Tag

Cần phát huy giá trị cốt lõi của văn hóa dân tộc, quốc gia

Văn hóa 19/06/2024 14:39
aa
TTTĐ - Đại biểu Quốc hội cho rằng, để có chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa toàn diện, cần phát huy giá trị cốt lõi của văn hóa dân tộc, quốc gia.
"Về bản Miền" - gắn du lịch với văn hoá dân tộc thiểu số
Quang cảnh phiên thảo luận sáng 19-6. Ảnh: media.quochoi.vn.
Quang cảnh phiên thảo luận sáng 19/6. Ảnh: media.quochoi.vn.

Ngày 19/6, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ bảy, Quốc hội thảo luận ở hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035.

Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển văn hóa

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 được thiết kế gồm 10 nội dung thành phần, 153 chỉ tiêu chi tiết, 42 nhiệm vụ cụ thể, 186 hoạt động chi tiết; thời gian thực hiện Chương trình trong 11 năm, từ năm 2025 đến năm 2035, chia làm các giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 2026-2030, tập trung giải quyết các vấn đề hạn chế, thách thức đặt ra thời gian qua, triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra đến năm 2030; giai đoạn 2031-2035, tiếp tục phát triển văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh của nền kinh tế Việt Nam, triển khai các nhiệm vụ, mục tiêu đặt ra đến năm 2035.

Tổng các nguồn lực huy động để thực hiện Chương trình giai đoạn 2025-2030 dự kiến là 122.250 tỷ đồng; dự kiến, tổng các nguồn lực huy động để thực hiện Chương trình giai đoạn 2031-2035 là 134.000 tỷ đồng. Mục tiêu tổng quát của chương trình gồm 7 mục tiêu; về mục tiêu cụ thể, chương trình đặt ra đến năm 2035, đạt 18 nhóm mục tiêu…

Đại biểu Nguyễn Quang Huân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương
Đại biểu Nguyễn Quang Huân (Đoàn Bình Dương)

Thảo luận tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đánh giá cao chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, tiếp tục khẳng định các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển bền vững đất nước; góp phần thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về phát triển văn hóa đề ra trong các nghị quyết của Đảng.

Đại biểu Nguyễn Văn Huy (Đoàn Thái Bình) cho rằng, việc thực hiện Chương trình sẽ góp phần tăng cường nguồn lực đầu tư, đáp ứng yêu cầu bức thiết về phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn Hà Nội) bày tỏ ấn tượng đối với mục tiêu “tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện trong phát triển văn hóa và xây dựng, hoàn thiện, chuẩn mực đạo đức, bản sắc, bản lĩnh, hệ giá trị con người, gia đình Việt Nam” và cho rằng đây là mục tiêu quan trọng nhất và cấp thiết nhất.

Đối với mục tiêu “nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế thông qua phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam, hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại”, đại biểu Nguyễn Anh Trí cho rằng, mục tiêu xác định được tầm nhìn khi Việt Nam có nền văn hóa sâu sắc hàng nghìn năm, đa dân tộc.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn Hà Nội) thảo luận. Ảnh: media.quochoi.vn.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn Hà Nội) thảo luận. Ảnh: media.quochoi.vn

Đại biểu Nguyễn Quang Huân (Đoàn Bình Dương) cho rằng, để có chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa toàn diện, cần phát huy giá trị cốt lõi của văn hóa dân tộc, quốc gia; từ đó, xây dựng các chương trình hành động, vừa bảo vệ nền tảng, vừa phát triển văn hóa tiên tiến dựa trên nền tảng cốt lõi.

“Các yếu tố hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có tinh hoa văn hóa nhân loại phải là một phần hệ giá trị cốt lõi này. Khi đó, tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ được học tập trong Đảng mà còn được phổ biến toàn xã hội và là “chất keo dính” để Đảng tăng cường gắn bó mật thiết với Nhân dân, trong Nhân dân và vì Nhân dân”, đại biểu nói.

Rà soát thận trọng nguồn lực đầu tư cho phát triển văn hóa

Về xác định tổng mức đầu tư của chương trình, các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần bảo đảm căn cứ tương thích với tình hình thực tế, trong đó, cần rà soát lại 10 nội dung thành phần, khái toán chi phí từng năm bám sát với các nội dung thành phần, quy ra phần trăm GDP ước tính từng năm theo dự báo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ. Quốc hội sẽ duyệt chi cho chương trình theo tỷ lệ GDP hằng năm, các hạng mục cụ thể sẽ do Chính phủ quyết định theo thực tế.

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Đoàn Hà Nội) thảo luận tại phiên họp. Ảnh: media.quochoi.vn.
Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Đoàn Hà Nội) thảo luận tại phiên họp. Ảnh: media.quochoi.vn

Còn đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Đoàn Hà Nội) cho rằng, hiện nay, chưa có kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030, kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm và tổng mức đầu tư cho cả giai đoạn thì việc đề xuất tổng mức đầu tư cho chương trình là quá lớn và chưa phù hợp với Luật Đầu tư công.

“Tôi cho rằng, cần rà soát thận trọng, thu hẹp các mục tiêu, bảo đảm đầy đủ căn cứ pháp lý, cơ sở thực tiễn để đưa ra con số phù hợp bảo đảm hài hòa, công bằng với các mục tiêu bức thiết khác”, đại biểu Mai nói.

Về đầu tư xây dựng một số trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài, phát biểu tranh luận với đại biểu Nguyễn Văn Mạnh (Đoàn Vĩnh Phúc) cho rằng, cần có chỉ tiêu cụ thể cho nội dung này, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (Đoàn Bình Định) cho rằng, ý tưởng rất hay nhưng không mới.

“Tôi rất lo lắng việc duy trì, phát triển có hiệu quả hay không vì việc đầu tư xây dựng một số trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài rất tốn kém”, đại biểu nói và cho rằng, cần có cơ chế hỗ trợ các hội đoàn người Việt, kiều bào ở nước ngoài tự tổ chức và quản lý các trung tâm văn hóa, thương mại, dịch vụ ở các nước. Đại biểu cũng đề nghị cần tập trung vào các chương trình cụ thể như dạy tiếng Việt tại các quốc gia có nhiều người Việt Nam sinh sống.

Đọc thêm

Những thanh âm Hà Nội trong sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung Văn hóa

Những thanh âm Hà Nội trong sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung

TTTĐ - Với bộ đôi tác phẩm “Thanh âm Hà Nội” và “Cô đơn giữa Hà Nội” nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung gửi gắm lời tri ân và tình cảm của mình tới mảnh đất Thủ đô ngàn năm văn hiến. Đây cũng là món quà âm nhạc chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô của một người con Hà Nội, luôn yêu thương mảnh đất này bằng cả trái tim mình.
Tôn vinh khí chất phụ nữ với thời trang công sở hiện đại Thời trang - Làm đẹp

Tôn vinh khí chất phụ nữ với thời trang công sở hiện đại

TTTĐ - Thời trang công sở hiện đại giúp chị em tự tin hơn để thể hiện cá tính bản thân, mở ra nhiều cơ hội mới trong công việc cũng như đời sống.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Hội Sách Hà Nội 2024 Văn học - Nghệ thuật

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Hội Sách Hà Nội 2024

TTTĐ - Tiếp nối thành công của Hội Sách Hà Nội 2023, Hội Sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024 sẽ diễn ra vào cuối tuần này, từ ngày 27 - 29/9 với chủ đề “Hà Nội: Thủ đô văn hiến, anh hùng - Thành phố vì hòa bình”. Hội Sách năm nay diễn ra với nhiều hoạt động hấp dẫn và ý nghĩa.
Triển lãm tranh cổ động tuyên truyền tại thị xã Sơn Tây Văn học - Nghệ thuật

Triển lãm tranh cổ động tuyên truyền tại thị xã Sơn Tây

TTTĐ - Triển lãm tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) dự kiến sẽ trưng bày 150 - 200 tác phẩm tại vườn hoa trung tâm thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
Những thiết kế từ cảm xúc đặc biệt với mùa thu Hà Nội Thời trang - Làm đẹp

Những thiết kế từ cảm xúc đặc biệt với mùa thu Hà Nội

TTTĐ - Nhà thiết kế (NTK) Châu Loan vừa trình làng 3 bộ sưu tập thời trang mới được lấy cảm hứng từ mùa thu của mảnh đất ngàn năm văn hiến. Sự kiện diễn ra trong khuôn khổ Festival Thu Hà Nội.
Mãi trân trọng, biết ơn những con người thời hoa đỏ Văn học - Nghệ thuật

Mãi trân trọng, biết ơn những con người thời hoa đỏ

TTTĐ - "Chiến tranh, mất mát là điều không thể tránh được của một giai đoạn lịch sử. Khi nghe kể lại về những ngày ra chiến trường, tôi rất xúc động vì đã từng sống trong thời chiến tranh. Tôi mãi mãi biết ơn những năm tháng ấy, những con người thời kỳ ấy, họ vượt qua thử thách. Tôi nhìn họ, sống và đến giờ hơn 70 tuổi vẫn thấy tự hào”.
20 nghệ sĩ hòa nhịp yêu thương hướng về đồng bào vùng bão lũ Điện ảnh - Âm nhạc

20 nghệ sĩ hòa nhịp yêu thương hướng về đồng bào vùng bão lũ

TTTĐ - Bên cạnh Quỹ cứu trợ bão lũ khẩn cấp trị giá 250 tỷ đồng, mới đây, Tập đoàn Vingroup đã phát động chuỗi sự kiện “Gieo mầm Thiện tâm” nhằm kêu gọi sức mạnh đoàn kết của toàn cộng đồng, góp phần xoa dịu mất mát của bà con vùng thiên tai và chung tay tái thiết cuộc sống sau bão lũ. Nằm trong khuôn khổ chuỗi hoạt động ý nghĩa này là giải đi bộ, giải chạy “Vươn mầm Hy vọng”, hội chợ thiện nguyện “Ươm mầm Yêu thương” và đặc biệt là đêm nhạc thiện nguyện “Gieo mầm thiện Tâm” quy tụ 20 nghệ sĩ tài năng.
Cuộc thi MC nhí toàn quốc 2024 thu hút hơn 8.000 thí sinh Văn hóa

Cuộc thi MC nhí toàn quốc 2024 thu hút hơn 8.000 thí sinh

TTTĐ - Vừa qua, Vòng Sơ khảo Cuộc thi MC nhí toàn quốc năm 2024 diễn ra thành công tại TP Hà Nội thu hút hàng triệu lượt quan tâm theo dõi của khán giả khắp cả nước. Các thí sinh từ hơn 20 tỉnh thành tề tựu đông đủ và thi đấu sôi nổi.
Triển lãm ảnh: Cầu nối truyền thống - tương lai Văn học - Nghệ thuật

Triển lãm ảnh: Cầu nối truyền thống - tương lai

TTTĐ - Sáng 25/9, tại 33 Nhà Chung, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức Triển lãm ảnh “Tiếp nối truyền thống, vững bước tương lai”. Triển lãm nằm trong khuôn khổ Chương trình tọa đàm, giao lưu gặp mặt nhân chứng lịch sử “Tiếp nối truyền thống - Vững bước tương lai” nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Niềm tự hào của công dân Thủ đô trong "Dáng hình Hà Nội" Văn học - Nghệ thuật

Niềm tự hào của công dân Thủ đô trong "Dáng hình Hà Nội"

TTTĐ - Với mong muốn tạo nên cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, đưa niềm tự hào của mỗi cư dân sinh sống tại Hà Nội đến với những người bạn bốn phương, trưng bày "Dáng hình Hà Nội" sẽ giới thiệu 39 tác phẩm tranh minh họa của 6 họa sĩ trẻ Việt Nam.
Xem thêm