Cùng Trần Thế Vĩnh “Vọng” qua chân dung 51 nhân vật tài hoa của thế kỷ XX
Nhân vật Diễm Hương “kỳ thị” Linh Tý vì ngoại hình kém đẹp Nhân vật chính còn lại xuất hiện trong tập 2 “Phim này thắng chắc” Nhân vật tặng... gạo cho nhà báo Đỗ Doãn Hoàng |
Triển lãm “Vọng” sẽ khai mạc ngày 28/10 (Ảnh: NVCC) |
Ngày 28/10, tại Mai House Saigon Hotel (TP HCM) sẽ diễn ra buổi khai mạc và giới thiệu cuốn sách cùng tên “Vọng” của họa sỹ Trần Thế Vĩnh. Triển lãm khắc họa 51 tranh chân dung văn nghệ sỹ tài hoa thế kỷ XX mà anh dành khoảng 2 năm để hoàn thành (2018-2020).
Những nhân vật mà Vĩnh chọn trải dài từ Bắc chí Nam và mỗi tác phẩm của họ phải tạo được cảm hứng cho Trần Thế Vĩnh vẽ, nên Vọng có thể “sót” nhiều người, nhưng vẽ ai thì đều xuất phát tự sự đồng điệu.
Họa sỹ Trần Thế Vĩnh bên chân dung nhà thơ Bùi Giáng (Ảnh: NVCC) |
51 nhân vật quen thuộc như: Tuệ Sỹ, Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Nguyễn Đức Sơn, Tô Thùy Yên, Thanh Tâm Tuyền, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Phạm Duy, Đoàn Chuẩn, Phạm Đình Chương, Văn Cao, Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An, Từ Công Phụng, Xuân Tiên, Lê Uyên Phương, Cung Tiến, Lam Phương, Trầm Tử Thiêng, Nguyễn Ánh 9, Trúc Phương, Y Vân, Hoàng Thi Thơ, Trần Thiện Thanh, Nguyễn Hiến Lê, Trần Đức Thảo, Quang Dũng, Phan Khôi, Nguyễn Hữu Đang, Phùng Cung, Phùng Quán, Trần Dần, Hoàng Cầm, Hữu Loan, Cung Trầm Tưởng, Nguyễn Tất Nhiên, Nguyễn Bính, Nguyễn Bắc Sơn, Du Tử Lê, Nguyên Sa, Minh Đức Hoài Trinh, Hàn Mặc Tử, Đỗ Long Vân, Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh, Vũ Trọng Phụng, Trần Vàng Sao, Nguyễn Giá Trí, Vĩnh Phối.
Chân dung ông vua nhạc tình ca của tân nhạc Việt Nam, nhạc sỹ Phạm Duy (Ảnh: NVCC) |
Họa sỹ Trần Thế Vĩnh chia sẻ: “Dù phương thức và cách thức vẽ chân dung mỗi nhân vật là như nhau nhưng sự khác biệt giữa mỗi tác phẩm là thần thái, người nào ra người đó và ko thể nhầm lẫn. Phong cách vẽ là sự thuần nhất, thống nhất thể hiện bản lĩnh rõ ràng mạch lạc của hoạ sỹ, nhưng cái khác của là mỗi người có một sắc thái riêng từ màu sắc cho đến những chấm phá cốt để tạo nên thần thái riêng biệt’.
Ngoài họa sỹ Vĩnh Phối là thầy dạy Trần Thế Vĩnh ở trường đại học, còn 50 nhân vật Vĩnh chưa từng gặp ngoài đời, thậm chí họ mất trước khi ba mẹ họa sỹ sinh ra nên quan trọng nhất là nghiên cứu về họ, đọc về họ, thấu cảm với họ để làm nên “linh hồn” tác phẩm.
Bộ tứ danh họa đầu tiên của Việt Nam, họa sỹ Nguyễn Gia Trí (Ảnh: NVCC) |
Trong giới hội họa có thể gọi đây là cách vẽ theo trực giác. Trực giác không có nghĩa là cảm giác suy đoán, phán đoán không cần cơ sở nào, mà là nhận thức mang tính trừu tượng. Người nghệ sĩ thường sở hữu trực giác quyết liệt, họ vẽ bằng trực giác ấy và lấy đó làm cơ sở tạo nên phong cách riêng của mình.
Nhà nghiên cứu mỹ thuật Ngô Kim Khôi cho rằng: “Vẽ chân dung không bao giờ là một điều đơn giản, vì ngoài tính chất truyền đạt được thần thái, tác phẩm còn phải mang tư tưởng nghệ thuật thẩm mỹ. Đó phải là những bay bổng sáng tạo chứ không chỉ gò bó vào những đường nét “truyền thần” y theo người mẫu. Tính nghệ thuật càng cao, sự thành công càng lớn, vì nó mang lại cho người ngắm nhiều cảm xúc hơn qua những giai điệu sắc màu cũng như chiêm nghiệm sáng tạo”.
Chân dung tác giả “ Quốc Ca”, nhạc sỹ Văn Cao (Ảnh: NVCC) |
Trần Thế Vĩnh sinh năm 1986, người làng Phúc Lộc, xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, hiện sống tại TP HCM. Từ khi 3-4 tuổi đã đắm say hội họa, luôn cầm phấn sáp nguệch ngoạc khắp nơi. Cha Vĩnh là thợ vẽ trang trí, nên anh thừa hưởng truyền thống nghệ thuật của cha mình, say mê sắc màu, học hỏi theo cha, hầu như ngày nào cũng tập vẽ.
Lớn lên, theo tiếng gọi mỹ thuật nồng nàn, Vĩnh chọn hội họa tại trường Đại học Nghệ thuật - Đại học Huế, thay vì theo khiếu ngôn ngữ, từng được giải tiếng Anh tại trường Trung học phổ thông Chuyên Lê Quý Đôn, Quảng Trị.