Tag

Chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến giữa các nền kinh tế APEC

Kinh tế 21/08/2017 08:24
aa
Ngày 20/8, Nhóm công tác hợp tác kỹ thuật nông nghiệp APEC (ATCWG) tổ chức buổi họp thường niên trong khuôn khổ Tuần lễ An ninh lương thực và đối thoại chính sách cao cấp về an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu tại thành phố Cần Thơ với sự hiện diện của đại biểu từ 21 nền kinh tế thành viên APEC.

Chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến giữa các nền kinh tế APEC

Chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến giữa các nền kinh tế APEC


Ông Gong Xifeng, Trưởng Nhóm công tác hợp tác kỹ thuật nông nghiệp APEC cho biết, cuộc họp nhằm đánh giá lại hoạt động của nhóm trong giai đoạn 2015-2017; thảo luận về các lĩnh vực hoạt động ưu tiên giai đoạn 2017-2018; tóm tắt các dự án đa quốc gia sẽ được tiến hành trong giai đoạn 2017-2018 và thảo luận về kế hoạch đẩy mạnh hợp tác giữa các nước thành viên để nâng cao chất lượng và sự thiết thực trong hoạt động chung của nhóm.


Theo ông Gong Xifeng, trong năm vừa qua, Nhóm công tác hợp tác kỹ thuật nông nghiệp APEC đã hoạt động hiệu quả và có nhiều đóng góp đáng kể cho hầu hết các nền kinh tế thành viên APEC trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, góp phần bảo đảm an toàn và an ninh lương thực trong khu vực. Trong đó, tập trung vào công tác thúc đẩy hợp tác trong kỹ thuật nông nghiệp trong khối APEC để cải thiện năng lực của các nước thành viên trong sản xuất nông nghiệp và các ngành liên quan để tăng cường thương mại nông sản, đồng thời, chia sẻ và chuyển giao thông tin, kinh nghiệm trong công nghệ sinh học và quản lý tài nguyên đất nhằm nâng cao năng lực của thị trường nông sản khu vực và cải thiện việc thực hiện các quy định liên quan đến nông nghiệp theo Hiệp định thương mại tự do (FTA).


Trong giai đoạn 2017-2018, Nhóm công tác hợp tác kỹ thuật nông nghiệp APEC tiếp tục tập trung tăng cường các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm; ứng phó với các thách thức trong vấn đề an ninh lương thực; thúc đẩy sự phát triển bền vững trong ứng dụng nhiên liệu sinh học vào công tác chuyên canh; tăng cường khả năng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của các nền kinh tế thành viên nhằm điều chỉnh, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu; đẩy mạnh hợp tác, chuyển giao kỹ thuật trong khu vực để hình thành chuỗi giá trị thực phẩm theo hướng hiện đại hóa.


Ông Trần Kim Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh, Việt Nam hoàn toàn đồng tình với đề xuất và phương hướng hoạt động của ATCWG trong giai đoạn tới bởi với vị trí là một trong những quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu của khu vực Đông Nam Á, Việt Nam nhận thức rất rõ tầm quan trọng của việc ứng dụng kỹ thuật, công nghệ cao trong hoạt động sản xuất nông nghiệp; đặc biệt khi Việt Nam đang ngày càng trở nên dễ tổn thương hơn bởi các yếu tố thiên tai, biến đổi khí hậu và đô thị hoá, gây khó khăn cho ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và vùng Đồng bằng sông Cửu Long – vựa lúa của cả nước nói riêng.


Bên cạnh đó, ông Trần Kim Long cũng cho biết, trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, quan hệ giữa các nền kinh tế thế giới cũng ngày càng trở nên mật thiết, tùy thuộc lẫn nhau; đồng nghĩa với việc một nền kinh tế bị tổn thương bởi các tác động ngoại cảnh như biến đổi khí hậu cũng sẽ gây ảnh hưởng đến các quốc gia khác. Do đó, nhu cầu hợp tác đa quốc gia về công nghệ, kỹ thuật trong nông nghiệp cùng các lĩnh vực liên quan là rất cấp thiết để kiến tạo một mạng lưới phòng vệ cấp khu vực trước những bất lợi tự nhiên nhằm đảm bảo an ninh lương thực bền vững.


Đại biểu các nước đã thông qua nhiều kế hoạch hợp tác tổ chức hội thảo và các khoá đào tạo kỹ thuật, chuyển giao công nghệ cấp khu vực, đặc biệt ưu tiên cho các nước đang phát triển. Riêng tại Cần Thơ, trong suốt Tuần lễ An ninh lương thực và đối thoại chính sách cao cấp về an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu sẽ diễn ra 3 hoạt động bên lề, gồm: đào tạo về công tác phòng chống độc tố nấm mốc và kiểm soát công nghệ trong sản xuất nông nghiệp; hội thảo về phòng chống mất mát, lãng phí lương thực và kiến tạo một hệ thống lương thực khối APEC bền vững; hội thảo về thực hiện chứng nhận toàn cầu về kiểm dịch thực vật qua mạng./.

Tin liên quan

Đọc thêm

Cán bộ, đảng viên, người lao động Công ty Tân Đệ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Doanh nghiệp

Cán bộ, đảng viên, người lao động Công ty Tân Đệ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Trong 2 ngày diễn ra Lễ quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cán bộ, đảng viên, người lao động Công ty Cổ phần sản xuất hàng thể thao Tân Đệ tổ chức theo dõi truyền hình trực tiếp Lễ viếng và Lễ truy điệu đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
PVcomBank ra mắt sản phẩm tín dụng cho doanh nghiệp dệt may Doanh nghiệp

PVcomBank ra mắt sản phẩm tín dụng cho doanh nghiệp dệt may

TTTĐ - PVcomBank vừa triển khai sản phẩm tín dụng doanh nghiệp dệt may với mục tiêu đa dạng giải pháp tài chính, hỗ trợ các khách hàng tổ chức trong lĩnh vực may mặc, dệt may tối ưu nguồn vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Visa cảnh báo người dùng và doanh nghiệp thận trọng trước các rủi ro lừa đảo phổ biến khi thanh toán Thị trường - Tài chính

Visa cảnh báo người dùng và doanh nghiệp thận trọng trước các rủi ro lừa đảo phổ biến khi thanh toán

TTTĐ - Visa vừa công bố Báo cáo về Rủi ro thanh toán – được thực hiện định kỳ hai lần một năm – cho thấy hàng loạt rủi ro thanh toán phổ biến đang tác động tiêu cực đến người dùng và doanh nghiệp trên toàn thế giới.
Kinh doanh siêu tiện lợi trong thời đại 4.0 Doanh nghiệp

Kinh doanh siêu tiện lợi trong thời đại 4.0

TTTĐ - Cách mạng công nghiệp 4.0 đã mang đến viễn cảnh kinh doanh hoàn toàn mới. Với sự cải tiến vượt trội về công nghệ thông qua việc tăng cường sử dụng truyền thông di động, Big data, trí tuệ nhân tạo… các đơn vị kinh doanh, tiểu thương, nhà đầu tư được cung cấp thêm những công cụ giúp việc quản lý kinh doanh trở nên tiện lợi và dễ dàng hơn.
NIDEC coi Việt Nam là địa điểm đầu tư quan trọng nhất trên toàn cầu Doanh nghiệp

NIDEC coi Việt Nam là địa điểm đầu tư quan trọng nhất trên toàn cầu

TTTĐ - Chiều 23/7, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã tiếp Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn NIDEC (Nhật Bản) Kitao Yoshihisa đang có chuyến thăm làm việc tại Việt Nam.
Tiếp đà tăng trưởng, tổng tài sản của PGBank tiệm cận ngưỡng 60.000 tỷ đồng Thị trường - Tài chính

Tiếp đà tăng trưởng, tổng tài sản của PGBank tiệm cận ngưỡng 60.000 tỷ đồng

TTTĐ - Kết thúc nửa đầu năm 2024, tình hình kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP) Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) cải thiện đáng kể, hoàn thành tương ứng gần 50% kế hoạch lợi nhuận đề ra tại đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên hồi tháng 4 vừa qua.
Chiến lược kinh doanh linh hoạt, PNJ đạt lợi nhuận 1.167 tỷ đồng Doanh nghiệp

Chiến lược kinh doanh linh hoạt, PNJ đạt lợi nhuận 1.167 tỷ đồng

TTTĐ - Công ty Cổ phần Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận (PNJ) công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm với doanh thu thuần đạt 22.113 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1.167 tỷ đồng.
Amazon ghi nhận doanh số kỷ lục mùa Prime Day 2024 Thị trường - Tài chính

Amazon ghi nhận doanh số kỷ lục mùa Prime Day 2024

TTTĐ - Amazon vừa thông báo Prime Day 2024 là sự kiện mua sắm lớn nhất từ trước đến nay trong lịch sử các mùa Prime Day, với doanh số kỷ lục và số lượng sản phẩm bán ra trong hai ngày vượt qua tất cả các sự kiện Prime Day trước đó. Trong suốt 48 giờ sự kiện, các thành viên Prime trên toàn cầu đã tiết kiệm được hàng tỷ USD nhờ các ưu đãi trong mọi danh mục sản phẩm mua sắm.
Giải pháp nâng cao trách nhiệm khi vay để phát triển tín dụng tiêu dùng lành mạnh Doanh nghiệp

Giải pháp nâng cao trách nhiệm khi vay để phát triển tín dụng tiêu dùng lành mạnh

TTTĐ - Vừa qua, Viện Chiến lược Ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã tổ chức thành công hội thảo khoa học “Phát triển lành mạnh tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi “tín dụng đen” tại Hà Nội.
SeABank đạt lợi nhuận hơn 3.238 tỷ đồng, CASA tăng mạnh Doanh nghiệp

SeABank đạt lợi nhuận hơn 3.238 tỷ đồng, CASA tăng mạnh

TTTĐ - Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 3.238 tỷ đồng, tăng 61% so với cùng kỳ năm 2023. Đặc biệt, số dư CASA tăng cao, đạt 20.038 tỷ đồng, tăng 59% so với cùng kỳ năm trước. Các chỉ số kinh doanh khác đều có sự tăng trưởng ổn định và hiệu quả. Bên cạnh đó, SeABank cũng thành công huy động 255 triệu USD từ các tổ chức tài chính quốc tế.
Xem thêm