Tag

Chưa xem xét điều chỉnh tăng giá điện

Kinh tế 19/07/2022 07:57
aa
TTTĐ - Ngày 18/7/2022, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 209/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái – Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban chỉ đạo điều hành giá về công tác điều hành giá 6 tháng đầu năm 2022 và định hướng công tác quản lý, điều hành giá 6 tháng cuối năm 2022.
EVNHANOI giảm tiếp 15% giá điện sinh hoạt Phó Thủ tướng yêu cầu minh bạch về giá điện và xăng dầu Thủ tướng: Xây dựng cơ chế giá điện gió, nghiêm cấm xin - cho, "chạy" dự án
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trong 6 tháng đầu năm 2022, công tác chỉ đạo, điều hành giá chịu rất nhiều áp lực trong việc kiểm soát lạm phát nhưng với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá cùng sự triển khai tích cực của các bộ, ngành, địa phương đã đánh giá được tình hình và kịp thời đưa ra những giải pháp phù hợp và hiện cơ bản kiểm soát được lạm phát theo mục tiêu đề ra. CPI tháng 6 năm 2022 tăng 0,69% so với tháng trước, tăng 3,18% so với tháng 12 năm 2021 và tăng 3,37% so với cùng kỳ năm trước.

Bình quân 6 tháng đầu năm 2022, CPI tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước. Trong bối cảnh lạm phát của nhiều nước trên thế giới tăng cao, những kết quả đạt được từ công tác điều hành giá kiểm soát lạm phát ở nước ta trong nửa đầu năm 2022 có sự đóng góp quan trọng của các bộ, ngành, địa phương cũng như sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp và người dân.

Tuy nhiên, trong 6 tháng còn lại của năm 2022, tình hình kinh tế, địa – chính trị thế giới còn rất nhiều phức tạp, diễn biến khó lường, tác động đan xen trong đó có tác động từ việc điều chỉnh chính sách tiền tệ từ nới lỏng sang thắt chặt của nhiều nước tác động đến tỷ giá trong nước, những nguy cơ tiềm ẩn từ dịch bệnh, thiên tai, bão lụt…. có thể gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và chuỗi cung ứng hàng hóa dịch vụ từ đó gây áp lực lớn lên mặt bằng giá.

Do đó, công tác quản lý điều hành giá từ nay đến cuối năm không được chủ quan, lơ là, các Bộ, ngành, địa phương phải tập trung nắm bắt tình hình, nghiên cứu, đánh giá, đưa ra những giải pháp phù hợp trong điều kiện, dư địa cho phép.

Chưa xem xét điều chỉnh tăng giá điện

Tiếp tục tính toán phương án điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng đối với xăng dầu

Căn cứ các văn bản chỉ đạo từ đầu năm đến nay về công tác điều hành giá năm 2022 của Ban chỉ đạo điều hành giá (văn bản số 882/VPCP-KTTH ngày 10/2/2022, Thông báo số 65/TB-VPCP ngày 02/3/2022, Thông báo số 81/TB-VPCP ngày 24/3/2022, Thông báo số 179/TB-VPCP ngày 22/6/2022 của Văn phòng Chính phủ), các bộ, ngành, địa phương cần chủ động cập nhật tình hình, triển khai các giải pháp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo điều hành giá đã giao một cách linh hoạt, kịp thời và hiệu quả, góp phần giữ chỉ số CPI theo mục tiêu Quốc hội đề ra, trong đó tập trung vào một số vấn đề sau:

Các bộ, ngành thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải thường xuyên theo dõi, kịp thời có giải pháp để đảm bảo cân đối cung cầu trong nước, tránh tình trạng thiếu hàng, găm hàng, đầu cơ, tăng giá bất hợp lý, khuyến khích tiêu dùng tại chỗ đối với một số mặt hàng để giảm chi phí vận chuyển.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt phối hợp với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác để kiểm soát lạm phát, có chính sách quản lý thị trường ngoại hối phù hợp để ổn định giá trị đồng tiền, đảm bảo nhu cầu ngoại tệ hợp pháp trong nước; thực hiện chính sách điều hành lãi suất, điều hành tín dụng hợp lý, kiểm tra, xử lý nghiêm trường hợp găm giữ, thao túng thị trường ngoại tệ…

Bộ Tài chính với vai trò là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo điều hành giá, thường xuyên theo sát tình hình chung, tham mưu chính sách, kịch bản phù hợp, linh hoạt, kịp thời nhất là đối với những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu có tác động lớn tới mặt bằng giá; tiếp tục tính toán phương án điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng đối với xăng dầu, đánh giá kỹ tác động đến ngân sách nhà nước để chuẩn bị sẵn phương án khi cần thiết nếu còn dư địa để kiểm soát mặt bằng chung.

Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo chức năng quản lý nhà nước tại địa phương có giải pháp quản lý, bình ổn thị trường, kiểm tra các yếu tố hình thành giá khi có biến động bất thường; theo dõi sát diễn biến giá vật liệu xây dựng để thông báo kịp thời; tăng cường công tác kiểm tra chống buôn lậu xăng dầu qua biên giới khi giá xăng dầu trong nước thấp hơn các nước trong khu vực; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật nhằm ổn định giá cả, cung cầu hàng hóa thị trường.

Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền, công khai minh bạch, trung thực thông tin về giá để kiểm soát lạm phát kỳ vọng; hạn chế những thông tin thất thiệt gây hoang mang cho người tiêu dùng, gây bất ổn thị trường.

Chưa xem xét điều chỉnh tăng giá điện

Thực hiện các biện pháp bình ổn giá theo quy định

Đối với các mặt hàng cụ thể, các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực phối hợp với Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo thẩm quyền thực hiện các biện pháp bình ổn giá theo quy định; tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh để chuẩn bị đầy đủ nguồn cung hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, tạo thuận lợi cho quá trình lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ. Trong trường hợp có biến động lớn về giá, căn cứ quy định tại Luật giá để đề xuất và tổ chức triển khai các biện pháp bình ổn giá phù hợp. Trong đó:

Đối với các hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá tiếp tục thực hiện theo phương án đã được phê duyệt, đối với những hàng hóa, dịch vụ có đề xuất điều chỉnh giá trong thời gian tới cần tính toán chuẩn bị kỹ phương án, đánh giá tác động đến mặt bằng giá, mục tiêu kiểm soát lạm phát để có phương án điều hành cụ thể trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định mức độ và thời điểm điều chỉnh phù hợp.

Với mặt hàng điện, trước mắt trong thời gian tới xem xét chưa điều chỉnh tăng, tuy nhiên trước áp lực tăng giá của các nguyên liệu đầu vào cần tiết kiệm chi phí, kiểm soát, tính toán, xử lý những tồn tại liên quan đến chi phí để giữ ổn định giá điện.

Chưa xem xét điều chỉnh tăng giá điện

Các đơn vị tiếp tục theo dõi tình hình, chủ động điều hành để đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong nước không bị gián đoạn trên cơ sở đánh giá khả năng cung cấp từ nguồn sản xuất trong nước và nguồn nhập khẩu; theo dõi sát diễn biến giá thế giới để có phương án điều hành giá xăng dầu trong nước phù hợp; nghiên cứu có chính sách hỗ trợ ngư dân bị ảnh hưởng bởi giá xăng dầu.

Về cước phí vận tải, vật liệu xây dựng, Bộ Giao thông vận tải tiếp tục theo dõi nắm bắt tình hình, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về việc kê khai, niêm yết giá và việc bán vé đúng giá niêm yết đối với các đơn vị kinh doanh vận tải; rà soát việc tăng giá phải phù hợp với diễn biến và cơ cấu của chi phí xăng dầu trong chi phí vận tải.

Bộ Xây dựng phối hợp với các bộ ngành và địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với các mỏ đất, đá, cát xây dựng… xử lý nghiêm các trường hợp trục lợi đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý, đảm bảo không ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng của các công trình trọng điểm quốc gia.

Với các mặt hàng, dịch vụ khác, cơ quan chức năng tiếp tục theo dõi sát tình hình giá cả thị trường, triển khai quyết liệt các giải pháp cụ thể đã được nêu tại các thông báo, kịp thời phản ánh, đề xuất khi có diễn biến bất thường, trình cấp có thẩm quyền quyết định.

Đọc thêm

Trường Trung cấp nghề nghiệp vụ Bình Dương khánh thành cơ sở 3 Giáo dục

Trường Trung cấp nghề nghiệp vụ Bình Dương khánh thành cơ sở 3

TTTĐ - Ngày 22/11, Trường Trung cấp nghề nghiệp vụ Bình Dương đã chính thức khánh thành cơ sở 3 tại huyện Bàu Bàng - một trong những trung tâm công nghiệp năng động của tỉnh Bình Dương.
Đề xuất mở rộng đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt Thị trường - Tài chính

Đề xuất mở rộng đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

TTTĐ - Thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) ngày 22/11, một số đại biểu Quốc hội đề nghị rà soát mở rộng hàng hoá, dịch vụ chịu thuế.
Hải Dương: Thẩm định 4 doanh nghiệp tham gia Giải Sao Vàng đất Việt Doanh nghiệp

Hải Dương: Thẩm định 4 doanh nghiệp tham gia Giải Sao Vàng đất Việt

TTTĐ - Ngày 22/11, Đoàn thẩm định số 43, Ban Tổ chức Giải Sao Vàng đất Việt thuộc Hội Doanh nghiệp trẻ (DNT) Việt Nam do chị Vũ Lan Anh, Ủy viên Trung ương Hội DNT Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội DNT Hải Phòng làm Trưởng đoàn, đã đi thẩm định 4 doanh nghiệp (DN) của tỉnh Hải Dương.
Hà Nội đã hỗ trợ hơn 5.000 phụ nữ khởi nghiệp Khởi nghiệp sáng tạo

Hà Nội đã hỗ trợ hơn 5.000 phụ nữ khởi nghiệp

TTTĐ - Sáng 22/11, Lễ khai mạc chương trình Truyền thông khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền của phụ nữ Thủ đô đã diễn ra tại Hà Nội.
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet Doanh nghiệp

Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet

TTTĐ - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong Top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại Lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ.
Chính phủ trình Quốc hội sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt Thị trường - Tài chính

Chính phủ trình Quốc hội sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt

TTTĐ - Sáng 22/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Sửa luật để đáp ứng tình hình mới của nền kinh tế Thị trường - Tài chính

Sửa luật để đáp ứng tình hình mới của nền kinh tế

TTTĐ - Sáng 22/11, Quốc hội nghe báo cáo của Chính phủ và cơ quan thẩm tra về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).
MB trợ lực khách hàng cuối năm với gói vay chỉ từ 5,5%/năm Thị trường - Tài chính

MB trợ lực khách hàng cuối năm với gói vay chỉ từ 5,5%/năm

TTTĐ - Ngân hàng Quân đội (MB) hỗ trợ vốn cho khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh sửa chữa, mở rộng quy mô và tăng tốc kinh doanh cuối năm với gói "Vay nhanh siêu tốc - Bứt tốc kinh doanh" lãi suất chỉ từ 5,5%/năm và mức vay lên tới 90% nhu cầu vốn.
Tập đoàn MetLife: Top 25 “Nơi làm việc tốt nhất thế giới” năm 2024 Doanh nghiệp

Tập đoàn MetLife: Top 25 “Nơi làm việc tốt nhất thế giới” năm 2024

TTTĐ - Mới đây, Tập đoàn MetLife vừa ghi tên mình trong danh sách 25 "Nơi làm việc tốt nhất thế giới" năm 2024 do Tạp chí Fortune phối hợp cùng tổ chức Great Place to Work thực hiện. Danh sách này dựa trên 7,4 triệu phản hồi từ người lao động trên toàn cầu, đánh giá các công ty về khả năng xây dựng môi trường làm việc lý tưởng và tạo ra tác động tích cực cho nhân sự tại nhiều quốc gia.
SABECO tiếp tục góp mặt trong Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam Doanh nghiệp

SABECO tiếp tục góp mặt trong Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

TTTĐ - Môi trường làm việc an toàn, danh tiếng công ty cùng chế độ tưởng thưởng hấp dẫn là những lý do chính giúp Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) tiếp tục góp mặt trong danh sách Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 do Anphabe công bố
Xem thêm