh hưởng lớn đến GRDP và phản ánh chất lượng của nền kinh tế...
Đẩy mạnh tuyên truyền về các hoạt động kỷ niệm Quốc khánh 2/9 Thời sự

Đẩy mạnh tuyên truyền về các hoạt động kỷ niệm Quốc khánh 2/9

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 178/KH-UBND về thông tin, tuyên truyền trên địa bàn thành phố Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 -19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025).
Tiếp tục đổi mới hoạt động, đáp ứng thực tiễn Thủ đô Tin tức

Tiếp tục đổi mới hoạt động, đáp ứng thực tiễn Thủ đô

TTTĐ - HĐND TP Hà Nội sẽ tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động để đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của công tác quản lý Nhà nước và tình hình thực tiễn của Thủ đô.
Tăng cường giám sát quản lý tài sản công và hoạt động cấp xã Tin tức

Tăng cường giám sát quản lý tài sản công và hoạt động cấp xã

TTTĐ - HĐND TP Hà Nội cần tăng cường giám sát, tái giám sát đối với các lĩnh vực: Quy hoạch đô thị; triển khai các dự án, đặc biệt là dự án treo, chậm tiến độ; việc thực hiện chế độ chính sách với cán bộ dôi dư, quản lý tài sản công…
Xem thêm