Tag

Chuyện của cặp đôi trẻ giấu gia đình vào miền Nam chống dịch

Tuổi trẻ học và làm theo Bác 19/10/2021 20:27
aa
TTTĐ - Mới kết hôn được 6 tháng nhưng chị Nguyễn Thị Huệ cùng chồng là anh Tạ Văn Thành, điều dưỡng Bệnh viện Bạch Mai cùng tình nguyện lên đường vào Thành phố Hồ Chí Minh chống dịch Covid-19. Chuyến đi đặc biệt này, anh chị đều giấu hai bên gia đình…
Vượt gần 2.000km, doanh nhân Nguyễn Nam Phương ủng hộ phòng chống dịch Covid-19 và giúp đỡ người nghèo Tri ân tuyến đầu chống dịch Tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 138 cá nhân xuất sắc trong phòng, chống dịch

Không hẹn mà gặp

Tại chương trình giao lưu “Người nghĩa hiệp kể chuyện nghĩa tình” trong lễ kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam (do Hội LHTN thành phố Hà Nội tổ chức) câu chuyện của chị Huệ và anh Thành khiến nhiều bạn trẻ xúc động. Ở đó, không chỉ có lửa nhiệt huyết của tuổi trẻ mong muốn đóng góp cho cộng đồng mà cả sự đồng lòng, thấu hiểu của tình yêu đôi lứa.

Dịch bệnh diễn biến phức tạp, đặc biệt tại Thành phố Hồ Chí Minh khiến đôi vợ chồng trẻ không khỏi xót xa. Hình ảnh đồng nghiệp căng mình chống dịch càng thôi thúc họ lên đường. Cả chị Huệ và anh Thành đều tình nguyện tham gia chống dịch ở Thành phố Hồ Chí Minh nhưng không ai nói với ai.

Chị Nguyễn Thị Huệ, điều dưỡng Bệnh viện Bạch Mai
Chị Nguyễn Thị Huệ, điều dưỡng Bệnh viện Bạch Mai

“Mình làm ở khoa Nhi còn Huệ là điều dưỡng Trung tâm Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai. Quyết tâm vào miền Nam tham gia chống dịch của chúng mình “không hẹn mà gặp”. Mình biết thông tin đi Thành phố Hồ Chí Minh từ chiều thì tối về vợ cũng có thông báo của khoa. Tối mới lên danh sách, sáng sớm đã phải tập trung để lên đường. Lúc này, cũng muộn rồi, gia đình 2 bên đã đi ngủ hết, 2 vợ chồng chỉ kịp sắp xếp đồ đạc chứ chưa thể gọi điện về báo tin”, anh Thành kể.

Chị Huệ cho biết thêm, trước đó, sợ bố mẹ hai bên lo lắng anh chị đều giấu việc tình nguyện vào Thành phố Hồ Chí Minh chống dịch. Vào tới nơi hai vợ chồng mới gọi điện về cho bố mẹ. Cả nhà nhìn nhau qua màn hình điện thoại rưng rưng nước mắt. Trước khi vợ chồng chị lên đường, điều trăn trở nhất là bố anh Thành sức khỏe vẫn còn yếu sau 2 lần mổ khớp.

“Anh Thành lo mình là con gái vào trong này công việc nặng, vất vả, nắng nóng, mệt quá sợ không chịu được. Khi xác định lên đường, hai vợ chồng cũng biết những nguy hiểm, khó khăn vất vả sẽ phải trải qua nhưng với tinh thần “tất cả vì Miền Nam ruột thịt”, chúng mình quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ”, chị Huệ tâm sự.

Nhận ra nhau qua ánh mắt

Lấy nhau từ tháng 11/2020, anh Thành từng tham gia chống dịch ngoài Bắc. Tuy nhiên, đây lại là chuyến công tác đặc biệt, 2 vợ chồng cùng một “trận địa” khốc liệt nhất. Mặc dù trước khi lên đường, cả 2 đều đã hình dung ra phần nào sự căng thẳng trong cuộc chiến với “kẻ thù vô hình” song những ngày đầu tiên trong khu hồi sức tích cực, họ vẫn thấy “sốc”.

Chuyện của cặp đôi trẻ giấu gia đình vào miền Nam chống dịch
Vợ chồng chị Huệ, anh Thành tại chương trình giao lưu "Người nghĩa hiệp kể chuyện nghĩa tình"

Giữa cái nắng nóng của thời tiết, trong bộ đồ bảo hộ cấp 4, chỉ mặc sau 1-2 phút đã có cảm giác ngột ngạt, bức thở, đôi vợ chồng trẻ cùng các nhân viên y tế khác phải làm việc liên tục trong 6-8 tiếng đồng hồ không ăn, không uống. Ở đây, chỉ một phút bất cẩn, nhân viên y tế có thể trả giá.

“Việc phải mặc đồ bảo hộ suốt 8 tiếng giữa thời tiết nắng nóng khiến mồ hôi ướt sũng toàn cơ thể, các vết hằn khẩu trang trên mặt, đôi bàn tay nhăn nhúm, bàn chân trợt loét vì ngâm trong mồ hôi của chính mình. Chúng mình phải làm việc trong điều kiện như thế để chăm sóc người bệnh, theo dõi và phát hiện các biến chứng để xử trí cấp cứu kịp thời những ca thở máy”, chị Huệ nhớ lại.

Dù vợ chồng chị Huệ được sắp xếp làm cùng ca, ở cùng chỗ nhưng làm việc tại 2 buồng khác nhau. Với guồng quay liên tục, mỗi người một việc nên hầu như chẳng thể trò chuyện cùng nhau.

“Trong này mặc đồ bảo hộ kín mít rồi nên chỉ nhận ra nhau qua ánh mắt. Hình dáng, ánh mắt thân thuộc nên khi lướt qua nhau mình cũng có thể cảm nhận được đó là vợ mình”, anh Thành kể.

Suốt mấy tháng liền, anh chị kiên cường sát cánh cùng đồng đội chiến đấu với dịch bệnh. Lòng họ trĩu nặng khi không thể cứu sống bệnh nhân nặng nhưng niềm tin chiến thắng không bao giờ tắt. Họ cũng có những giây phút vỡ òa trong hạnh phúc khi thấy mỗi bệnh nhân khỏe lên từng ngày. Đó là niềm vui “cứ như người thân của mình vừa thoát khỏi cửa tử vậy”.

Niềm tin chiến thắng ấy cũng giúp vợ chồng chị Huệ và các đồng nghiệp thêm động lực đẩy lùi dịch bệnh, đưa cuộc sống trở lại cuộc sống thường ngày để mọi gia đình đoàn tụ, quây quần bên nhau.

Đọc thêm

Nhà khoa học trẻ tự tin, dấn thân hơn đóng góp cho đất nước Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Nhà khoa học trẻ tự tin, dấn thân hơn đóng góp cho đất nước

TTTĐ - Tại chương trình gặp mặt các tài năng nhận Giải thưởng Khuê Văn Các lần thứ nhất, năm 2024, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân kêu gọi các nhà khoa học trẻ tự tin và dấn thân hơn, đóng góp vào việc xây dựng thể chế, định hình hệ giá trị, chuẩn mực văn hóa, cách sống, lao động của con người Việt Nam trong thời đại mới.
Chàng trai dân tộc Mông và sản phẩm chuối sấy khô Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Chàng trai dân tộc Mông và sản phẩm chuối sấy khô

TTTĐ - Chứng kiến cảnh chuối chín hàng loạt bỏ lãng phí trên nương mà bà con quê hương không có thu nhập, loay hoay trong đói nghèo, Giàng A Phong, Bí thư Đoàn xã Bản Lang (huyện Phong Thổ, Lai Châu) quyết tâm phải làm điều gì đó. Chàng trai người dân tộc Mông đứng ra tập hợp 12 đoàn viên, thanh niên thực hiện mô hình làm chuối sấy để có thể bảo quản lâu và gửi được đi xa.
Cảm hóa học trò về nẻo thiện bằng trái tim yêu thương Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Cảm hóa học trò về nẻo thiện bằng trái tim yêu thương

