Tag

Chủ trương sáp nhập tỉnh thành, bỏ cấp huyện: Tăng tự chủ cho cấp xã

Thời sự 26/02/2025 09:00
aa
Theo các chuyên gia, trước đây Nhà nước làm mọi thứ, còn nay thị trường làm nhiều, công nghệ thông tin và hệ thống giao thông lại phát triển, vì thế, tổ chức lại mô hình chính quyền địa phương từ 3 cấp thành 2 cấp (cấp tỉnh và cấp cơ sở) là cần thiết.

Ngoài ra, việc bỏ cấp huyện không chỉ giúp tinh gọn bộ máy, giảm chi thường xuyên mà còn làm cho các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với người dân, doanh nghiệp nhanh chóng và thuận lợi hơn.

Bỏ cấp trung gian để công việc thông suốt

Việc Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu Đảng ủy Chính phủ phối hợp với các tổ chức đảng có liên quan nghiên cứu định hướng bỏ cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh đã và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của người dân.

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, TS Trần Du Lịch, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn triển khai thực hiện Nghị quyết 98/2023 (về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM), nguyên Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM, cho biết, vấn đề bỏ cấp huyện đã được đặt ra từ nhiều năm trước, nhất là trong quá trình sửa đổi Hiến pháp năm 1992, cũng như khi sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương (năm 2014).

Ở thời điểm đó, khi thảo luận tại Quốc hội, ông Lịch và một số chuyên gia đề xuất tổ chức chính quyền địa phương theo mô hình 2 cấp: cấp tỉnh và cấp cơ sở (xã/phường). Theo vị đại biểu Quốc hội đoàn TPHCM, hệ thống thông tin phát triển, trình độ và năng lực của cán bộ cấp cơ sở được nâng lên, vậy mà cấp đơn vị hành chính, nhất là cấp xã, huyện lại tăng lên là không hợp lý.

Huyện Thanh Trì – Hà Nội đang phấn đấu để lên quận.
Huyện Thanh Trì – Hà Nội đang phấn đấu để lên quận.

Đặc biệt, ông Lịch khi đó cũng đặt vấn đề: trước đây, Nhà nước làm mọi thứ, nay xã hội hóa nhiều, thị trường làm nhiều, cớ sao lại phải chia nhỏ đơn vị hành chính để lấp đầy cả bộ máy? “Đến nay, tôi vẫn giữ nguyên quan điểm nêu ra cách đây 10 năm, là cần tổ chức chính quyền địa phương theo mô hình 2 cấp, gồm cấp tỉnh và cấp xã/phường, bỏ cấp huyện”, ông Lịch nói.

Trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển, thủ tục hành chính được giải quyết trên môi trường mạng, trình độ cán bộ được nâng lên, ông Lịch cho rằng, duy trì mô hình chính quyền địa phương theo 3 cấp khiến bộ máy tiếp tục cồng kềnh, tồn tại cấp trung gian, công việc bị chậm trễ.

Theo ông Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, bỏ cấp huyện cũng là cơ hội để tiết kiệm chi phí, giảm nguồn lực cho bộ máy hành chính, tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển của đất nước khi bước vào kỷ nguyên mới.

“Tổ chức chính quyền địa phương theo mô hình 2 cấp là cấp thiết để đổi mới và phát triển”, ông Lịch nói. Tuy nhiên, để bảo đảm điều kiện cho việc bỏ cấp huyện, ông cho rằng, cần phải tăng quy mô cấp xã/phường, có tổ chức HĐND và UBND để tăng tính tự chủ. Khi đó, tỉnh là một cấp chính quyền, tiếp đến chính quyền cơ sở, bỏ đi cấp huyện.

Ông Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, cho rằng, việc bỏ cấp trung gian - cấp huyện trong thời điểm này là cần thiết, làm cho các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước xuống thẳng cơ sở, không phải qua tầng nấc trung gian cấp huyện nữa.

“Nếu bỏ cấp huyện thì thực hiện chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với người dân, doanh nghiệp nhanh hơn, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đòi hỏi phải biết chớp thời cơ, tận dụng cơ hội phát triển”, ông Phúc nói.

GS Trần Ngọc Đường, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ - Pháp luật
GS Trần Ngọc Đường, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ - Pháp luật


Có nên tạm dừng xem xét huyện lên quận?

Trả lời câu hỏi của phóng viên Tiền Phong về quy trình, quy định để thực hiện bỏ cấp huyện, GS Trần Ngọc Đường, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ - Pháp luật (Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam), cho biết, Hiến pháp quy định chính quyền địa phương được tổ chức theo mô hình 3 cấp: tỉnh, huyện và xã. Do đó, muốn bỏ cấp huyện thì phải sửa Hiến pháp.

“Nếu sửa 1 - 2 điều của Hiến pháp có thể xử lý được ngay. Quốc hội có thể ban hành nghị quyết để tiến hành sửa. Khi sửa quy định rồi, trên cơ sở thực tiễn có thể tiến hành nghiên cứu việc bỏ cấp hành chính trung gian”, ông Đường nói. Trong khi đó, tại Kết luận 126, Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng giao Tiểu ban Văn kiện và các tiểu ban Đại hội XIV của Đảng tiếp thu các nội dung liên quan về sắp xếp tổ chức bộ máy, các định hướng hoàn thiện mô hình tổ chức của hệ thống chính trị để đưa vào dự thảo các văn kiện Đại hội, nhất là Dự thảo Báo cáo chính trị và dự thảo Nghị quyết Đại hội XIV của Đảng về chủ trương, định hướng sửa đổi, bổ sung Điều lệ Đảng, Cương lĩnh, Hiến pháp (nếu cần) để có cơ sở triển khai thực hiện trong nhiệm kỳ tới.

