Tag

"Con đường văn sĩ" - kho tư liệu quý về nhà văn tiền chiến

Văn hóa 24/04/2024 17:01
aa
TTTĐ - Cuốn nhật ký “Con đường văn sĩ” không chỉ dành cho những ai yêu văn chương nói chung mà còn là kho tư liệu quý giá để hiểu về tác giả Nguyễn Huy Tưởng và rộng hơn là thế hệ nhà văn tiền chiến.
Thiếu tướng, nhà văn Hồ Phương qua lời kể của cháu gái Những tác phẩm bồi đắp tình yêu biển đảo quê hương Ra mắt 5 tác phẩm dự Giải thưởng văn học Kim Đồng

Con đường gập ghềnh và vinh quang

Buổi giao lưu, ra mắt cuốn sách "Con đường văn sĩ - nhật ký của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng từ 1938 đến trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945" được Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức sáng 24/4 tại Hà Nội nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Thắng (Chủ biên cuốn "Con đường văn sĩ") chia sẻ tại buổi giao lưu

Các diễn giả gồm nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Thắng, Tiến sĩ Văn học Đỗ Thanh Nga, Tiến sĩ Ngôn ngữ Đỗ Anh Vũ đã làm sáng tỏ sự nghiệp và những cống hiến của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng trong tư cách một nhà văn, một nhà hoạt động cách mạng.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Thắng cho biết những trang nhật ký đã mở ra cả cuộc đời cha ông, giúp ông hiểu được những năm tháng tuổi trẻ đến với văn chương khó khăn như thế nào của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Càng khó khăn thì ông càng kiên định, càng coi nhật ký như một cách để luyện bút, gửi vào đó tất cả nỗi niềm và những ước mơ, khát khao.

Thông qua trang nhật kí, Nguyễn Huy Thắng cũng hiểu được tình yêu thương bao la của cha mình với vợ, với các con, đặc biệt là ông - khi đó còn quá nhỏ.

Tiến sĩ Văn học Đỗ Thanh Nga nhấn mạnh về đóng góp của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng với văn chương nước nhà
Tiến sĩ Văn học Đỗ Thanh Nga nhấn mạnh về đóng góp của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng với văn chương nước nhà

Tiến sĩ Văn học Đỗ Thanh Nga thì nhấn mạnh về con đường kiên định với quan niệm nhân sinh, tư duy văn chương và sự thống nhất trong các sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Chính vì thế, một lần nữa, những tác phẩm của ông ghi dấu ấn sâu đậm với văn học nước nhà, không thể thay thế trong lòng bạn đọc.

Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng là một nhà văn, nhà viết kịch Việt Nam nổi tiếng. Ông là tác giả của những tiểu thuyết lịch sử, vở kịch lớn như: "Vũ Như Tô", "Đêm hội Long Trì", "Bắc Sơn", "Sống mãi với Thủ đô"...

Các độc giả nhỏ tuổi nhiều thế hệ, yêu quý ông qua các tác phẩm thiếu nhi đặc sắc: "Lá cờ thêu sáu chữ vàng", "Tìm mẹ", "An Tư công chúa", "Cô bé gan dạ"… Ông là một trong những người sáng lập và là Giám đốc đầu tiên của Nhà xuất bản Kim Đồng.

Buổi giao lưu, ra mắt sách thu hút đông đảo độc giả quan tâm tham dự
Buổi giao lưu, ra mắt sách thu hút đông đảo độc giả quan tâm tham dự

Nguyễn Huy Tưởng đến với công việc viết văn khá muộn. Những năm tháng tuổi trẻ, không cam chịu đời viên chức cạo giấy, ông tham gia các phong trào yêu nước của thanh niên, học sinh ở Hải Phòng; hoạt động Truyền bá quốc ngữ, Hướng đạo sinh.

Năm 1943 ông gia nhập nhóm Văn hóa cứu quốc bí mật. Tháng 8/1945, Nguyễn Huy Tưởng được cử tham dự Đại hội quốc dân ở Tân Trào. Cách mạng tháng Tám thành công, ông trở thành người lãnh đạo chủ chốt của hội Văn hóa cứu quốc và là đại biểu Quốc hội khóa 1 năm 1946.

Sau 1954, ông là thành viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam, Uỷ viên Ban chấp hành. Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã đoạt nhiều giải thưởng, trong đó có Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật, đợt I, năm 1996.

Những trang viết cuộc đời

Trong suốt những năm tháng tuổi trẻ đầy nhiệt huyết khao khát cống hiến nhưng cũng đầy băn khoăn tìm đường đó, Nguyễn Huy Tưởng chọn nhật kí là nơi vừa giãi bày vừa luyện viết.

Những trang nhật kí được viết trong suốt những năm 1938 đến 1945 thời điểm trước Cách mạng tháng Tám bùng nổ là những trang tư liệu chân thực để tìm hiểu về con đường lập thân lập nghiệp của người thanh niên - công chức sở Thuế quan để trở thành nhà văn, nhà hoạt động xã hội, nhà cách mạng trẻ tuổi Nguyễn Huy Tưởng.

Cuốn sách "Con đường văn sĩ"

Đồng thời đây là những nét phác họa chân thực một thế hệ nhà văn tiền chiến, những trang sử quý giá về các hoạt động cách mạng và yêu nước trước Cách mạng tháng Tám của trí thức tiểu tư sản thành thị.

Cuốn sách gồm 3 phần. Phần 1 là những trang nhật ký từ 1938 - 1939 với các nội dung chính: Đời công chức, Mộng văn chương, Em bé Hàng Vôi, Truyền bá quốc ngữ và hôn nhân.

Phần 2, nhật ký những năm 1940 - 1943 với các nội dung: Đổi xuống Hải Phòng, Hướng đạo, Tri tân, Đêm hội Long Trì và mẹ mất. Phần 3 là những trang nhật kí từ 1943 đến trước Cách mạng tháng Tám 1945 bùng nổ với các nội dung chính: Vũ Như Tô, An Tư, Văn hóa Cứu quốc, Tiên Phong.

Giữa phần 1 và phần 2 là “Một thiên kí sự” những trang nhật kí về một tháng tân hôn cũng rất đặc sắc của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng.

Bố cục cuốn sách đã bước đầu cho ta thấy “con đường văn sĩ” của Nguyễn Huy Tưởng với mộng văn chương ở phần 1 khi chàng trai Nguyễn Huy Tưởng luôn bị “con ma văn chương ám ảnh”, cho đến phần 2 là khi ông có tác phẩm đầu tay “Đêm hội Long Trì” được in thành sách và phần 3 khi ông cho ra đời tác phẩm lớn trong sự nghiệp của mình: “Vũ Như Tô”.

Bên cạnh “con đường văn sĩ”, với bố cục 3 phần này, độc giả cũng có thể biết được hành trình tham gia các hoạt động xã hội, các hoạt động yêu nước trước cách mạng của ông với phong trào Truyền bá quốc ngữ đến Hướng đạo rồi Văn hóa cứu quốc.

Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng trong bước đầu đến với văn chương coi viết nhật ký là một cách rèn luyện cách viết văn. Không những vậy, ông quan niệm “Tôi đang chép nhật ký và suy xét mình, và tìm lấy một quan niệm về nhân sinh” (nhật ký ngày 24/11/1938).

Cuốn nhật ký vì vậy hấp dẫn bởi cách viết ngắn gọn nhưng sống động, chi tiết chân thực giàu cảm xúc. Những trang nhật ký riêng tư của Nguyễn Huy Tưởng là những tư liệu quý giá, về đời sống xã hội, đời sống công chức và phần nào phác họa bức tranh văn học Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Thắng trong phần Lời bạt có đánh giá: “Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng, trong khi ghi lại cuộc đời mình với quá trình trước tác, hoạt động xã hội thì đồng thời, cũng phản ánh chính những sự kiện, phong trào mà ông là người trong cuộc….”, “…với lợi thế của “thể loại” – thuật lại tức thì các sự việc xảy ra, nhật ký Nguyễn Huy Tưởng còn cho thấy sự hình thành nhiều tác phẩm của ông, từ một bài thơ cho đến cả một vở kịch, một cuốn tiểu thuyết…”.

Cuốn nhật ký “Con đường văn sĩ” không chỉ dành cho những ai yêu văn chương nói chung, yêu nhà văn Nguyễn Huy Tưởng nói riêng, đó còn là kho tư liệu quý giá để hiểu về tác giả Nguyễn Huy Tưởng và rộng hơn là thế hệ nhà văn tiền chiến.

Cuốn sách “Con đường văn sĩ” ra đời đúng vào dịp hướng tới kỉ niệm 112 ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Tưởng cũng cho thấy sức sống ngòi bút của ông. Những trải nghiệm tư tưởng của ông trên bước đường lập thân lập nghiệp cũng là nguồn cổ vũ cho thế hệ trẻ hôm nay.

