Chuẩn bị mâm cúng Rằm tháng Giêng cầu may mắn
Mâm cúng và văn khấn Thần Tài ngày rằm tháng Giêng |
Trong tất cả các ngày lễ cúng trong năm, Nhân dân ta rất coi trọng lễ cúng rằm tháng Giêng, cho nên có câu “Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng” cho thấy ý nghĩa của việc cúng lễ vào dịp Rằm tháng Giêng quan trọng đến mức nào trong đời sống văn hóa tâm linh người Việt.
![]() |
Ảnh minh họa |
Năm Nhâm Dần 2022, Rằm tháng Giêng rơi vào thứ ba, ngày 15/2/2022 Dương lịch. Thông thường lễ cúng được tổ chức vào chính ngày rằm, tuy nhiên một số gia đình cúng sớm vào ngày 14 Âm lịch.
Để lễ cúng diễn ra suôn sẻ, đúng nghi thức thì việc chuẩn bị mâm lễ cúng tươm tất là rất quan trọng. Mâm cúng Rằm tháng Giêng các gia đình thường sắm hai lễ: Cỗ chay cúng Phật và cỗ mặn cúng gia tiên.
Mâm lễ cúng Phật là mâm lễ chay, gồm: hoa quả, chè xôi, các món đậu, bánh trôi nước… Số lượng món ăn thường được chuẩn bị theo số lẻ. Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trung cho ngũ hành. Ăn cơm chay là sự một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản tâm hồn.
Mâm cúng mặn gia tiên thì phong phú đa dạng hơn tùy theo từng vùng miền hay điều kiện mỗi gia đình là sự lựa chọn của các gia đình không theo đạo Phật. Mâm cỗ thường có thịt gà, xôi, giò, chả, rau xào và canh. Bên cạnh đó không thể thiếu hương, hoa tươi, vàng mã và rượu.
Chuẩn bị mâm cỗ đầy đủ, trọn vẹn thể hiện tấm lòng thành kính của gia đình và gửi gắm lời cầu chúc cho một năm mới bình an, may mắn.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Quảng Ninh: 2 người tử vong do ngập nước tại đập Bến Châu

Đà Nẵng: Tiểu thương chợ Thanh Vinh hối hả dọn bùn sau mưa lớn

Tháng Bảy về miền đất thiêng Quảng Trị

Hành trình nối dài truyền thống nghĩa tình

Ứng dụng công nghệ giải quyết bài toán úng ngập mùa mưa bão

Hành trình về nguồn tưởng nhớ công ơn các Anh hùng liệt sĩ

Truyền cảm hứng và trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên của các bạn trẻ

Đà Nẵng: Tính KPI từng cán bộ, thay thế cán bộ chưa phù hợp

Sắp xếp bộ máy tại xã Thượng Phúc
