Tag

Chính phủ đề xuất chi 22.450 tỷ đồng cho phòng, chống ma túy

Tin tức 08/11/2024 12:14
aa
TTTĐ - Sáng 8/11, Quốc hội nghe tờ trình, báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030.
Sắp ban hành tài liệu phòng, chống ma túy trong trường học Tổ chức "Phiên tòa giả định" xử lý vi phạm về ma túy

Đấu tranh từ sớm, từ xa để giảm tác hại của ma túy

Trình bày tờ trình tại phiên họp, Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho biết, tình hình ma túy thế giới, khu vực và các nước láng giềng ngày càng phức tạp, nghiêm trọng, tác động trực tiếp, làm gia tăng nguy cơ, áp lực đối với công tác phòng, chống ma túy ở nước ta.

Tình hình ma túy ở trong nước diễn biến rất phức tạp và khó lường với số vụ, đối tượng và tang vật ma túy bắt giữ có xu hướng tăng qua các năm. Số người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy vẫn còn ở mức rất cao, có ở mọi thành phần, lứa tuổi, địa bàn. Đặc biệt, số xã, phường, thị trấn có tệ nạn ma túy trong toàn quốc không giảm và chiếm tỷ lệ đa số (chiếm 83,7%).

Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 được thực hiện trên phạm vi cả nước từ năm 2025 đến hết năm 2030. Trong đó, năm 2025 thực hiện các hoạt động xây dựng cơ chế chính sách, hệ thống các văn bản, tài liệu hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình, hệ thống giám sát, đánh giá việc thực hiện; bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ quản lý chương trình.

Giai đoạn 2026-2030 sẽ triển khai đồng bộ, toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra đến năm 2030. Tổng vốn thực hiện chương trình là 22.450,194 tỷ đồng.

Chính phủ đề xuất chi 22.450 tỷ đồng cho phòng, chống ma túy
Phó Thủ tướng Lê Thành Long

Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh, mục tiêu tổng quát của chương trình là nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân nhằm kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm và tệ nạn ma túy; hướng tới giảm cung, giảm cầu, giảm tác hại của ma túy.

Đồng thời tổ chức phòng ngừa, đấu tranh tội phạm về ma tuý từ sớm, từ xa; không để Việt Nam trở thành địa bàn sản xuất, trung chuyển và tiêu thụ ma tuý; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, trang thiết bị tiên tiến vào công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm ma tuý.

Bên cạnh đó là nhằm từng bước làm giảm bền vững số người nghiện ma tuý, người sử dụng trái phép chất ma tuý; góp phần chăm sóc, bảo vệ tốt hơn quyền con người; xây dựng môi trường xã hội an toàn, lành mạnh, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Tập trung đầu tư vốn, tránh dàn trải, lãng phí

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, các Ủy ban của Quốc hội nhất trí cao với sự cần thiết trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư chương trình với cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn đã nêu tại tờ trình của Chính phủ.

Chính phủ đề xuất chi 22.450 tỷ đồng cho phòng, chống ma túy
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội, tên gọi và thời gian thực hiện chương trình theo đề xuất của Chính phủ là phù hợp. Việc dành năm 2025 chuẩn bị khung pháp lý, cơ chế chỉ đạo, điều phối, vận hành, chuẩn bị các nguồn lực đầu tư, tiêu chí và phương pháp quản lý, giám sát, đánh giá thực hiện chương trình là cần thiết để bảo đảm việc triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả trong giai đoạn 2026 - 2030.

Để bảo đảm nguồn vốn kịp thời, hiệu quả thực hiện chương trình, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội đề nghị cơ quan chủ trì xây dựng chương trình làm rõ các quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương, tỷ lệ đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện; phương án bố trí vốn, tập trung đầu tư vốn, tránh dàn trải, lãng phí.

Đồng thời có kế hoạch phân kỳ đầu tư cơ sở hạ tầng phù hợp theo thứ tự ưu tiên cho những địa bàn khó khăn, trọng điểm; không sử dụng vốn của chương trình để chi cho các hoạt động thuộc nhiệm vụ quản lý Nhà nước đã được bố trí từ nguồn ngân sách Nhà nước cho chi thường xuyên; bảo đảm tính khả thi về thời gian, nhiệm vụ thực hiện chương trình.

Cho rằng để công tác phòng, chống ma tuý hiệu quả, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân, do đó Ủy ban Xã hội đề nghị nghiên cứu bổ sung nhiệm vụ, kinh phí, tăng cường vai trò của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị, xã hội, đặc biệt là Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp trong công tác phòng, chống ma túy.

Đọc thêm

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo Giáo dục

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo

TTTĐ - Sáng 20/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo.
Trao các quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ Nhịp sống phương Nam

Trao các quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ

TTTĐ - Ngày 19/11, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức Hội nghị công bố các quyết định của Ban Bí thư về chỉ định tham gia BCH Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nhiệm kỳ 2020-2025.
Đảm bảo chất lượng, tiến độ thi hành Luật Thủ đô Tin tức

Đảm bảo chất lượng, tiến độ thi hành Luật Thủ đô

TTTĐ - Kỳ họp thứ 19 của HĐND TP Hà Nội đã thông qua 15 Nghị quyết với tỷ lệ thống nhất cao. HĐND TP đề nghị UBND TP, các cấp, ngành, địa phương, đơn vị tập trung tổ chức triển khai khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để đảm bảo các nghị quyết của HĐND TP đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực.
Ngày mai, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của kỳ họp thứ 8 Tin tức

Ngày mai, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của kỳ họp thứ 8

TTTĐ - Từ ngày mai (20/11), đợt 2 của kỳ họp thứ 8 sẽ bắt đầu. Trong đợt này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua nhiều dự án luật và nghị quyết quan trọng.
Mở rộng phân cấp, uỷ quyền trong giải quyết TTHC, đầu tư xây dựng Tin tức

Mở rộng phân cấp, uỷ quyền trong giải quyết TTHC, đầu tư xây dựng

TTTĐ - Phân cấp, uỷ quyền tạo được động lực, tính chủ động giải quyết nhiệm vụ, sát với thực tiễn, giảm tầng nấc trung gian, thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết. Nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, Luật Thủ đô đã quy định các điều khoản trong giải quyết thủ tục hành chính và trong đầu tư xây dựng. HĐND TP Hà Nội đã cụ thể hoá các quy định, thông qua tại kỳ họp chuyên đề sáng nay (19/11).
Tài sản công được sử dụng kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết Xã hội

Tài sản công được sử dụng kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết

TTTĐ - Sáng 19/11, tại kỳ họp thứ 19, HĐND TP Hà Nội thông qua Nghị quyết quy định việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của TP vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô).
Khắc phục bất cập, nâng cao chất lượng quản lý bộ máy Tin tức

Khắc phục bất cập, nâng cao chất lượng quản lý bộ máy

TTTĐ - Sáng 19/11, tại kỳ họp thứ 19, HĐND TP Hà Nội đã thông qua các nghị quyết về việc thành lập, giải thể cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND TP. Các nghị quyết cụ thể hoá các quy định tại Luật Thủ đô; nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập về tổ chức, bộ máy; góp phần giảm thiểu thời gian và thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng quản lý tổ chức, bộ máy...
Cán bộ, công chức cấp xã thuộc biên chế hành chính Tin tức

Cán bộ, công chức cấp xã thuộc biên chế hành chính

TTTĐ - Tại kỳ họp thứ 19, HĐND TP Hà Nội đã thông qua quy định việc chuyển cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn thành cán bộ, công chức thuộc biên chế hành chính; việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn TP Hà Nội.
Khai mạc kỳ họp chuyên đề triển khai Luật Thủ đô Tin tức

Khai mạc kỳ họp chuyên đề triển khai Luật Thủ đô

TTTĐ - Sáng 19/11, HĐND TP Hà Nội khoá XVI tổ chức kỳ họp thứ 19 (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết nghị một số nội dung triển khai Luật Thủ đô.
HĐND TP Hà Nội xem xét 16 nghị quyết thi hành Luật thủ đô Tin tức

HĐND TP Hà Nội xem xét 16 nghị quyết thi hành Luật thủ đô

TTTĐ - Sáng nay (19/11), HĐND TP Hà Nội tổ chức kỳ họp thứ 19 (kỳ họp chuyên đề) xem xét, ban hành các nội dung triển khai, thi hành Luật Thủ đô năm 2024 và các nội dung khác thuộc thẩm quyền của HĐND TP.
Xem thêm