Tag

Chuyện người bỏ phố về rừng đồng hành cùng động vật hoang dã

Môi trường 01/04/2024 11:47
aa
TTTĐ - Để trở thành cán bộ giáo dục bảo tồn động vật hoang dã như hiện tại với anh Nguyễn Văn Khánh là một chặng đường chông chênh. Tuy nhiên, cuối chặng đường là “quả ngọt” được dung hòa với tình yêu thiên nhiên nuôi dưỡng từ lâu.
Chưa đầy một thế kỷ, thế giới mất 69% quần thể các loài hoang dã Ra mắt phim truyền thông bảo vệ động vật hoang dã, đa dạng sinh học Bắt giữ nhiều đối tượng mua bán, tàng trữ các sản phẩm từ động vật hoang dã quý hiếm “Ngừng ăn thịt thú rừng, góp thiện cho đời” Nâng cao năng lực giám sát SARS-CoV-2 trên động vật hoang dã

Trong chuyến đi thực địa ghi hình cho phóng sự về vượn đen má vàng, tôi gặp anh Nguyễn Văn Khánh (sinh năm 1993), cán bộ giáo dục bảo tồn tại Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển Sinh vật Vườn quốc gia Cát Tiên. Năm 2021, anh bỏ phố về rừng, bắt đầu công việc của một người yêu thiên nhiên.

Chuyện người bỏ phố về rừng đồng hành cùng động vật hoang dã
Anh Nguyễn Văn Khánh kể về các tiêu bản trong bảo tàng

Trả tự do cho động vật hoang dã

Sinh ra và lớn lên ở xã Nam Cát Tiên (huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai), tuổi thơ của anh Khánh gắn liền với nương rẫy và thiên nhiên. Những buổi dạo chơi ngoài đồng, nghe tiếng chim hót, anh thấy hay nên thường bắt về nhà nuôi làm cảnh.

Rồi một ngày, đi học xa nhà trở về, thấy mấy lồng chim vắng đi tiếng hót vì không ai chăm bẵm, anh không chần chừ, quyết định trả tự do cho chúng. Có con, anh được người ta ngã giá mười mấy triệu nhưng vẫn chọn thả, không bán.

Nói về việc này, anh Khánh khẳng khái: “Đơn giản thôi, một người thích sự tự do thì khi con vật được tự do người ta cũng sẽ thích. Bây giờ, mình đang thích sự tự do thì sao cầm tù một con chim để làm thú tiêu khiển cho bản thân được”.

“Anh thấy thương “mấy đứa” thôi. Thấy nó về trung tâm, bị như này như kia nên anh thấy thương. Tái thả được nó, anh khóc mà rất vui”, anh Nguyễn Văn Khánh cho biết.

Anh kể, gia đình từ Thanh Hóa vào Nam lập nghiệp từ năm 1981. Như bao gia đình lân cận khác, bố mẹ anh cũng từng sống nhờ rừng. Nhờ khoảng thời gian ngồi trên ghế nhà trường, các chương trình giáo dục nâng cao nhận thức về việc bảo tồn động vật hoang dã được chú trọng đã tác động đến suy nghĩ và hành động, anh Khánh thay đổi tư duy từ đó.

Theo anh, xóm làng chỉ cần có một người làm trong lĩnh vực bảo tồn là sẽ có tác động “cực lớn” đến gia đình và người xung quanh. Điển hình, bố mẹ anh hiện tại đều nói không với động vật rừng. Anh họ, cũng là hàng xóm của anh khi thấy trăn vào nhà, thay vì bán hay “thịt” như trước đã chọn tự nguyện giao nộp để thả về rừng. Thấy cháu nhỏ đòi nuôi con trăn, anh thuyết phục: “Cháu không được nuôi. Cháu mà nuôi động vật hoang dã là cháu cầm tù nó”.

Thấy anh thích tự do, có lần một hướng dẫn viên du lịch gợi ý cùng đi dẫn tour. Một lần đi như thế, thù lao nhận được có khi gần bằng cả tháng lương hiện tại nhưng anh từ chối. “Anh đang vui vẻ ở đây. Với lại, anh cảm thấy bây giờ như thế là đủ rồi. Không phải anh không có chí tiến thủ nhưng để làm ra được đồng lương như thế, giá trị của mình cũng phải tương đương”, anh Khánh kể lại.

Dẫn chúng tôi đi một vòng Bảo tàng thiên nhiên Cát Tiên, anh Khánh vừa kể chuyện, vừa phân tích cách các anh đang làm giáo dục về bảo tồn động vật hoang dã. Mỗi động vật hoang dã mất đi sẽ được bảo quản, xử lý để trở thành “đại sứ” nói lên mức độ nguy cấp của loài.

Có con về trung tâm trong tình trạng bị thương nặng, không cứu sống được; có con chết yểu do con bố và mẹ giao phối cận huyết, vì không có sự chọn lọc trong tự nhiên. Anh nói, mỗi con vật trong bảo tàng là một câu chuyện có thể kể cả ngày chẳng hết được.

Chuyện người bỏ phố về rừng đồng hành cùng động vật hoang dã
Được trò chuyện với các bạn trẻ là điều anh Khánh thích nhất khi làm công tác giáo dục bảo tồn

Thương động vật hoang dã

Nhớ lại ngày trước, khi tốt nghiệp phổ thông, cậu học trò năm nào bắt đầu loay hoay với ước mơ của mình. Không đỗ vào các ngành Quân đội, Công an, anh bắt đầu hành trình mưu sinh của một người công nhân. Đến Tết năm 2015, được bố mẹ khuyên đi học tiếp, anh chọn ngành Quản lý Tài nguyên tại trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Phân hiệu Đồng Nai để theo học.

Hành trình làm sinh viên bắt đầu năm anh Khánh 22 tuổi. Tốt nghiệp xong, anh đầu quân cho một công ty lâm nghiệp tại TP HCM. Công việc của anh thường xuyên phải xử lý số liệu, tổng hợp thông tin về các loại lâm sản được phép trồng. Dù xin được học bổng du học ngành Lâm sinh quản lý tài nguyên ở Trung Quốc nhưng anh bỏ ngỏ, muốn học từ thực tế nhiều hơn vì tuổi đã gần chạm mốc 30.

Rồi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, ở khu cách ly nửa tháng trời, không người thân ở gần khiến anh tủi một thì lo cho ba mẹ già ở quê mười. Anh quyết định về nhà, xin làm Kiểm lâm tại Vườn quốc gia Cát Tiên. Làm được một năm, anh được điều chuyển sang làm tại Trung tâm Cứu hộ bảo tồn và phát triển sinh vật.

Anh Khánh kể, ban đầu anh làm kiểm lâm vì muốn là người thực thi pháp luật để bảo vệ rừng. Những lần tuần tra, gỡ bẫy, nhìn thấy con vật bị thương đã dấy lên trong anh mong muốn làm cứu hộ, chăm sóc các loài động vật hoang dã, đặc biệt là giáo dục bảo tồn các loài ấy.

Khi được hỏi về điều anh thích nhất khi làm công việc này, đôi mắt anh ánh lên những nỗi niềm. Anh nghẹn ngào: “Mình vui nhất là được nhìn thấy một cá thể từ rất yếu ớt, tưởng chừng như sẽ không thể phục hồi, sau đó góp công sức vào chăm sóc. Rồi sau này, mình nhìn tận mắt nó leo lên cái cây chẳng hạn. Lúc đó, mình vui nhất!”.

Chuyện người bỏ phố về rừng đồng hành cùng động vật hoang dã
Anh Khánh cùng đồng nghiệp tái thả chim cổ rắn về tự nhiên

Lý giải về sự nghẹn ngào, người cán bộ bảo tồn nói: “Anh thấy thương “mấy đứa” thôi. Thấy nó về trung tâm, bị như này như kia nên anh thấy thương. Tái thả được nó, anh khóc mà rất vui”.

Với cán bộ bảo tồn, công việc hiện tại đã đủ khiến anh thấy hạnh phúc, dù mức lương chẳng bì được so với công việc trước kia.

Tốt nhất cho động vật hoang dã

Ở Trung tâm Cứu hộ bảo tồn và phát triển sinh vật, trăn trở chung của các cán bộ là làm sao tìm ra phương pháp, cách chăm sóc tốt nhất cho các loài động vật hoang dã được tiếp nhận. Anh Khánh cũng không ngoại lệ.

“Anh Khánh là người có trách nhiệm. Trong quá trình công tác, anh đã luôn tìm tòi và phát triển thêm kiến thức hoàn thiện công việc tốt hơn. Những ngày đầu mình làm việc ở đây, khi có thắc mắc hỏi hai anh Khánh thì được giải đáp rất chi tiết, chuẩn xác”, chị Trần Thanh Vy, nhân viên truyền thông tại Vườn quốc gia Cát Tiên chia sẻ.

Đọc thêm

Quảng Nam: Doanh nghiệp chưa hoàn thổ mỏ vàng G60 xin không nộp phạt Xã hội

Quảng Nam: Doanh nghiệp chưa hoàn thổ mỏ vàng G60 xin không nộp phạt

TTTĐ - Công ty CP Miền Trung cho rằng đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế thuê đất tại khu vực mỏ vàng G60, xã Hiệp Hòa, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam từ năm 2008.
Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng dịu Môi trường

Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng dịu

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ đêm 21/11 đến đêm 22/11, khu vực từ Thừa Thiên-Huế đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 50-120mm, có nơi trên 180mm; cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn.
Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất Môi trường

Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương triển khai các nội dung quan trọng, nhằm thực thi hiệu quả Luật Đất đai 2024 và giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý giá đất, theo kết luận tại Văn bản số 599/TB-BTNMT ngày 15/10/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bắc Bộ ngày nắng, có nơi trên 30 độ C Xã hội

Bắc Bộ ngày nắng, có nơi trên 30 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới từ tối 19/11.
3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu Xã hội

3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1422/QĐ-TTg ngày 19/11/2024 về việc ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (cập nhật).
Lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới Môi trường

Lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 19/2024/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 quy định lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp.
Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường Môi trường

Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

TTTĐ - Chiều 19/11, tại kỳ họp chuyên đề, HĐND TP đã thông qua quy định trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong Quy hoạch Thủ đô và điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên địa bàn TP Hà Nội.
Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi ra môi trường Môi trường

Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi ra môi trường

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký Công văn số 3803/UBND-TNMT về việc triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí trên địa bàn thành phố.
Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm Môi trường

Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 tiếp tục di chuyển vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm.
Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường Môi trường

Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường

TTTĐ - Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngoại thành từ lâu đã trở thành vấn đề "báo động đỏ". Với các chính sách đặc thù, Luật Thủ đô năm 2024 sẽ mở ra cơ hội giúp làng nghề của Thủ đô phát triển bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Xem thêm