Tag

“Chảy máu lao động” là áp lực lớn nhất với doanh nghiệp dệt may

Doanh nghiệp 22/08/2021 12:52
aa
TTTĐ - Chủ tịch Tập đoàn Dệt may Việt Nam Lê Tiến Trường cho rằng, nhân lực vẫn sẽ là khâu có áp lực lớn nhất vì kế hoạch sản xuất không ổn định do tác động của dịch Covid-19.
Ngành dệt may kiến nghị giải pháp “cấp cứu” doanh nghiệp vượt đại dịch Dệt may lo mất đơn hàng, vắc xin là thứ quan trọng nhất lúc này

Theo Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), kể từ tháng 6/2021, khi dịch Covid-19 lây lan mạnh ở các tỉnh, thành phố phía Nam, những diễn biến bất lợi tăng nhanh ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, kinh doanh ngành dệt may, trong đó đặc biệt là vấn đề nhân lực.

Chỉ trong vòng một tháng, số lượng lao động tạm thời không thể đi làm của Vinatex đã lên tới trên 40.000 người, chủ yếu tại khu vực phía Nam.

Mặt khác, ngoài việc phải đảm bảo ổn định đời sống cho người lao động, doanh nghiệp dệt may còn đối mặt với rủi ro liên quan đến các hợp đồng kinh tế và quan hệ với khách hàng.

Tính đến ngày 30/6/2021, 100% các đơn vị của Vinatex đã có đủ đơn hàng đến hết quý III, lượng đơn hàng cho quý IV cũng đã đạt trên 75%. Vì vậy, việc không thể tổ chức sản xuất sẽ gây ảnh hưởng liên hoàn từ giao hàng trễ, khách hàng không tiếp tục đặt hàng, dẫn đến rủi ro mất đơn hàng khiến người lao động tiếp tục phải nghỉ sau khi kiểm soát được dịch bệnh.

“Chảy máu lao động” là áp lực lớn nhất với doanh nghiệp dệt may
Công nhân Tổng công ty May 10 vừa phòng dịch, vừa sản xuất. (Ảnh: Vinatex)

Kỳ vọng về việc sớm kiểm soát được tình hình dịch bệnh, ông Lê Tiến Trường - Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinatex đã đưa ra một số dự báo một số đặc điểm của trạng thái “bình thường mới” trong ngành dệt may.

Theo ông Trường, xu thế làm việc trực tuyến tại nhà (online) vẫn tiếp tục gia tăng, thậm chí ngay cả khi hết dịch thì không phải 100% các công việc offline (nhà máy, cơ quan) trước đây sẽ quay trở lại mà sẽ có một tỷ lệ nhất định quyết định chuyển sang làm trực tuyến. Do đó, nhu cầu các sản phẩm chuẩn tắc (formal, dress code) cho công sở sẽ có nguy cơ khó phục hồi lại mức cũ.

Đồng thời, ông Trường cũng cho rằng, trong bối cảnh dịch bệnh chưa ổn định, chưa có giải pháp triệt để kết thúc dịch hoặc trở thành một bệnh thông thường có thuốc đặc trị. Do vậy, khả năng tới 2022 vẫn xuất hiện trạng thái sản xuất bình thường và có thể lại có giai đoạn bị giãn cách, thậm chí cách ly ảnh hưởng tới sản xuất.

Bên cạnh đó, logistic toàn cầu tiếp tục mất cân đối, đơn giá vận tải tăng, thời gian kéo dài, ảnh hưởng lớn tới thời gian giao hàng và chi phí đến tay người tiêu dùng.

“Chảy máu lao động” là áp lực lớn nhất với doanh nghiệp dệt may
Chủ tịch Vinatex Lê Tiến Trường

Ngoài ra, việc kinh doanh trực tuyến, cắt khâu trung gian, kéo dài thời gian thanh toán, cá thể hoá nhu cầu ngày càng cao. Đơn hàng xu thế bị nhỏ đi, thời gian giao hàng lại cần nhanh hơn trong khi mọi yếu tố về sản xuất, giao hàng lại có nhiều bất định, dễ bị thay đổi.

Với những đặc điểm trên, Chủ tịch Vinatex Lê Tiến Trường cũng đưa ra một số giải pháp để ngành dệt may tiếp tục hoạt động, sản xuất kinh doanh hiệu quả trong trạng thái “bình thường mới”.

Về sản xuất, ông Trường cho rằng, tình hình mới sẽ cho sản xuất ở trạng thái sản lượng đầu ra không đều, không đo lường được năng suất theo tháng. Thời điểm giãn cách chắc chắn sản lượng suy giảm, con đường duy nhất duy trì được tăng trưởng là thời gian không giãn cách phải có sản lượng cao hơn để bù lại.

Khái niệm năng suất bình quân đã bị lỗi thời trong giai đoạn “bình thường mới”. Cách tổ chức sản xuất này chắc chắn sẽ rất áp lực, thậm chí chi phí cao. Nhưng so với giảm tổng sản lượng cả năm thì chắc chắn sẽ hiệu quả hơn. Bài học doanh nghiệp sợi khi kinh doanh dưới giá thành vẫn tốt hơn đóng máy.

Về thị trường và khách hàng, ông Trường cho biết, kế hoạch thị trường luôn ở trạng thái bị động vào năng lực sản xuất có thể lên xuống bất ngờ vì rủi ro ngoại vi dịch bệnh. Một cách tiếp cận hợp lý lúc này có lẽ lại là không đàm phán đơn hàng quá xa; chấp nhận khó khăn về lập kế hoạch sản xuất, đổi lại có thể thực hiện được tốt hơn cam kết giao hàng với khách hàng.

Về tài chính, theo lãnh đạo Vinatex, sản xuất không đều đặt hệ thống tài chính vào chu kỳ rất ngắn trong xử lý vòng quay, từ đó sẽ xuất hiện nhu cầu vốn lưu động tăng vọt khi sản xuất vượt cả công suất đỉnh, đồng thời lại xuất hiện thiếu hụt dòng tiền ở các giai đoạn đứt quãng sản xuất vì dịch bệnh. Nếu tiếp cận phân tích tài chính theo quý cũng có lẽ lại là chậm so với tình hình mới.

Về nhân lực, theo ông Trường đây là khâu sẽ có áp lực lớn nhất vì kế hoạch sản xuất không ổn định; lúc thiếu lao động, lúc lao động lại nghỉ cần trả lương. Vì thế, một hệ thống quản trị nhân sự điện tử về di biến động là cần thiết cho các phòng nhân sự.

Theo Chủ tịch Vinatex, trong điều kiện mới nên tiếp cận suy nghĩ về tiền lương theo giờ, thu nhập theo năm, tháng giãn ngừng việc trả theo lương tối thiểu, tháng cao điểm làm nhiều hơn thu nhập cao hơn. Đặc biệt, công tác truyền thông và thuyết phục lao động theo hệ thống mới sẽ là yếu tố quan trọng cho đảm bảo nhân lực trong điều kiện kế hoạch sản xuất biến thiên và khó dự báo được sớm.

Đọc thêm

Vincom Retail liên tiếp nhận 2 giải thưởng danh giá Doanh nghiệp

Vincom Retail liên tiếp nhận 2 giải thưởng danh giá

TTTĐ - Vincom Retail vừa tiếp tục bổ sung vào “bộ sưu tập” giải thưởng 2 chứng nhận danh giá, khẳng định vị thế dẫn đầu ngành bất động sản bán lẻ Việt Nam.
Thủ tướng mong muốn Samsung coi Việt Nam là cứ điểm sản xuất chiến lược Doanh nghiệp

Thủ tướng mong muốn Samsung coi Việt Nam là cứ điểm sản xuất chiến lược

Sáng 2/7, tại thủ đô Seoul, trong chương trình thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Lee Jae Yong, Chủ tịch tập đoàn Samsung.
500.000 khách hàng đã xác thực khuôn mặt thành công trên ACB ONE Doanh nghiệp

500.000 khách hàng đã xác thực khuôn mặt thành công trên ACB ONE

TTTĐ - Từ đầu tháng 6/2024, Ngân hàng Á Châu (ACB) đã tiên phong triển khai xác thực khuôn mặt thành công cho 500.000 khách hàng qua ứng dụng Ngân hàng số ACB ONE, nhằm giúp tăng cường bảo mật tài khoản và bảo vệ các giao dịch trực tuyến giá trị lớn.
Trúng vàng cực nhàn với thẻ trả góp Muadee by HDBank Doanh nghiệp

Trúng vàng cực nhàn với thẻ trả góp Muadee by HDBank

TTTĐ - Nhanh tay mở thẻ, mua sắm cùng thẻ trả góp Muadee by HDBank để nhận ngay cơ hội trúng thưởng 1 lượng vàng SJC.
Vietcombank là ngân hàng đầu tiên khai thác Dịch vụ xác thực điện tử của Bộ Công an Doanh nghiệp

Vietcombank là ngân hàng đầu tiên khai thác Dịch vụ xác thực điện tử của Bộ Công an

TTTĐ - Lễ ký kết “Dịch vụ xác thực điện tử” giữa Vietcombank và Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân (RAR) thuộc Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư vừa diễn ra tại Hà Nội.
Vị trí khó "lung lay" của Vinamilk trong ngành sữa Việt Nam Doanh nghiệp

Vị trí khó "lung lay" của Vinamilk trong ngành sữa Việt Nam

TTTĐ - Theo Báo cáo Vietnam Brand Footprint 2024 của Kantar, Vinamilk tiếp tục là thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất 12 năm liền. Thương hiệu tỷ đô này đồng thời bảo vệ thành công vị trí trong Top 3 nhà sản xuất ngành hàng tiêu dùng nhanh được chọn mua nhiều nhất Việt Nam.
SHB chốt quyền trả cổ tức 2023 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5% Doanh nghiệp

SHB chốt quyền trả cổ tức 2023 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%

TTTĐ - HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (HoSE: SHB) vừa có quyết định ngày 19/7 là thời điểm chốt danh sách cổ đông để thực hiện chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%.
Các tập đoàn công nghiệp hàng đầu Hàn Quốc mở rộng đầu tư tại Việt Nam Doanh nghiệp

Các tập đoàn công nghiệp hàng đầu Hàn Quốc mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Chiều 1/7, tại Thủ đô Seoul, trong chương trình thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Euisun Chung, Chủ tịch điều hành Tập đoàn Hyundai Motor Group và các lãnh đạo cấp cao của tập đoàn.
HDBank hợp tác với Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang Doanh nghiệp

HDBank hợp tác với Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang

TTTĐ - HDBank và Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang ký kết Ghi nhớ hợp tác về tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh An Giang tiếp cận vốn tín dụng, đặc biệt là các chủ thể tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
SK E&S (Hàn Quốc) hợp tác với T&T Group phát triển năng lượng xanh bền vững tại Quảng Trị Doanh nghiệp

SK E&S (Hàn Quốc) hợp tác với T&T Group phát triển năng lượng xanh bền vững tại Quảng Trị

TTTĐ - Công ty SK E&S (thuộc Tập đoàn SK - Hàn Quốc) tập trung xây dựng và phát triển hệ sinh thái năng lượng bền vững, trong đó có kế hoạch hợp tác đầu tư với T&T Group để phát triển các dự án năng lượng xanh bền vững tại tỉnh Quảng Trị.
Xem thêm