TTTĐ - “Giây phút hạnh phúc nhất đối với tôi là khi thấy học trò nhận được giấy chứng nhận chấp hành xong biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng và các em hân hoan thông báo với thầy cô rằng: Em đã có việc làm, là người con ngoan, có ích cho xã hội, là công dân tốt, có cuộc sống gia đình hạnh phúc”.
Bài 3: Tìm kiếm cơ hội, khẳng định bản thân Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 3: Tìm kiếm cơ hội, khẳng định bản thân

TTTĐ - Suốt quá trình học, Đỗ Hồng Nhung, sinh viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã không bỏ qua bất kỳ cơ hội nào để khám phá và học hỏi. Với Nhung, khoa học là nơi để thử thách chính mình và chứng minh rằng, phái nữ hoàn toàn có thể đạt được thành tựu trong những lĩnh vực mà hầu như ai cũng nghĩ là của nam giới.
Bài 2: Từ người phụ dọn dẹp đến nữ sinh khoa học công nghệ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 2: Từ người phụ dọn dẹp đến nữ sinh khoa học công nghệ

TTTĐ - Xác định theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học nên ngay khi vào trường Nguyễn Ngọc Phúc Tiên (trường Đại học VinUni) xin làm ở phòng thí nghiệm của thầy cô. Ban đầu, cô gái trẻ phụ dọn dẹp, cân hóa chất, quan sát thầy cô và anh, chị khóa trên nghiên cứu do chưa có kiến thức và kinh nghiệm.
Ngày hội kết nối đầu tư của thanh niên Thủ đô Tôi yêu Hà Nội

Ngày hội kết nối đầu tư của thanh niên Thủ đô

TTTĐ - Sáng 17/11, tại Bảo tàng Hà Nội diễn ra Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư năm 2024; Bán kết Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII.
Vượt định kiến giới, chinh phục đam mê khoa học Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Vượt định kiến giới, chinh phục đam mê khoa học

TTTĐ - Lựa chọn ngành học vốn được nhiều người cho là thế mạnh của nam giới nhưng nhiều bạn trẻ đã vươn lên giành nhiều thành tích trong nghiên cứu khoa học và được ghi danh với giải thưởng “Nữ sinh khoa học công nghệ Việt Nam”. Các nghiên cứu của họ mang lại gia trị tích cực cho cộng đồng, góp phần phát triển nền khoa học nước nhà.
Tạo môi trường thuận lợi cho thanh niên phát huy phẩm chất sáng tạo Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tạo môi trường thuận lợi cho thanh niên phát huy phẩm chất sáng tạo

TTTĐ - Anh Ngô Văn Cương, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn nhận định, sáng tạo là thế mạnh của thanh niên. Sáng tạo ra những giá trị mới, đột phá là nền tảng giúp đất nước thực hiện nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giải quyết những vấn đề của chính thanh niên hoặc những vấn đề mà đất nước, xã hội đang cần.
Hàng triệu người dân được khám bệnh bằng AI Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hàng triệu người dân được khám bệnh bằng AI

TTTĐ - “Tôi năm nay 70 tuổi, mắc một số bệnh như tiểu đường, rối loạn tiền đình… Khi có thông báo được khám bệnh miễn phí với máy móc công nghệ hiện đại, đội ngũ thầy thuốc trẻ ở các bệnh viện tuyến Trung ương, thành phố, tôi đã đến đây. Nhận được sự quan tâm, nhiệt tình của các y, bác sĩ, tôi rất phấn khởi”.
Lan toả câu chuyện xúc động, ấm áp về những thầy cô đặc biệt Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Lan toả câu chuyện xúc động, ấm áp về những thầy cô đặc biệt

TTTĐ - Gặp lại học trò cũ, thấy em đã có những thành công, thầy giáo Trần Đại Lượng (công tác tại Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an, vô cùng xúc động. Đây là cuộc hội ngộ bất ngờ, với những nụ cười tươi và cả giọt mắt hạnh phúc.
Xem thêm