Công bố 92 doanh nghiệp kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật kém chất lượng
Giá phân bón urê có thể đạt đỉnh trong tháng 3 và giảm mạnh từ tháng 6/2022 Nỗi lo buôn lậu, phân bón giả khi giá tăng cao Giá phân bón "leo thang" vì xung đột Nga - Ukraina |
Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa ban hành Thông báo số 503/BVTV-TTPC, công bố việc xử phạt 92 doanh nghiệp, hộ kinh doanh nhập khẩu, sản xuất, buôn bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật kém chất lượng.
Theo Cục Bảo vệ thực vật, trong năm 2021, nguồn phân bón nhập khẩu bị đứt gãy do dịch bệnh, khiến giá phân bón liên tục tăng mạnh. Đặc biệt, từ cuối tháng 2/2022 đến nay do xung đột Nga - Ukraina khiến lượng cung và thương mại phân bón trên thế giới giảm đột ngột, càng làm giá phân bón tăng phi mã.
Công ty Cổ phần Nông nghiệp Việt Nam SYMBIO nhập khẩu phân bón không bảo đảm chất lượng |
Chỉ trong vòng 1,5 năm qua, giá phân bón đã tăng gấp đôi. Tình trạng này khiến việc gian lận trong sản xuất, kinh doanh phân bón đang diễn biến phức tạp hơn. Có không ít cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp trong nước tung ra nhiều chiêu thức gian lận nhằm thu lợi bất chính.
Trước tình hình kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng diễn ra phức tạp tại nhiều địa phương, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của người dân, Cục Bảo vệ thực vật đã phối hợp với các cơ quan chức năng tại Trung ương, địa phương kiểm tra một số hoạt động nhập khẩu, sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, phân bón.
Kết quả, cơ quan chức năng đã kiểm tra, xử phạt 92 doanh nghiệp, hộ kinh doanh nhập khẩu, sản xuất, buôn bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật kém chất lượng.
Một số doanh nghiệp nhập khẩu phân bón kém chất lượng như: Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Nhuận Việt; Công ty Cổ phần Đầu tư Hợp Trí; Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Trung Giang; Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Hóa Chất An Phú; Công ty TNHH Nguyễn Duy; Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Nam Thái Dương; Công ty Cổ phần Nông nghiệp Việt Nam SYMBIO; Công ty Cổ phần Hóa chất và Công nghệ Hà Nội; Công ty Cổ phần Tổng Công ty Nông nghiệp Quảng Bình; Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Thảo Tín; Công ty Cổ phần Gemachem Việt Nam; Công ty TNHH GROW MORE; Công ty TNHH Thương mại XNK Minh Khang; Công ty TNHH Behn Meyer Agricare Việt Nam; Công ty TNHH Phát Thiên Phú; Công ty TNHH Kim Phú Tài...
Các doanh nghiệp nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật kém chất lượng gồm: Công ty TNHH Thương mại An Thịnh Phát; Công ty TNHH Quốc tế Hóa sinh Thụy Sĩ; Công ty TNHH Real Chemical; Công ty TNHH Hóa Nông HBR; Công ty TNHH Nông nghiệp Công nghệ cao Bản Việt; Công ty TNHH Map Pacific Việt Nam; Công ty TNHH Việt Hóa Nông; Công ty TNHH Sundat Crop Science; Công ty Cổ phần Sunseaco Việt Nam; Công ty TNHH MTV Giải pháp Nông nghiệp Tiên Tiến – Long An...
Chi tiết 92 đơn vị, doanh nghiệp vi phạm: