Công dân đủ bao nhiêu tuổi mới được đi bầu cử?
Quận Hoàng Mai cần tăng cường kiểm tra, hướng dẫn thực hiện công tác bầu cử tại các phường Xác định công tác bầu cử là bước đưa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp vào cuộc sống |
Ảnh minh họa |
Về quy định công dân Việt Nam đủ bao nhiêu tuổi thì được đi bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp, luật sư Nguyễn Trọng Thắng (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, Điều 27 Hiến pháp 2013 nêu rõ: Công dân đủ 18 trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng Nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.
Đồng thời, Điều 2, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân năm 2015 cũng quy định rõ tuổi bầu cử và tuổi ứng cử: Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp theo quy định của Luật này.
Công dân có quyền bầu cử chỉ được đi bầu cử khi đã được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 4 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015, Quốc hội quyết định ngày bầu cử toàn quốc đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp.
Theo Điều 5 Luật này, ngày bầu cử phải là ngày Chủ nhật và được công bố chậm nhất là 115 ngày trước ngày bầu cử.
Căn cứ vào 2 quy định trên, ngày 17/11/2020, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết 133/2020/QH14 về ngày bầu cử toàn quốc đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Theo đó, ngày bầu cử trong điều kiện bình thường, dự kiến là Chủ nhật, ngày 23/5/2021.