Tag

Có cơ chế đặc biệt cho người tham gia “giải cứu” các tổ chức tín dụng

Tin tức 26/10/2017 13:14
aa
TTTĐ.VN – Về việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém, theo đại biểu Đinh Duy Vượt, nhân tố con người là yếu tố quyết định.

Có cơ chế đặc biệt cho người tham gia “giải cứu” các tổ chức tín dụng

Không sử dụng ngân sách nhà nước cơ cấu lại các TCTD

Sáng 26/10, trình Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) trước Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, một số ý kiến đề nghị không quy định trong dự thảo luật việc sử dụng ngân sách nhà nước trong quá trình cơ cấu lại các TCTD; không quy định các nội dung liên quan đến chính sách thuế trong Luật này để bảo đảm tính thống nhất đồng bộ của pháp luật về thuế.

"Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin tiếp thu, không quy định việc sử dụng ngân sách nhà nước trong quá trình cơ cấu lại TCTD; không quy định các nội dung liên quan đến chính sách thuế, đồng thời đề nghị Chính phủ xem xét, đề xuất những nội dung về các chính sách thuế, khẩn trương trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 và tập trung soạn thảo để trình dự án Luật Sửa đổi, bổ sung các luật thuế có liên quan tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV để đảm bảo cơ chế pháp lý đồng bộ để xử lý các TCTD yếu kém”, ông Vũ Hồng Thanh cho hay.


Có cơ chế đặc biệt cho người tham gia “giải cứu” các tổ chức tín dụng
Đại biểu Đinh Duy Vượt nêu ý kiến thảo luận tại hội trường

Đồng tình với nguyên tắc không sử dụng ngân sách vào xử lý các ngân hàng yếu kém. tuy nhiên, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) cho rằng, nguyên tắc này chưa triệt để.

“Theo quy định trong dự Luật, các TCTD được kiểm soát đặc biệt sẽ được áp dụng hỗ trợ lãi vay tái cấp vốn, hỗ trợ thanh khoản, tài chính. Như vậy không thể nói không sử dụng ngân sách xử lý các TCTD yếu kém, dù là gián tiếp hay trực tiếp. Nếu ngân sách được sử dụng gián tiếp thì có đảm bảo được quy định pháp luật hay không? Tôi nghĩ, không nên sử dụng phương án gián tiếp hay trực tiếp ngân sách để xử lý. Nếu các ngân hàng được hỗ trợ mà không thành công, không xử lý được thì ai chịu trách nhiệm? ”- ĐB Vũ Thị Lưu Mai nêu ý kiến.

Con người là nhân tố quyết định

Về việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém, theo đại biểu Đinh Duy Vượt (Gia Lai), nhân tố con người là yếu tố quyết định.

Ông Vượt cho rằng, nhìn lại các vụ đại án liên quan đến các tổ chức tín dụng đã đưa ra xét xử trong những gần đây đã chứng tỏ thực trạng hết sức khó khăn, nhất là việc giải quyết hậu quả các tổ chức tín dụng yếu kém và hậu quả pháp lý của những người có liên quan. Chính vì vậy, việc phân công con người hoặc buộc phải đảm nhận nhiệm vụ này cũng cần phải có cơ chế đặc biệt.

Theo đại biểu, cán bộ đang ăn nên làm ra, thuận buồn xuôi gió, ăn ngon ngủ yên... ít người dám dũng cảm xung phong vào giải cứu các tổ chức tín dụng khó khăn đặc biệt, cũng là rủi ro đặc biệt, lo lắng đặc biệt cho bản thân và gia đình. Qua tìm hiểu từ nhiều cán bộ có năng lực được giao làm nhiệm vụ này, họ ví như đang đi phá ngòi nổ một quả bom. Việc cơ cấu và xử lý lại một tổ chức tín dụng yếu kém rất phức tạp và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong khi đó quá trình cơ cấu xử lý được kiểm soát đòi hỏi phải có các quyết định giải pháp xử lý hiệu quả…

Do đó, theo đại biểu, rất cần có quy định cụ thể về người tham gia cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém ngay trong dự thảo luật nhằm đảm bảo nguồn nhân lực quyết liệt, vững trí vững tâm cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém.

Theo ông Vượt, một số nước trên thế giới có quy định miễn trách nhiệm đối với cán bộ tham gia vào quá trình này nhưng đây không phải là quy định vô điều kiện mà phải đáp ứng các quy định quyền hạn nếu người đã thực hiện nhiệm vụ được giao công tâm, trung thực, khách quan không vụ lợi, đúng mục tiêu nhiệm vụ.

Cho ý kiến về dự thảo luật, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) cho rằng, nên minh bạch chuyện xử lý ngân hàng yếu kém cũng như trách nhiệm quản lý của Ngân hàng Nhà nước trong cấp phép, kiểm soát ngân hàng yếu kém chứ không nói chung chung.

