Giá phân bón "leo thang" vì xung đột Nga - Ukraina
Trung Quốc vẫn là thị trường chủ yếu cung cấp phân bón cho Việt Nam Năm 2022 dự báo giá phân bón sẽ hạ nhiệt |
Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, căng thẳng giữa Nga - Ukraina không tác động quá lớn đến nền kinh tế Việt Nam bởi giao thương với hai nước này chỉ chiếm 1,2 % tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2021.
Tuy nhiên, riêng với mặt hàng phân bón, dưới tác động của các lệnh trừng phạt từ Mỹ - EU và việc Nga áp dụng hạn ngạch xuất khẩu để phòng vệ sẽ gây đứt gãy chuỗi cung ứng ngành phân bón, đẩy giá mặt hàng này leo thang trong năm 2022.
Ông Phùng Hà - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam (FAV) cho biết, việc Nga bị loại khỏi hệ thống SWIFT (thanh toán quốc tế) sẽ khiến các ngân hàng của nước này không thể chuyển tiền ra hoặc nhận tiền từ nước ngoài. Điều này sẽ ảnh hưởng nặng nề đến xuất khẩu tất cả các mặt hàng trong đó có phân bón của Nga.
![]() |
Các lệnh trừng phạt kinh tế từ phía EU - Mỹ khiến ngành phân bón của Nga gặp nguy song lại mở ra cơ hội cho các nhà sản xuất khác, điển hình như Việt Nam. (Ảnh: DAP) |
"Thế giới sẽ thiếu hụt nguồn cung phân bón nặng nề cho đến khi căng thẳng Nga - Ukraina hạ nhiệt. Bởi Nga là nhà sản xuất và xuất khẩu ure và nitơ hàng đầu thế giới.
Nhìn về mặt tích cực, việc gián đoạn nguồn cung ure từ Nga đang mở ra cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam như Phân bón Cà Mau, Đạm Phú Mỹ... Trong khi nhu cầu tiêu thụ trong nước chỉ khoảng 1,8 triệu tấn/năm. Do đó, các doanh nghiệp có thể ưu tiên đáp ứng nhu cầu trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu.
Việc đứt gãy nguồn cung sẽ đẩy giá phân bón lên cao, thực tế, từ đầu năm 2020 đến nay, giá phân bón tăng phi mã, lần tăng mạnh thứ 3 trong khoảng 50 năm trở lại đây.
Việc giá phân bón cao, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, thu nhập của bà con nông dân. Chi phí từ phân bón, tùy thuộc loại cây trồng, tùy thuộc thời tiết, tùy thuộc thổ nhưỡng, dao động từ 30-60% giá trị vật tư đầu vào của sản xuất nông nghiệp.
Vì vậy, để tìm cách giảm chi phí, trồng trọt có lãi, bà con nông dân đã và đangt ìm cách thay thế, sử dụng các loại phân bón khác rẻ hơn, hợp lý hơn, tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, thực hiện khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trước những biến động về giá phân bón như trên, việc đảm bảo nguồn cung, không để thiếu phân bón sẽ đóng vai trò quan trọng. Đây thực sự vừa là cơ hội vừa là nhiệm vụ của các nhà sản xuất phân bón trong nước.
![]() |
![]() |
![]() |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Giãn lộ trình, giảm mức tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia

Bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu

TP Hồ Chí Minh: Giải ngân vốn đầu tư công chậm tiến độ

Đội sửa chữa điện nóng Hotline - những chiến binh thầm lặng của EVNHANOI

Kiện toàn bộ máy quản lý Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Không loại trừ giá vàng tăng do đầu cơ, thổi giá, trục lợi

Bình Thuận: Xuất khẩu 4 tháng đầu năm ước đạt 290,7 triệu USD

Quảng Trị: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc đầu tư công

Không thể thờ ơ với hàng giả, hàng kém chất lượng
