Chuyển cơ quan điều tra xử lý 8 cơ sở kinh doanh thuốc giả
Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, thời gian gần đây, tình hình sản xuất, kinh doanh thuốc, thực phẩm chức năng, sữa, thiết bị y tế giả diễn biến hết sức phức tạp, ảnh hưởng đến an toàn sức khỏe cho người dân, trước tình hình đó, Sở Y tế đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ.
Chỉ riêng trong tháng 4 và 5/2025, Sở Y tế đã ban hành ít nhất 6 công văn liên quan, tập trung vào quản lý thuốc kê đơn, thuốc phải kiểm soát đặc biệt, rà soát tình trạng sữa giả, cảnh báo thuốc không rõ nguồn gốc và yêu cầu tuân thủ nghiêm pháp luật trong kinh doanh dược.
Bên cạnh đó, Sở Y tế đã thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành đợt cao điểm kiểm tra các cơ sở kinh doanh dược trên địa bàn ngay trong tháng 5/2025.
Đây là đợt kiểm tra đột xuất và tập trung vào những nhóm nguy cơ cao như những cơ sở sản thuốc kinh doanh thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, thực phẩm chức năng và những nơi tập trung nhiều những cơ sở kinh doanh dược.
Cùng với đó, Sở đã chỉ đạo các đơn vị liên quan như: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, các cơ sở kinh doanh dược; Phòng Y tế quận, huyện, TP Thủ Đức; Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm thành phố tăng cường các hoạt động kiểm tra việc kinh doanh thuốc và giám sát chất lượng thuốc lưu thông trên thị trường.
![]() |
Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã lập hồ sơ chuyển Công an thành phố xử lý 8 cơ sở kinh doanh thuốc giả (Ảnh minh họa) |
Thông tin từ Sở Y tế cho biết, trong năm 2024, cơ quan này đã tiến hành kiểm tra 174 cơ sở bán buôn thuốc, 344 cơ sở bán lẻ thuốc, 40 cơ sở bán buôn, cơ sở bán lẻ dược liệu và ban hành 151 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế; xử lý 147 cơ sở với tổng số tiền xử phạt hơn 7 tỷ đồng.
Trong đó, các vi phạm thường gặp về nguồn gốc và chất lượng thuốc bao gồm: Kinh doanh thuốc không đúng với phạm vi ghi trong giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược; mua thuốc của cơ sở không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược; kinh doanh hàng hóa là thuốc chữa bệnh không rõ nguồn gốc xuất xứ; chưa theo dõi dữ liệu về hoạt động mua thuốc, bán thuốc theo quy định, kể cả thuốc phải kiểm soát đặc biệt; không đảm bảo chất lượng và truy xuất nguồn gốc xuất xứ đối với dược liệu, vị thuốc cổ truyền…
Tại các quận, huyện, Phòng Y tế quận, huyện, TP Thủ Đức, cơ quan chức năng cũng đã kiểm tra 6.750 cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn. Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, thực phẩm, mỹ phẩm TP Hồ Chí Minh đã lấy mẫu kiểm tra chất lượng 413 mẫu thuốc tại 149 cơ sở, kết quả có 15 mẫu không đạt chất lượng.
Đáng chú ý, trong quá trình kiểm tra, giám sát cơ sở kinh doanh dược, Sở Y tế đã phát hiện 8 cơ sở có kinh doanh thuốc giả. Ngoài ra, qua phản ánh của người dân, Thanh tra Sở Y tế đã kiểm tra và phát hiện 1 nhà thuốc có kinh doanh thuốc giả. Ngay sau đó, Sở Y tế đã lập hồ sơ chuyển Công an thành phố xử lý.
Sở Y tế khẳng định, trong cuộc chiến chống hàng gian, hàng giả, vai trò của người dân hết sức quan trọng. Vì vậy, ngành Y tế thành phố kêu gọi người dân đồng hành với các cơ quan liên quan bằng nhiều giải pháp thiết thực.
Theo Sở Y tế: “Khi có nhu cầu đối với các sản phẩm về chăm sóc sức khỏe, hãy mua tại các cơ sở được cấp phép, không mua hàng hóa không rõ nguồn gốc, nhất là hàng hóa quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội; phản ánh đến các cơ quan chức năng khi phát hiện những tổ chức, cá nhân có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả về thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng, sữa, thiết bị y tế để kịp thời kiểm tra, xử lý theo quy định”.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Kiều bào tích cực trồng cây, học tập theo lời dạy của Bác Hồ

Đông Nam Bộ: Bình Dương dẫn đầu Chỉ số Xanh cấp tỉnh

Đoàn lãnh đạo TP Hồ Chí Minh dâng hoa tưởng nhớ Bác

Trao giải cuộc thi viết "Cảm tưởng về cà phê, trà Việt"

Gỡ nút thắt để cà phê, trà Việt Nam vươn tầm quốc tế

Long An - Liêu Ninh (Trung Quốc): Kỳ vọng hợp tác hướng tới mối quan hệ lâu dài và bền vững

Khai mạc chương trình "Tôn vinh cà phê, trà Việt" lần 3 - 2025

Tuyên dương thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác lần thứ VIII

Loạt hoạt động về nguồn của thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác
