Tag

Chuyện sinh viên trường Y viết tâm thư xin đi chống dịch Covid-19

Tuổi trẻ học và làm theo Bác 28/02/2021 10:20
aa
TTTĐ - Ngay khi nhận được thông tin Bệnh viện Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương sẽ trở thành Bệnh viện Dã chiến số 2, nhiều sinh viên của trường đã viết thư tình nguyện đăng ký đi chống dịch Covid-19.
Chiều 27/2 có 6 ca mắc Covid-19 đều ghi nhận tại Hải Dương Chiều 26/2, thêm 4 ca mắc Covid-19 ở Hải Dương và 1 ca nhập cảnh Các bệnh nhân Covid-19 khỏi bệnh gửi lời tri ân y, bác sĩ Bệnh viện dã chiến số 2 Bệnh viện Dã chiến số 3 tiếp nhận bệnh nhân Covid-19 đầu tiên

Giấu mẹ đăng ký vào "tâm dịch"

Dù đã gần một tháng trôi qua nhưng Hoàng Mạnh Long - sinh viên lớp Điều dưỡng 11A, trú tại huyện Ân Thi (Hưng Yên) vẫn không quên những ngày đầu thực hiện nhiệm vụ đặc biệt tại Bệnh viện Dã chiến số 2.

Long kể: “Sau khi được nhà trường thông báo về việc tuyển chọn sinh viên tình nguyện ở lại tham gia chống dịch, em đã không đắn đo suy nghĩ mà đăng ký ngay. Nhưng em giấu mẹ vì không muốn để mẹ lo lắng cho em”.

Tối hôm đó, em gọi điện về cho mẹ nhưng trái lại với những suy nghĩ của em. Mẹ em im lặng phút chốc rồi nói: “Mẹ tự hào về con, con trai!”. Câu nói đó khiến mọi khoảng cách được xóa nhòa.

Mọi lo ngại của chàng trai đã được thế chỗ bởi sự tin tưởng từ người mẹ. Mẹ Long hiểu rằng con trai mình đang tham gia một công việc rất quan trọng. Đó là cuộc chiến không cân sức với dịch Covid-19.

Chuyện sinh viên trường Y viết tâm thư xin đi chống dịch Covid-19
Các sinh viên Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương tham gia chống dịch Covid-19

Là con trai lớn trong gia đình, Long tự hiểu quyết định ở lại trường của mình cùng mọi người chống dịch sẽ khiến mọi kế hoạch đón Tết của gia đình bị đảo lộn.

Long cho biết: “Bố em làm nghề lái xe ở Quảng Ninh. Quảng Ninh cũng có dịch Covid-19 nên bố cũng không thể về nhà. Do đó, mọi công việc ở nhà đều một mình mẹ gánh vác, trong khi em gái út đang học tiểu học và em gái thứ 2 học ở Hà Nội không thể đỡ đần gia đình. Trước khi dịch bùng phát, em có nhiều kế hoạch trong dịp về quê nghỉ Tết nhưng mọi thứ diễn ra quá nhanh nên mọi dự định đều dừng lại”.

Sau những buổi làm việc tại Bệnh viện Dã chiến số 2, Long dành thời gian để gọi điện cho mẹ và em gái. Trong những cuộc điện thoại đó, mẹ luôn hỏi thăm sức khỏe, xem con trai có ăn uống đầy đủ không, có thiếu thốn gì không để mẹ gửi. Chỉ cần nghe những lời động viên đó khiến mọi mệt nhọc, lo lắng của Long bỗng tan biến.

Lần đầu tiên ăn Tết xa nhà

Đối với Nguyễn Văn Hùng, sinh viên lớp Hình ảnh 11 thì việc tình nguyện ở lại trường tham gia chống dịch Covid-19 là quyết định lớn đầu tiên trong đời. Đây cũng là năm đầu tiên chàng sinh viên quê Hiệp Hòa (Bắc Giang) đón Tết xa nhà.

Lật giở từng trang nhật ký ghi lại quá trình làm việc tại Bệnh viện Dã chiến số 2, bao nhiêu khoảnh khắc lại ùa về khi Hùng nhận nhiệm vụ. Khi biết tin em sẽ ở lại tham gia hỗ trợ Bệnh viện Dã chiến số 2 ai cũng lo lắng bởi công việc mà Hùng thực hiện sẽ tiếp xúc trực tiếp với các bệnh nhân Covid-19, nguy cơ lây nhiễm cao.

Chuyện sinh viên trường Y viết tâm thư xin đi chống dịch Covid-19
Các sinh viên Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương tham gia chống dịch Covid-19

Là sinh viên trường Y, bản thân được các thầy cô hướng dẫn tỉ mỉ cách phòng tránh nên Hùng tự tin với nhiệm vụ được giao. Mặc bộ đồ bảo hộ kín mít, nóng bức nhưng Hùng và các bạn ai cũng cố gắng để hoàn thành tốt công việc mà Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn giao phó.

Hàng ngày, Hùng và các bạn được chia theo ca cụ thể với nhiệm vụ: Vận chuyển rác thải, phun khử khuẩn, lau bề mặt. Những ngày thời tiết nóng bức, mồ hôi chảy ướt như tắm nhưng Hùng và các bạn đều cố gắng hết sức để hoàn thành nhiệm vụ.

Là sinh viên ngoại tỉnh, nên chỉ có dịp Tết, Hùng mới được ở bên gia đình lâu hơn. Năm nay, khi ngày đoàn viên đang cận kề với bao dự định thì Hùng tình nguyện ở lại nhận nhiệm vụ đặc biệt để góp công sức nhỏ bé trong cuộc chiến chống dịch Covid-19.

Mặc dù được các thầy cô chăm lo đầy đủ nhưng nỗi nhớ nhà, nhớ đêm Giao thừa cùng người thân khiến chàng sinh viên không cầm được nước mắt.

“Đêm 30 Tết, khi mọi người ở nhà đón Giao thừa bên gia đình thì chúng em vẫn ở đây sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân mới vào điều trị. Em gọi điện về gia đình và khóc. Lần đầu tiên ăn Tết xa nhà, xa bố mẹ cảm giác hụt hẫng khó tả và bao nhiêu tình cảm tuổi ấu thơ lại ùa về. Khi nghe thấy em khóc, mẹ đã động viên em. Những lời động viên ấy như tiếp thêm sức mạnh, nghị lực để em hoàn thành công việc”, Hùng tâm sự.

Trò chuyện với Lê Thị Thu Thùy, sinh viên lớp Điều dưỡng 11A, chúng tôi cảm phục tinh thần của những y, bác sĩ tương lai trước đại dịch Covid-19 bùng phát tại Hải Dương. Bao nhiêu dự định, niềm vui khi được về ăn Tết cùng gia đình tại huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) bỗng trùng xuống trong tâm trí cô sinh viên 21 tuổi.

Những câu hỏi liên tiếp xuất hiện trong đầu Thùy như: Liệu có được về quê ăn Tết không? Hôm nào mình có thể về? Là sinh viên trường Y, mình có nên góp một phần công sức nhỏ bé vào công cuộc chống dịch hay không? Không trả lời được hết các câu hỏi đó nhưng Thùy vẫn quyết định đăng ký tình nguyện ở lại chống dịch.

Sau khi được tập huấn từ đội ngũ bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai, Thùy đã tự tin mặc trên mình bộ quần áo bảo hộ để thực hiện công việc của mình. Nhiệm vụ của Thùy và các bạn là kiểm soát nhiễm khuẩn cho bệnh viện theo khu vực. Tiếp xúc với thực tế chống dịch vất vả là vậy nhưng chưa khi nào nữ sinh viên từ bỏ quyết tâm và ước mơ đã chọn.

Thùy bộc bạch: “Những ngày đầu làm việc, mặc trên mình bộ quần áo bảo hộ nóng nực khó chịu khiến em như kiệt sức. Nghĩ đến những bệnh nhân mắc Covid-19 đang nằm điều trị, nghĩ đến mọi người đang chung tay chống dịch, em tự thôi thúc mình không được nản trí. Dẫu biết việc mình làm là vất vả, khó khăn nhưng mỗi lần chứng kiến bệnh nhân vui mừng đón nhận kết quả xét nghiệm âm tính, lời cảm ơn sau khi làm xong công việc thì dường như mọi mệt mỏi đều tan biến. Những lúc như vậy, ai cũng động viên nhau hoàn thành công việc tốt nhất có thể”.

Gần một tháng qua, mỗi ngày làm việc tại Bệnh viện Dã chiến số 2 là một trải nghiệm đáng nhớ của Thùy. Nếu như trước đây, nghĩ đến bệnh nhân Covid-19 thì sợ nhưng bây giờ họ như là những người thân của em.

Từ người già đến trẻ em và cả những em nhỏ chưa đầy tháng tuổi, tất cả đều ánh lên hy vọng sớm được khỏi bệnh. Chỉ từng ấy thôi cũng làm cô sinh viên 21 tuổi ấm lòng và tiếp thêm động lực góp phần công sức của mình trong cuộc chiến đại dịch.

Long, Hùng, Thùy là đại diện của hơn 300 sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương đang gồng mình góp sức trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 tại tâm dịch Hải Dương. Họ có quyền tự hào vì đã đóng góp một phần công sức ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bài 2: Từ người phụ dọn dẹp đến nữ sinh khoa học công nghệ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 2: Từ người phụ dọn dẹp đến nữ sinh khoa học công nghệ

TTTĐ - Xác định theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học nên ngay khi vào trường Nguyễn Ngọc Phúc Tiên (trường Đại học VinUni) xin làm ở phòng thí nghiệm của thầy cô. Ban đầu, cô gái trẻ phụ dọn dẹp, cân hóa chất, quan sát thầy cô và anh, chị khóa trên nghiên cứu do chưa có kiến thức và kinh nghiệm.
Ngày hội kết nối đầu tư của thanh niên Thủ đô Tôi yêu Hà Nội

Ngày hội kết nối đầu tư của thanh niên Thủ đô

TTTĐ - Sáng 17/11, tại Bảo tàng Hà Nội diễn ra Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư năm 2024; Bán kết Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII.
Vượt định kiến giới, chinh phục đam mê khoa học Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Vượt định kiến giới, chinh phục đam mê khoa học

TTTĐ - Lựa chọn ngành học vốn được nhiều người cho là thế mạnh của nam giới nhưng nhiều bạn trẻ đã vươn lên giành nhiều thành tích trong nghiên cứu khoa học và được ghi danh với giải thưởng “Nữ sinh khoa học công nghệ Việt Nam”. Các nghiên cứu của họ mang lại gia trị tích cực cho cộng đồng, góp phần phát triển nền khoa học nước nhà.
Tạo môi trường thuận lợi cho thanh niên phát huy phẩm chất sáng tạo Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tạo môi trường thuận lợi cho thanh niên phát huy phẩm chất sáng tạo

TTTĐ - Anh Ngô Văn Cương, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn nhận định, sáng tạo là thế mạnh của thanh niên. Sáng tạo ra những giá trị mới, đột phá là nền tảng giúp đất nước thực hiện nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giải quyết những vấn đề của chính thanh niên hoặc những vấn đề mà đất nước, xã hội đang cần.
Hàng triệu người dân được khám bệnh bằng AI Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hàng triệu người dân được khám bệnh bằng AI

TTTĐ - “Tôi năm nay 70 tuổi, mắc một số bệnh như tiểu đường, rối loạn tiền đình… Khi có thông báo được khám bệnh miễn phí với máy móc công nghệ hiện đại, đội ngũ thầy thuốc trẻ ở các bệnh viện tuyến Trung ương, thành phố, tôi đã đến đây. Nhận được sự quan tâm, nhiệt tình của các y, bác sĩ, tôi rất phấn khởi”.
Lan toả câu chuyện xúc động, ấm áp về những thầy cô đặc biệt Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Lan toả câu chuyện xúc động, ấm áp về những thầy cô đặc biệt

TTTĐ - Gặp lại học trò cũ, thấy em đã có những thành công, thầy giáo Trần Đại Lượng (công tác tại Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an, vô cùng xúc động. Đây là cuộc hội ngộ bất ngờ, với những nụ cười tươi và cả giọt mắt hạnh phúc.
Đại hội Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông nhiệm kỳ 2024 - 2027 Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Đại hội Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông nhiệm kỳ 2024 - 2027

TTTĐ - Đại hội Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2024 - 2027 đã diễn ra thành công tốt đẹp.
Mỗi thanh niên là một đại sứ, cầu nối văn hóa ra thế giới Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Mỗi thanh niên là một đại sứ, cầu nối văn hóa ra thế giới

TTTĐ - Tối 14/11, đoàn đại biểu thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản trên tàu SSEAYP đã có buổi gặp mặt và đối thoại với lãnh đạo TP Hồ Chí Minh. Hoạt động như là lời chào, thể hiện sự hiếu khách của thành phố mang tên Bác đối với bạn bè quốc tế.
Để người trẻ hiểu thêm về Logistics và vận tải xanh... Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Để người trẻ hiểu thêm về Logistics và vận tải xanh...

TTTĐ - Chiều 14/11, Thành đoàn - Hội Sinh viên thành phố Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học “Thương mại hóa các công nghệ cốt lõi, ứng dụng chuyển đổi số vào lĩnh vực Giao thông vận tải - Logistics” tại trường Đại học Giao thông vận tải.
Nữ sinh “Vật liệu” Phenikaa xuất sắc trên đấu trường tri thức Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Nữ sinh “Vật liệu” Phenikaa xuất sắc trên đấu trường tri thức

TTTĐ - Bùi Hạnh Nhung (Sinh năm 2002) - sinh viên năm cuối, ngành Công nghệ vật liệu, Khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, Trường Đại học Phenikaa đã xuất sắc trở thành một trong 20 nữ sinh viên tiêu biểu nhận giải thưởng Nữ sinh khoa học công nghệ Việt Nam năm 2024.
Xem thêm