Tag

Cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong lớp: Học sinh thu mình, thầy cô khó quản lý, phụ huynh thêm gánh lo

Giáo dục 25/09/2020 12:53
aa
TTTĐ - Sử dụng điện thoại nhiều khiến học sinh có xu hướng thu mình, không giao tiếp với bạn bè, giáo viên thêm gánh nặng vì khó quản lý học sinh…
Nhiều ý kiến trái chiều quanh quy định cho phép học sinh THCS, THPT sử dụng điện thoại trong giờ học Tin tức trong ngày 19/9: Học sinh được sử dụng điện thoại trên lớp phục vụ cho việc học Cấm sử dụng điện thoại khi đi bộ trên đường tại Nhật Bản
Cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong lớp: Học sinh thu mình, thầy cô khó quản lý, phụ huynh thêm gánh lo
Cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong lớp: Học sinh thu mình, thầy cô khó quản lý, phụ huynh thêm gánh lo (Ảnh minh họa)

Phụ huynh gay gắt phản đối

Thông tư 32, quy định nếu được giáo viên cho phép và để phục vụ học tập, học sinh THCS, THPT được sử dụng điện thoại trong lớp của Bộ GD&ĐT đang vấp phải những ý kiến trái chiều trong dư luận.

Đặc biệt về phía phụ huynh, có người phản đối gay gắt, cho rằng đây là quy định cổ xúy học sinh. Chị Nguyễn Thị Lan (Hà Đông, Hà Nội) có 2 con đang là học sinh THCS chia sẻ: “Chỉ quản lý có 2 con khi đi học về mà tôi đã phải mỏi mồm nhắc nhở, quát nạt chúng không được sử dụng điện thoại, vậy thì với 40 - 50 học sinh trong lớp, liệu thầy cô có bao nhiêu tay, nhiêu mắt để giám sát? Tôi kịch liệt phản đối quy định này”.

Cũng đồng quan điểm với chị Lan, chị Trần Thị Thu Hằng (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) bày tỏ quan điểm: “Để có thể quản lý con, đa số phụ huynh như tôi phải mua cho con điện thoại để tiện liên lạc. Tuy nhiên, dù công nghệ phát triển, tôi cũng chỉ dám mua cho con cái điện thoại “cục gạch” với chức năng nghe, gọi, nhắn tin thông thường vì sợ con xao nhãng học hành. Giờ nếu có quy định này, đương nhiên chiếc điện thoại kia sẽ được thay thế bằng smartphone. Liệu ở lứa tuổi của các con, mới chỉ lớp 7, lớp 8 có ý thức được việc sử dụng điện thoại như thế nào là hợp lý? Tiền trang bị điện thoại, rồi lại tiền cước điện thoại hàng tháng, tiền truy cập internet? Có phải gia đình nào cũng đủ đầy để đáp ứng nhu cầu ấy hay không? Nếu không mua cho con, khi các con học, tra cứu tài liệu thì con mình làm gì? Quy định này sẽ dẫn đến sự thiếu công bằng trong học tập với học sinh”.

Không đồng tình với việc cho con sử dụng điện thoại trong giờ học, anh Anh Quân (ở khu Trung Hòa - Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội) bày tỏ: “Tôi đã đọc rất kỹ thông tư này. Dù có nói rõ học sinh chỉ được dùng điện thoại khi giáo viên cho phép vào mục đích tra cứu tài liệu nhưng khi có điện thoại trong tay thì khó nói trước được điều gì. Như vậy không khác nào vẽ đường cho hươu chạy. Rồi khi ra chơi, khi tan học không ai giám sát thì sao?”.

Sự chú ý của học sinh giảm dần khi sử dụng điện thoại trong lớp học

Trên thực tế, việc cho phép hay cấm đoán học sinh sử dụng điện thoại trên lớp là vấn đề gây tranh cãi trên nhiều nước. Ngay cả những nước có nền giáo dục phát triển như Australia, Mỹ hay Pháp… quy định này cũng đã thể hiện những bất cập.

Cụ thể, việc mang và sử dụng điện thoại ở trường học Mỹ không bị cấm theo quy định của chính quyền liên bang Mỹ, với lý do nhiều trường học tin rằng điện thoại sẽ là công cụ hữu hiệu giúp cho việc học tập.

Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học của Mỹ chỉ ra rằng phần lớn học sinh sử dụng điện thoại trong giờ không phải để học mà để gửi tin nhắn cũng như đăng các dòng trạng thái lên mạng xã hội. Điều này ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng học của học sinh.

Nghiên cứu của tiến sĩ Kuznekoff, thuộc Đại học Ohio và tiến sĩ Titsworth, thuộc Đại học Nebraska, đăng tải trên tạp chí Communication Education, đã chỉ ra độ chi tiết trong ghi chú bài giảng, điểm kiểm tra trắc nghiệm và vấn đáp của học sinh Mỹ sẽ giảm dần khi sử dụng điện thoại trong lớp học.

Tại Pháp, gần 90% thanh thiếu niên từ 12 đến 17 tuổi dùng điện thoại di động, theo AFP. Tuy nhiên vào năm 2018 nhà nước vẫn cấm dùng điện thoại trong lớp với lý do giảm thiểu tình trạng mất tập trung, chống bắt nạt trên mạng và quan trọng là khuyến khích trẻ vận động nhiều hơn.

Ở khu vực Châu Á, một cuộc khảo sát của tờ The Straits Times cho biết hầu hết các trường ở Singapore đều áp dụng các quy định nghiêm ngặt về việc sử dụng điện thoại di động trong lớp học. Theo các nhà quản lý giáo dục, điện thoại và các thiết bị công nghệ khác là nguyên nhân chính gây mất tập trung và học sinh có thể dễ dàng lạm dụng nó vào các mục đích khác như lưu hành nội dung bị cấm.

Theo quy định, các trường học có quyền tịch thu điện thoại trong vài tháng đối với bất kỳ học sinh nào vi phạm quy tắc này. Những trường hợp tái phạm có thể bị thu giữ điện thoại cho đến hết năm học.

Ở Ấn Độ, quy định cấm sử dụng điện thoại di động không chỉ áp dụng đối với học sinh mà còn với các giáo viên. Mặc dù quy định ra đời từ năm 2005 nhưng nhiều giáo viên và học sinh không nghiêm túc chấp hành quy định này. Đến tháng 11/2019, chính phủ Ấn Độ đã siết chặt việc thực thi lệnh cấm sử dụng điện thoại trong giờ học ở tất cả các bang trên cả nước, theo tờ The Times of India.

Có làm khó giáo viên?

“Với sĩ số một lớp học trung bình từ 40 đến trên 50 học sinh, quy định “học sinh được phép sử dụng điện thoại nhằm mục đích tra cứu tài liệu nếu giáo viên cho phép” thực sự là “gánh nặng” đặt lên vai giáo viên”, cô Lê Thị B (giáo viên một trường THPT trên địa bàn huyện Đông Anh, Hà Nội) bày tỏ.

Theo cô B, lâu nay, việc học sinh có điện thoại di động thông minh đã không còn là chuyện hiếm nữa. Thầy cô đã phải vô cùng sát sao để quản lý. Thậm chí, trước khi vào giờ học, các em được yêu cầu tắt điện thoại hoặc để điện thoại chế độ im lặng rồi nộp cho lớp trưởng, cờ đỏ.

“Tôi đặt ra giả thiết, khi cho phép học sinh dùng điện thoại tra cứu tài liệu, 40 - 50 học sinh cùng bỏ điện thoại ra dùng trong khi chỉ có 1 giáo viên quản lý. Vậy chúng tôi làm thế nào để nhìn được đủ 40 - 50 màn hình điện thoại xem học sinh đang thực sự tra cứu tài liệu hay chat chít, xem phim, tiếp cận với những thông tin xấu trên mạng xã hội?”, cô B chia sẻ.

Cũng đặt ra vấn đề giáo viên sẽ quản lý ra sao khi một lớp học có đến 40 - 50 học sinh, thầy Nguyễn Văn M (giáo viên THCS ở huyện Thường Tín, Hà Nội) chia sẻ: “Cấp THPT có khó quản lý nhưng dễ hơn nhiều so với sự hiếu động của học sinh THCS. Không khéo thầy cô “cháy giáo án” chỉ vì dừng lại nhắc, kiểm soát học sinh sử dụng điện thoại đúng mục đích. Tôi hình dung, có không ít thầy cô bó tay, và sẽ có thầy cô thôi thì… miễn là xong được bài dạy”.

Theo chuyên gia tâm lý Phạm Thị Nhạn, việc cho phép học sinh THCS, THPT sử dụng điện thoại trong giờ học là “lợi bất cập hại”.

“Ngay cả ở người trưởng thành, việc kiểm soát thời gian sử dụng điện thoại cũng đã khá khó khăn chứ đừng nói đến học sinh còn đang ở độ tuổi tò mò, thích khám phá. Chúng sẽ nhanh chóng không kiểm soát được thời gian, mải mê với trò chơi giải trí, khám phá thế giới trên không gian mạng và chuyện bị ảnh hưởng bởi những thông tin tiêu cực là điều chắc chắn. Tôi cũng cho rằng, việc sử dụng điện thoại quá nhiều không chỉ làm giáo viên thêm mệt mỏi, áp lực mà còn khiến học sinh có xu hướng thu mình, không giao tiếp với bạn bè, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tâm sinh lý lứa tuổi”, chuyên gia tâm lý nhấn mạnh.

Đọc thêm

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng Giáo dục

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng

TTTĐ - Ứng dụng AI để tổ chức các hoạt động giáo dục, kết hợp sức mạnh của công nghệ với tư duy và tâm huyết của giáo viên để tạo ra một môi trường học tập đa dạng, sáng tạo để dạy học sinh về nghề truyền thống… đó là những việc làm tiêu biểu của các nhà giáo Thủ đô tâm huyết, sáng tạo trong thời gian vừa qua.
Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô Giáo dục

Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô

TTTĐ - Nhắc đến Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, mọi người sẽ nhớ ngay đến một ngôi trường hàng đầu của Thủ đô và cả nước về giáo dục mũi nhọn với hàng trăm lượt học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi olympic quốc tế.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Xem thêm