Trước câu hỏi, bỏ cấp huyện có nên sáp nhập thêm cấp xã để mở rộng địa giới hành chính, tăng quy mô, GS Đường cho rằng, phải căn cứ vào thực tiễn vào định hướng sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã đã thực hiện thời gian qua, cũng như lộ trình sắp tới. Trên cơ sở đó, cấp có thẩm quyền sẽ tính toán và có quyết định phù hợp.

Theo ông Nguyễn Tiến Dĩnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, thời gian qua, thực hiện Nghị quyết 18 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, nhiều bộ phận trung gian đã được xóa bỏ, như các tổng cục.

Do đó, việc tổ chức lại chính quyền địa phương theo mô hình 2 cấp cũng là phù hợp, vì cấp cơ sở (cấp xã/phường) mới là cấp trực tiếp với người dân, cấp tỉnh là cấp chỉ đạo, còn cấp huyện chỉ là trung gian.

Trước những lo lắng, băn khoăn về chất lượng nguồn nhân lực của cấp xã, ông Dĩnh cho biết, Bộ Nội vụ đang sửa đổi các quy định theo hướng, không còn quy định riêng về công chức cấp xã mà tất cả đều là công chức hành chính nhà nước. Cho nên, theo ông, việc luân chuyển, liên thông công chức giữa cấp xã, cấp tỉnh, cấp Trung ương sẽ thuận lợi, đáp ứng được yêu cầu.

“Nếu xã nào thiếu công chức hoặc cần bổ sung công chức có năng lực, trình độ thì cấp tỉnh hoàn toàn có thể điều động người khác về tăng cường cho cơ sở, rất thuận lợi”, ông Dĩnh nói.

Một vấn đề nữa cũng được đặt ra, thời gian qua, nhiều huyện thuộc thành phố trực thuộc Trung ương đang xây dựng đề án để trình cấp có thẩm quyền xem xét lên quận. Trong đó, riêng Hà Nội đã đặt ra lộ trình xem xét đưa 5 huyện Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng lên quận thời gian tới.

Trong bối cảnh, Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu nghiên cứu định hướng bỏ cấp huyện thì có nên tạm dừng xem xét chủ trương lên quận? GS Đường cho rằng, Bộ Nội vụ nên sớm nghiên cứu, tham mưu để các địa phương thực hiện cho phù hợp với yêu cầu mới.

Nguồn: TPO

Đọc thêm

Công bố Quyết định của Chủ tịch nước về đặc xá dịp 2/9 Tin tức

Công bố Quyết định của Chủ tịch nước về đặc xá dịp 2/9

TTTĐ - Chiều 7/7, Văn phòng Chủ tịch nước phối hợp với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Tòa án Nhân dân Tối cao và các cơ quan có liên quan tổ chức họp báo công bố Quyết định số 1244/2025/QĐ-CTN của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2025 (đợt 2) nhân dịp 80 năm Quốc khánh 2/9.
Tổng Bí thư: Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy Tiêu điểm

Tổng Bí thư: Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Ngày 7/7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã họp Phiên thứ 28 để thảo luận, cho ý kiến về Báo cáo tình hình, kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo trong 6 tháng đầu năm 2025 và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm cùng một số nội dung quan trọng khác.
Đề xuất đưa lễ hội Jazz Montreux tới Hà Nội Tin tức

Đề xuất đưa lễ hội Jazz Montreux tới Hà Nội

TTTĐ - Ngày 7/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp Đại sứ Thụy Sĩ Thomas Gass tới chào xã giao nhân dịp nhận nhiệm kỳ mới tại Việt Nam.
Tổng Bí thư chủ trì Phiên họp về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực Tiêu điểm

Tổng Bí thư chủ trì Phiên họp về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Sáng 7/7, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực họp Phiên thứ 28 dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo.
Hoan nghênh doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ hợp tác trong đổi mới sáng tạo Tin tức

Hoan nghênh doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ hợp tác trong đổi mới sáng tạo

TTTĐ - Sáng nay (7/7), Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam Korhan Kemik.
Cơ quan MTTQ TP Hà Nội gồm 10 ban, 16 đơn vị trực thuộc Nhân sự

Cơ quan MTTQ TP Hà Nội gồm 10 ban, 16 đơn vị trực thuộc

TTTĐ - Theo Quyết định số 9188-QĐ/TU của Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội, Cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP gồm 10 ban, đơn vị tham mưu giúp việc và 16 đơn vị công lập, đơn vị kinh tế trực thuộc.
Công bố các quyết định công tác cán bộ của Mặt trận Hà Nội Tin tức

Công bố các quyết định công tác cán bộ của Mặt trận Hà Nội

TTTĐ - Sáng 7/7, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Lễ công bố các quyết định về công tác cán bộ của Cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.
Thay đổi tư duy, nâng cao trình độ, trách nhiệm và đạo đức công vụ Tiêu điểm

Thay đổi tư duy, nâng cao trình độ, trách nhiệm và đạo đức công vụ

Dư luận những ngày qua cho thấy cuộc cách mạng sắp xếp đơn vị hành chính không đơn thuần là thay đổi về địa giới hay tổ chức cán bộ, mà sâu xa là thay đổi tư duy, nâng cao trình độ, trách nhiệm và đạo đức công vụ.
MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh trao quyết định nhân sự các ban Nhân sự

MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh trao quyết định nhân sự các ban

TTTĐ - Chiều 4/7, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị công bố các quyết định về công tác cán bộ các ban tham mưu, giúp việc của Cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh.
Phân công nhiệm vụ Thường trực UBND TP Hồ Chí Minh Nhân sự

Phân công nhiệm vụ Thường trực UBND TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - UBND TP Hồ Chí Minh vừa ban hành quyết định phân công công tác của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên UBND thành phố nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Xem thêm