“Cởi trói” để mở rộng đối tượng viên chức được thành lập doanh nghiệp
Doanh nghiệp lợi dụng cơ chế "thông thoáng" tự công bố sản phẩm Cú huých tài chính cho doanh nghiệp sản xuất và công nghệ số |
Thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp, đại biểu Dương Khắc Mai (đoàn Đắk Nông), nhằm thể chế hoá Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, dự thảo luật mới đã cho phép viên chức làm việc tại cơ sở giáo dục đại học công lập được tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp do cơ sở đó thành lập hoặc tham gia thành lập để thương mại hóa kết quả nghiên cứu do cơ sở đó tạo ra và được quyền góp vốn vào doanh nghiệp do cơ sở đó thành lập hoặc tham gia thành lập để thương mại hóa kết quả nghiên cứu do cơ sở đó tạo ra nhằm động viên, khuyến khích viên chức tại các cơ sở này nghiên cứu và đưa kết quả vào ứng dụng thực tế.
![]() |
Đại biểu Dương Khắc Mai (đoàn Đắk Nông) |
Tuy nhiên, theo đại biểu Dương Khắc Mai nếu chỉ cởi trói cho “viên chức làm việc tại cơ sở giáo dục đại học công lập” thì cũng còn bó hẹp đối tượng. Vì thực tế còn nhiều Viện nghiên cứu công lập, cơ sở giáo dục công lập khác ngoài đại học mà ở đó viên chức cũng có thể nghiên cứu và đưa vào ứng dụng hiệu quả trong đời sống xã hội.
Đồng thời, trong Nghị quyết 57 cũng quy định “có cơ chế cho phép và khuyến khích các tổ chức nghiên cứu, nhà khoa học thành lập và tham gia điều hành doanh nghiệp dựa trên kết quả nghiên cứu” như vậy cũng không bó hẹp đối tượng.
Do đó, đại biểu Dương Khắc Mai đề nghị “cởi trói” hơn nữa, mở rộng đối tượng được phép để đưa thể chế thành một lợi thế cạnh tranh trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số nhằm đạt được mục tiêu mà Nghị quyết 57 đề ra.
![]() |
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung (đoàn Thái Bình) |
Cùng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung (đoàn Thái Bình) nhấn mạnh, trong thực tế, cơ sở giáo dục nghề nghiệp rất cần thành lập doanh nghiệp vì nghiên cứu sáng tạo khoa học công nghệ không phân biệt đối tượng. Do đó, không chỉ quy định mỗi cơ sở giáo đại học được thực hiện mà cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng phải được tham gia.
“Trong bối cảnh cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện tự chủ lại càng cần thiết thành lập các doanh nghiệp trong đơn vị để thương mại hóa kết quả nghiên cứu và là một nguồn thu thêm của cơ sở”, đại biểu khẳng định.
Do đó, đại biểu tỉnh Thái Bình đề nghị, dự thảo luật cần nghiên cứu tiếp thu và quy định điểm b, khoản 2, Điều 17 như sau: “Cán bộ công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ công chức, viên chức trừ viên chức làm việc tại cơ sở giáo dục đại học công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được tham gia quản lý điều hành do cơ sở đó thành lập hoặc tham gia thành lập để thương mại hóa kết quả nghiên cứu do cơ sở đó tạo ra.
Trường hợp viên chức là người lao động phải được sự đồng ý của người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập. Trường hợp viên chức quản lý là người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập phải được sự đồng ý của cấp trên quản lý trực tiếp”.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Phát triển kinh tế tư nhân, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia

Giao lưu doanh nghiệp Hải Phòng và Trung Quốc

Hà Nội tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển

PVCFC tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ mới

EVNNPC cung cấp điện an toàn, ổn định khi phụ tải tăng cao

Khích lệ tinh thần doanh nhân, khơi mở nguồn lực phát triển

Để kinh tế tư nhân bứt phá theo Nghị quyết 68: Những việc cần làm ngay

Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý cho trái phiếu xanh, tín dụng xanh

Vừa thanh tra vừa kiểm toán thì hết thời gian sản xuất, kinh doanh