Cùng với đó, theo ông Nghĩa, Luật cần quy định bảo vệ quyền lợi người gửi tiền là ưu tiên số một vì nguồn tiền gửi chiếm 80% nguồn vốn của TCTD. “Việc chi trả bảo hiểm cần tương ứng tiền gửi bởi như hiện nay việc chi bảo hiểm tiền gửi của người gửi 100 triệu cũng bằng người gửi 1 tỉ đồng”- ĐB Nghĩa nêu thực tế.

Hạnh Nguyên

Tin liên quan

Đọc thêm

Cơ hội để Thủ đô dẫn đầu trong đổi mới tư duy quản lý Tin tức

Cơ hội để Thủ đô dẫn đầu trong đổi mới tư duy quản lý

TTTĐ - Sáng 2/7, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm 2025.
Tạo chuyển biến thực chất, mạnh mẽ trong đổi mới sáng tạo Chuyển đổi số

Tạo chuyển biến thực chất, mạnh mẽ trong đổi mới sáng tạo

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, Nghị quyết 57 là Nghị quyết có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững của đất nước trong giai đoạn mới, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta đang nỗ lực hoàn thành các mục tiêu của nhiệm kỳ và mô hình chính quyền địa phương hai cấp đã chính thức vận hành tại 34 tỉnh, thành phố từ ngày 1/7/2025.
Phấn khởi trước sự đổi mới trong tác phong phục vụ Nhân dân Tin tức

Phấn khởi trước sự đổi mới trong tác phong phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Chiều 1/7, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tới thăm, kiểm tra việc vận hành chính quyền hai cấp tại một số đơn vị, địa phương trên địa bàn TP Hà Nội.
Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ cho ý kiến về phương án sửa đổi, bổ sung 3 luật quan trọng Tin tức

Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ cho ý kiến về phương án sửa đổi, bổ sung 3 luật quan trọng

Ngày 1/7, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ về một số nội dung quan trọng, trong đó có các phương án sửa đổi, bổ sung 3 luật quan trọng để chuẩn bị báo cáo cấp có thẩm quyền.
Sau kỳ họp thứ nhất, bắt tay ngay vào phục vụ Nhân dân Tin tức

Sau kỳ họp thứ nhất, bắt tay ngay vào phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các nghị quyết, hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 1/7, HĐND phường Đại Mỗ (Hà Nội) đã tổ chức kỳ họp thứ nhất HĐND phường khóa I, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để xem xét, thông qua các nội dung quan trọng của bộ máy chính quyền địa phương nhằm đảm bảo hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Xã Phú Xuyên tập trung cao độ, bảo đảm vận hành chính quyền mới Tin tức

Xã Phú Xuyên tập trung cao độ, bảo đảm vận hành chính quyền mới

TTTĐ - Ngày 1/7, sau khi dự kỳ họp thứ nhất của HĐND xã Phú Xuyên, khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã đi kiểm tra công tác vận hành vào ngày đầu hoạt động của bộ máy chính quyền xã Phú Xuyên sau sắp xếp.
Tổng Bí thư Tô Lâm kiểm tra hoạt động của chính quyền địa phương 2 cấp ở Hà Nội MultiMedia

Tổng Bí thư Tô Lâm kiểm tra hoạt động của chính quyền địa phương 2 cấp ở Hà Nội

Chiều 1/7, Tổng Bí thư Tô Lâm đến thăm, kiểm tra hoạt động của chính quyền địa phương hai cấp tại xã Phúc Thịnh,Trung tâm phục vụ hành chính công Hà Nội, UBND phường Tây Hồ (Hà Nội).
HĐND tỉnh An Giang nâng cao vai trò, trách nhiệm, kiến tạo phát triển Tin tức

HĐND tỉnh An Giang nâng cao vai trò, trách nhiệm, kiến tạo phát triển

TTTĐ - HĐND tỉnh An Giang khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa tổ chức Kỳ họp thứ nhất xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Nhàn và các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ tọa kỳ họp.
Tiền đề vững chắc để xã Thượng Phúc phát triển mạnh mẽ và bền vững Tin tức

Tiền đề vững chắc để xã Thượng Phúc phát triển mạnh mẽ và bền vững

TTTĐ - Ngày 1/7/2025, HĐND xã Thượng Phúc khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức kỳ họp thứ nhất. Hội nghị đã thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng, sẵn sàng để địa phương bắt tay vào hoạt động hiệu quả.
Ổn định tổ chức, tập trung phát triển kinh tế xã hội địa phương Tin tức

Ổn định tổ chức, tập trung phát triển kinh tế xã hội địa phương

TTTĐ - Ngày 1/7, HĐND xã Gia Lâm tổ chức kỳ họp thứ nhất, khóa I, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Xem thêm