Tag

Chống tham nhũng để gìn giữ thanh danh của Đảng

Tiêu điểm 27/07/2020 11:13
aa
Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam yêu cầu mỗi đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam phải “đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân”. Hơn 90 năm qua, mặc dù Đảng ta rất quan tâm tới công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng cũng như đấu tranh phòng, chống tham nhũng, song trong thực tiễn, nguyên tắc căn cốt này không phải ở đâu, lúc nào cũng giữ được. Đi liền với đó là một bộ phận không nhỏ đảng viên không giữ được phẩm chất đạo đức, đã có hành vi vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng tới uy tín, thanh danh của tổ chức Đảng.

Cách đây gần 10 năm, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (năm 2011) đã cảnh báo: “Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp”. Sau 5 năm nỗ lực thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tình hình có chuyển biến hơn, song như Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) đánh giá: “Tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước”.

Hơn 4 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), kết quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí ngày càng rõ nét hơn với những minh chứng cụ thể, thuyết phục.

Tính từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng đến cuối năm 2019, đã phát hiện vi phạm, kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính 135.816 tỷ đồng và hơn 897ha đất; kiến nghị xử lý hành chính đối với 1.967 tập thể và nhiều cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 98 vụ việc, 121 đối tượng… Trong 6 tháng đầu năm 2020 - năm tiến hành đại hội Đảng các cấp, công tác chống tham nhũng tiếp tục đạt được nhiều kết quả: Khởi tố mới 143 vụ án với 399 bị can về các tội tham nhũng, lợi dụng chức vụ trục lợi. Các cơ quan tố tụng, thi hành án dân sự cả nước đã thu hồi được trên 37.000 tỷ đồng.

Cùng với thời gian, nhận định “tham nhũng tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước” càng là chính xác khi cả nước đã thi hành kỷ luật gần 100 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, trong đó có 21 đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng (hai Ủy viên Bộ Chính trị), 22 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang…

1313 dscf7318
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì phiên họp thứ 18 của Ban Chủ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, ngày 25-7-2020.

Cùng với thời gian, những hành vi tham nhũng cũng được nhận diện rõ nét hơn: Không chỉ lợi dụng chức vụ, quyền hạn để ăn chặn, ăn bớt của công hay vòi vĩnh đòi hối lộ; cũng không chỉ sử dụng chức vụ được giao cố ý làm trái các quy định của pháp luật để trục lợi…; mà còn có sự móc nối, liên kết nhiều đối tượng ở nhiều cơ quan khác nhau với những hành vi rất đáng lo ngại cho sự trong sạch của một bộ máy hành chính như vụ án MobiFone mua 95% cổ phần của AVG, các vụ án liên quan tới tráo bài thi (diện tài liệu mật) nâng điểm thi ở Sơn La, Hà Giang…

Xét xử nghiêm minh, đã tạo ra sự cảnh tỉnh, răn đe quan trọng đem lại một kết quả đầy tích cực và ý nghĩa - như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã đánh giá vào tháng 1-2020: “Tham nhũng được kiềm chế, từng bước ngăn chặn và có chiều hướng thuyên giảm”.

Một câu hỏi đặt ra: Chống tham nhũng mạnh mẽ như vậy, liệu có tạo ra tâm lý “sợ mắc khuyết điểm mà không dám làm việc” không?

Câu trả lời từ thực tế là: Không!

Bởi lẽ những năm qua, tại nhiều bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp từng có cán bộ bị xử lý kỷ luật, thậm chí bị truy tố trước pháp luật về tội tham ô, tham nhũng, lớp cán bộ thay thế vẫn lãnh đạo địa phương, đơn vị, ngành, vượt qua nhiều khó khăn thử thách to lớn, tạo ra những kết quả tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân… cùng cả nước phát triển toàn diện.

Bởi lẽ, bên cạnh công tác xử lý nghiêm minh “không ngoại lệ, không có vùng cấm” thì việc phòng ngừa tham nhũng được Đảng ta đặc biệt chú trọng. Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng thường xuyên tiến hành có tác dụng uốn nắn kịp thời những biểu hiện sai lệch, ngăn chặn sự phát tác của chủ nghĩa cá nhân trong mỗi cán bộ, đảng viên.

Bởi lẽ, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm tạo ra cơ chế để phòng ngừa xảy ra tham nhũng: Chỉ tính từ đầu năm 2016 đến nay, Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành hơn 80 văn bản nhằm tăng cường công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và phòng, chống tham nhũng. Quốc hội ban hành 63 luật, pháp lệnh, 66 nghị quyết; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 611 nghị định, 532 nghị quyết, 197 quyết định. Đáng lưu ý, mới đây nhất, tại phiên họp Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng, chống tham nhũng ngày 25-7, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo, cần khẩn trương hoàn thành ban hành một văn bản rất quan trọng là Quy định về khuyến khích và bảo vệ cán bộ, đảng viên dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Một cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để “không thể tham nhũng” đang dần hoàn thiện!

Chống tham nhũng là hoạt động quan trọng loại bỏ đi những tật bệnh, ung nhọt để cơ thể Đảng tinh khôi, mạnh mẽ hơn.

Và chống tham nhũng còn góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao uy tín và vị thế của nước ta trên trường quốc tế.

Mục tiêu hàng đầu trong chống tham nhũng lúc này như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo, đó là: “Vừa phải chống tham nhũng có hiệu quả, vừa tổ chức thành công đại hội Đảng các cấp”.

Chống tham nhũng hiệu quả lúc này, là không để lọt vào cấp ủy những cán bộ không đủ tiêu chuẩn, suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tiêu cực, tham nhũng.

Chống tham nhũng hiệu quả lúc này, là thiết thực ngăn chặn suy thoái, góp phần nâng cao đạo đức cách mạng cho mỗi cán bộ, đảng viên, gìn giữ thanh danh của Đảng ta.

Chống tham nhũng hiệu quả lúc này, là để tăng thêm niềm tin vào Đảng ta, để những ngày đại hội Đảng các cấp cũng thật sự là ngày hội của toàn dân.

Tin liên quan

Đọc thêm

Vinh quang đòi hỏi nỗ lực lớn lao, bứt phá mạnh mẽ, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên giàu mạnh* Tiêu điểm

Vinh quang đòi hỏi nỗ lực lớn lao, bứt phá mạnh mẽ, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên giàu mạnh*

TTTĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu chỉ đạo. Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 Tiêu điểm

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sáng 18/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba, tặng Trường đại học Kinh tế. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại buổi gặp mặt.
Bài 5: Vững tin bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc MultiMedia

Bài 5: Vững tin bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

TTTĐ - Cả hệ thống chính trị nước ta đang hừng hực khí thế với quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, hành động quyết liệt nhất, đồng bộ nhất và với các giải pháp mới, tư duy mới trong xây dựng pháp luật để tập trung bứt phá, phấn đấu hoàn thành tốt nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Đại hội XIII của Đảng, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ để bước vào năm 2026 và Đại hội XIV của Đảng, “đưa nước ta bước vào giai đoạn mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Việt Nam cùng ASEAN: Đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển Quốc tế

Việt Nam cùng ASEAN: Đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển

TTTĐ - Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 - 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan mới đây đã kết thúc thành công ở Thủ đô Viêng Chăn của Lào, khép lại năm hợp tác ASEAN 2024 đáng nhớ về “Kết nối và Tự cường”, bứt tốc triển khai các Kế hoạch Tổng thể xây dựng Cộng đồng ASEAN 2025.
Bài 4: Đột phá tư duy - kiến tạo phát triển MultiMedia

Bài 4: Đột phá tư duy - kiến tạo phát triển

Ở mỗi giai đoạn phát triển, đặc biệt là trong thời điểm có tính bước ngoặt của mỗi quốc gia, quá trình đổi mới tư duy dựa trên nền tảng nhận thức mới về thực tiễn phát triển là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của các quyết sách. Có đổi mới tư duy, mới tạo được bước phát triển đột phá về lý luận phát triển, làm cơ sở cho xây dựng đường lối, thể chế, cơ chế, chính sách phát triển. Cải cách và đổi mới tư duy xây dựng pháp luật cũng vậy, phải khơi thông được điểm nghẽn, giải phóng nguồn lực và kiến tạo cho đất nước phát triển.
Bài 3: Dứt khoát bỏ tư duy “không quản được thì cấm” - Hiệu lệnh khơi thông mọi nguồn lực Emagazine

Bài 3: Dứt khoát bỏ tư duy “không quản được thì cấm” - Hiệu lệnh khơi thông mọi nguồn lực

TTTĐ - Trong bài phát biểu khai mạc quan trọng tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị tiếp tục đổi mới công tác lập pháp, nhấn mạnh dứt khoát phải từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”, phải xây dựng pháp luật theo hướng vừa đảm bảo yêu cầu quản lý Nhà nước, vừa khơi thông mọi nguồn lực để phát triển. Thông điệp của người đứng đầu Đảng đã dành được sự quan tâm đặc biệt của dư luận khi cho rằng đó là những định hướng quan trọng cho đổi mới công tác lập pháp, tạo ra bước đột phá về thể chế, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam* Tiêu điểm

Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam*

TTTĐ - Sáng 15/11, tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học (HĐKH) các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn".
Kỷ nguyên mới là bước phát triển tất yếu, hợp quy luật vận động của cách mạng Việt Nam Tiêu điểm

Kỷ nguyên mới là bước phát triển tất yếu, hợp quy luật vận động của cách mạng Việt Nam

TTTĐ - Ngày 15/11, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.
Bài 2: Đổi mới, cải cách, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân Emagazine

Bài 2: Đổi mới, cải cách, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Sau 40 năm đổi mới, cùng với những kết quả đạt được thì đất nước ta cũng phát hiện điểm nghẽn trong thể chế pháp luật. Chính vì vậy, đổi mới tư duy xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Các quyết sách phải sát thực tiễn, kịp thời tháo gỡ điểm nghẽn Tiêu điểm

Các quyết sách phải sát thực tiễn, kịp thời tháo gỡ điểm nghẽn

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội đánh giá cao kết quả đạt được của đợt 1 kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, đồng thời kỳ vọng các quyết sách sẽ được ban hành kịp thời, sát thực tiễn, tạo động lực cho đất nước bước vào kỷ nguyên mới...
Xem thêm