Đọc thêm

Tái hiện hào hùng "Chiến dịch Điện Biên Phủ" bằng công nghệ 3D Văn hóa

Tái hiện hào hùng "Chiến dịch Điện Biên Phủ" bằng công nghệ 3D

TTTĐ - Tối 3/5, tại Tượng đài Cảm tử, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND TP Hà Nội tổ chức trình chiếu bức tranh "Chiến dịch Điện Biên Phủ" bằng công nghệ 3D qua vách chiếu Panorama.
Đông đảo khán giả tìm hiểu phim tài liệu về Điện Biên Phủ Điện ảnh - Âm nhạc

Đông đảo khán giả tìm hiểu phim tài liệu về Điện Biên Phủ

TTTĐ - “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ” do Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức từ ngày 3 - 5/5, nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Sự kiện khai mạc diễn ra tối 3/5 tại số 465 Hoàng Hoa Thám (Ba Đình, Hà Nội) thu hút đông đảo công chúng tới tìm hiểu về những gian khổ, hi sinh và chiến thắng vang dội của lịch sử dân tộc.
Bảo tồn, phát huy và khám phá giá trị di sản văn hóa Văn hóa

Bảo tồn, phát huy và khám phá giá trị di sản văn hóa

TTTĐ - Tối 3/5, Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật - số 22 Hàng Buồm (Hoàn Kiếm, Hà Nội) khai mạc dự án nghệ thuật công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật kết nối dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân.
Phát huy tinh thần yêu nước của các văn nghệ sĩ Điện ảnh - Âm nhạc

Phát huy tinh thần yêu nước của các văn nghệ sĩ

TTTĐ - Sáng 3/5, Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) đã khai mạc tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh (số 29, Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Triển lãm ảnh “Hào hùng Điện Biên" Điện ảnh - Âm nhạc

Triển lãm ảnh “Hào hùng Điện Biên"

TTTĐ - Hòa chung trong không khí cả nước chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), từ ngày 2/5 đến hết m 7/5, tại Khu phố ẩm thực đêm Đảo Ngọc Ngũ Xã, UBND phường Trúc Bạch tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Hào hùng Điện Biên”.
Những thước phim chân thực, xúc động về Chiến thắng Điện Biên Phủ Văn hóa

Những thước phim chân thực, xúc động về Chiến thắng Điện Biên Phủ

TTTĐ - Từ ngày 3 - 5/5 Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương sẽ chiếu miễn phí 6 bộ phim tài liệu về chiến thắng Điện Biên Phủ. Đây là những tác phẩm được thực hiện trong những năm tháng của cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp cho đến nay.
NTK Châu Loan cùng áo dài "Niên hoa" đến Thái Lan Văn hóa

NTK Châu Loan cùng áo dài "Niên hoa" đến Thái Lan

TTTĐ - Đến với Tuần lễ thời trang trẻ em Bangkok (Thái Lan) - BangKok Kid International Fashion Week (BKIFW) 2024, Nhà thiết kế (NTK) Châu Loan đã mang theo bộ sưu tập (BST) áo dài "Niên hoa" gồm 20 mẫu thiết kế nghệ thuật đính kết vẽ tay tỉ mỉ.
Những tác phẩm nghệ thuật với chất liệu nhân văn của lịch sử Điện ảnh - Âm nhạc

Những tác phẩm nghệ thuật với chất liệu nhân văn của lịch sử

TTTĐ - Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hãng Phim hoạt hình Việt Nam cho ra đời 2 bộ phim hoạt hình cắt giấy "Lời hứa Điện Biên" và "Chiếc xe thồ Điện Biên". Những tác phẩm nghệ thuật này được tạo nên bởi chất liệu giàu ý nghĩa nhân văn của lịch sử và khơi gợi lòng tự hào, biết ơn sâu sắc với những mầm non của đất nước.
Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà quyến rũ trong khoảnh khắc kết thúc nhiệm kỳ Giải trí

Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà quyến rũ trong khoảnh khắc kết thúc nhiệm kỳ

TTTĐ - Tối 28/4 (giờ Ai Cập), chung kết Hoa hậu Môi trường Thế giới - Miss Eco International 2024 diễn ra tại Ai Cập thu hút sự quan tâm của người hâm mộ nhan sắc. Trong vai trò Hoa hậu đương nhiệm, đồng thời cũng là ban giám khảo của cuộc thi, Nguyễn Thanh Hà đã có mặt từ trước để đồng hành, đánh giá thí sinh để tìm ra cô gái xứng đáng cho chiếc vương miện.
Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản Giải trí

Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản

TTTĐ - Đêm hội “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản” là sự kiện chính nằm trong Lễ hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng năm 2024. Đây là sự kiện chính trị - văn hóa, xã hội, là lễ hội truyền thống đặc trưng của người dân Hải Phòng được tổ chức thường niên vào tháng 5 gắn với kỷ niệm Ngày giải phòng Hải Phòng.
Xem thêm